Kinh Tăng Chi Bộ - Anguttara Nikaya
Giảng Sư: TT Pháp Đăng
Chương Ba Pháp
XVI. Phẩm Lõa Thể
151.- Ðạo Lộ (1)
1. - Này các Tỷ-kheo, có ba đạo lộ này. Thế nào là ba? Thâm cố đạo lộ, kịch khổ đạo lộ, trung đạo lộ.
Và này các Tỷ-kheo, thế nào là thâm cố đạo lộ?
Ở đây, này các Tỷ-kheo, có người nói như sau, thấy như sau: "Không có tội lớn trong các dục vọng" và rơi vào say đắm trong các dục vọng. Này các Tỷ-kheo, đây gọi là thâm cố đạo lộ.
2. Và này các Tỷ-kheo, thế nào là kịch khổ đạo lộ?
Ở đây, này các Tỷ-kheo, có người sống lõa thể, sống phóng túng, không theo lễ nghi, liếm tay cho sạch, đi khất thực không chịu bước tới, đi khất thực không chịu đứng lại, không nhận đồ ăn mang đến, không nhận đồ ăn đặc biệt nấu cho mình, không nhận mời đi ăn, không nhận đồ ăn từ nơi nồi chảo, không nhận đồ ăn từ ngưỡng cửa, không nhận đồ ăn đặt giữa những cây gậy, không nhận đồ ăn đặt giữa những cối giã gạo, không nhận đồ ăn từ hai người đang ăn, không nhận đồ ăn từ người đàn bà có thai, không nhận đồ ăn từ người đàn bà đang cho con bú, không nhận đồ ăn từ người đàn bà đang giao cấu, không nhận đồ ăn đi quyên, không nhận đồ ăn tại chỗ có chó đứng, không nhận đồ ăn từ chỗ có ruồi bu, không ăn cá, thịt, không uống rượu nấu, rượu men, cho đến không uống cháo. Vị ấy chỉ nhận ăn tại một nhà, chỉ nhận ăn một miếng, hay vị ấy chỉ nhận ăn tại hai nhà, chỉ nhận ăn hai miếng. Hay vị ấy chỉ nhận ăn tại bảy nhà, chỉ nhận ăn bảy miếng.Vị ấy nuôi sống chỉ với một bát, nuôi sống chỉ với hai bát, nuôi sống chỉ với bảy bát. Vị ấy chỉ ăn một ngày một bữa, hai ngày một bữa, bảy ngày một bữa. Như vậy, vị ấy sống theo hạnh tiết chế ăn uống, cho đến nửa tháng chỉ ăn một lần. Vị ấy ăn rau, ăn cây kê, ăn gạo sống, ăn gạo rừng, ăn cây lau, ăn bột gạo, ăn bột gạo cháy, ăn bột vừng, ăn cỏ, ăn phân bò, ăn trái cây, ăn rễ cây trong rừng, ăn trái cây rụng để sống. Vị ấy mang vải gai thô, mặc vải gai thô lẫn với các vải khác, mặc vải tẩm liệm quăng đi, mặc vải lượm từ đống rác, dùng vỏ cây làm áo, mặc áo da con sơn dương đen, mặc áo bện từng mảnh da con sơn dương đen, mặc áo vải từ cỏ Kusa bện lại, mặc áo bằng vỏ cây, mặc áo bằng tấm gỗ nhỏ, mặc áo bằng tóc bện lại thành mền, mặc áo bằng đuôi ngựa bện lại, mặc áo bằng lông cú. Vị ấy là người sống nhổ râu tóc, là người theo tập tục sống nhổ râu tóc, là người theo hạnh thường đứng, không dùng chỗ ngồi, là người ngồi chõ hỏ, sống theo hạnh ngồi chõ hỏ một cách tinh tấn, là người dùng gai làm giường, thường ngủ nằm trên giường gai, sống một đêm tắm ba lần, theo hạnh xuống nước tắm để gột sạch tội lỗi. Như vậy, dưới nhiều hình thức, vị ấy sống thực hành các hạnh hành hạ, hành khổ thân thể. Này các Tỷ-kheo, đây gọi là kịch khổ đạo lộ.
3. Và này các Tỷ-kheo, thế nào là trung đạo lộ?
Ở đây, này các Tỷ-kheo, vị Tỷ-kheo quán thân trên thân, nhiệt tâm, tỉnh giác, chánh niệm, nhiếp phục, tham ưu ở đời, quán thọ trên các cảm thọ ... quán tâm trên tâm ... quán pháp trên các pháp, nhiệt tâm, tỉnh giác, chánh niệm, nhiếp nhục tham ưu ở đời. Này các Tỷ-kheo, đây gọi là trung đạo lộ.
Ba pháp này, này các Tỷ-kheo, là ba đạo lộ.
II. Thảo Luận: TT Giác Đẳng điều hợp.
Thảo luận câu : 1. Thế nào là "nỗ lực vừa phải" trong sự tu tập? ĐĐ Nguyên Thông
Thảo luận câu : 2. Phải chăng chuẩn mực của sự tinh tấn tuỳ thuộc nhiều vào điều kiện cá biệt của từng thời, từng xứ? ĐĐ Nguyên Thông
Thảo luận câu : 3. Phải chăng có khi sự thất bại giúp chúng ta tinh tấn nhiều hơn? ĐĐ Nguyên Thông
Thảo luận câu : 3. Phải chăng có khi sự thất bại giúp chúng ta tinh tấn nhiều hơn? ĐĐ Nguyên Thông
III. Đố Vui
Câu 1. Tinh tấn trong trung đạo được hiểu theo điều nào sau đây?
A. Không nuông chìu thị hiếu nhưng cũng không đày đoạ bản thân
/ B. Tu tập với sự quân bình cả năm pháp tín, tấn, niệm, định, huệ
/C. Có mục đich là thành tựu giới, định, tuệ trong từng giai đoạn
/D. Ba câu trên đều đúng
TT Pháp Đăng cho đáp án Câu Số 1 : D
Câu 2. Điều nào sau đây không thích hợp với sự tinh tấn của người tu tập?
A. Lúc nào cũng hăng hái nên không giữ tâm an tịnh được
/B. Cố gắng nhiều nhưng không kết quả rồi nản lòng
/ C. Tu mà không vui thì không tu
/ D. Cả ba điều trên
TT Pháp Đăng cho đáp án Câu Số 2: D
Câu 2. Điều nào sau đây không thích hợp với sự tinh tấn của người tu tập?
A. Lúc nào cũng hăng hái nên không giữ tâm an tịnh được
/B. Cố gắng nhiều nhưng không kết quả rồi nản lòng
/ C. Tu mà không vui thì không tu
/ D. Cả ba điều trên
TT Pháp Đăng cho đáp án Câu Số 2: D
No comments:
Post a Comment