Kinh Tăng Chi Bộ - Anguttara Nikaya
Giảng Sư: TT Pháp Đăng
Chương Ba Pháp
XV. Phẩm Cát Tường
142.- Có Phạm Tội
- Ðầy đủ ba pháp này, này các Tỷ-kheo, tương xứng như vậy, bị rơi vào địa ngục. Thế nào là ba?
Với thân làm có tội, với lời nói có tội, với ý nghĩ có tội, đầy đủ ba pháp này, này các Tỷ-kheo, tương xứng như vậy, bị rơi vào địa ngục.
Ðầy đủ ba pháp, này các Tỷ-kheo, tương xứng như vậy, được sanh lên cõi trời. Thế nào là ba?
Với thân làm không có tội, với lời nói không có tội, với ý nghĩ không có tội, đầy đủ ba pháp này, này các Tỷ-kheo, tương xứng như vậy, sanh lên cõi Trời.
II. Thảo Luận: TT Giác Đẳng điều hợp.
Thảo luận 1. Phải chăng theo Phật Pháp "không làm điều ác" có nghĩa là làm điều lành? - TT Tuệ Quyền Thảo luận 2. Chữ phạm tội (sàvajja) ở đây khác biệt thế nào với chữ tội bị trừng phạt (danda)? - TT Tuệ Quyền
Thảo luận 3. Có trường hợp nào không làm được điều lành được xem là có tội chăng? - ĐĐ Nguyên Thông
III. Đố Vui
Câu hỏi 1. Điều nào sau đây đúng với những gì được ghi nhận từ Tam Tạng?A. Không làm điều ác có chủ tâm khác với không làm điều ác không có chủ tâm
/ B. Tác ý không làm ác nghiệp có thể đồng nghĩa với trì giới
/ C. Trì giới là một trong mười phước hạnh
/ D. Cả ba câu trên đều đúng
TT Pháp Tân cho đáp án Câu Số 1 .D
Câu hỏi 2. Trường hợp nào sau đây được ghi nhận là có xẩy ra khi nói về giới luật trong Phật giáo?
A. Có những học giới được ban hành vì nghiệp quả
/ B. Có những học giới được ban hành vì sự chê trách của thế gian
/ C. Có những học giới được ban hành cho Đức Phật thấy là cần thiết
/ D. Cả ba câu trên đều đúng
TT Tuệ Quyền cho đáp án Câu Số 2 . D .
Câu 3. Tâm trạng thường xuyên lo lắng làm sao để không phạm tội có lành mạnh theo Phật Pháp không?
A. Nên có sự hiểu biết về học giới
/ B. Nên kiểm điểm tam nghiệp hơn là suy nghĩ trăm thứ làm chúng ta rối trí
/C. Nên chú tâm vào thiện hạnh
/D. Cả ba câu trên đều đúng
TT Tuệ Quyền cho đáp án Câu Số 3 la D
No comments:
Post a Comment