Kinh Tăng Chi Bộ - Anguttara Nikaya
Giảng Sư: TT Pháp Tân
Chương Ba Pháp
XV. Phẩm Cát Tường
145.- Mất Gốc (1)
- Ðầy đủ ba pháp này, này các Tỷ-kheo, kẻ ngu si, không thông minh, không phải bậc Chân nhân, tự mình xử sự như kẻ mất gốc, bị thương tích, có phạm tội, bị người trí quở trách, làm nhiều điều vô phước. Thế nào là ba?
Với thân làm không thiện, với lời nói không thiện, với ý nghĩ không thiện, đầy đủ ba pháp này, này các Tỷ-kheo, kẻ ngu si, không thông minh, không phải bậc Chân nhân, tự mình xử sự như kẻ mất gốc, bị thương tích, có phạm tội, bị người trí quở trách, làm nhiều điều vô phước.
Ðầy đủ ba pháp này, này các Tỷ-kheo, bậc Hiền sĩ thông minh, là bậc Chân nhân, không tự mình xử sự như kẻ mất gốc, không bị thương tích, không có phạm tội, không bị người trí quở trách, làm nhiều điều phước lành. Thế nào là ba?
Với thân làm thiện, với lời nói thiện, với ý nghĩ thiện, đầy đủ ba pháp này, này các Tỷ-kheo, bậc Hiền sĩ không thông minh, là bậc Chân nhân, không tự mình xử sự như kẻ mất gốc, không bị thương tích, không có phạm tội, không bị người trí quở trách, làm nhiều điều phước lành.
Với thân làm không thiện, với lời nói không thiện, với ý nghĩ không thiện, đầy đủ ba pháp này, này các Tỷ-kheo, kẻ ngu si, không thông minh, không phải bậc Chân nhân, tự mình xử sự như kẻ mất gốc, bị thương tích, có phạm tội, bị người trí quở trách, làm nhiều điều vô phước.
Ðầy đủ ba pháp này, này các Tỷ-kheo, bậc Hiền sĩ thông minh, là bậc Chân nhân, không tự mình xử sự như kẻ mất gốc, không bị thương tích, không có phạm tội, không bị người trí quở trách, làm nhiều điều phước lành. Thế nào là ba?
Với thân làm thiện, với lời nói thiện, với ý nghĩ thiện, đầy đủ ba pháp này, này các Tỷ-kheo, bậc Hiền sĩ không thông minh, là bậc Chân nhân, không tự mình xử sự như kẻ mất gốc, không bị thương tích, không có phạm tội, không bị người trí quở trách, làm nhiều điều phước lành.
II. Thảo Luận: TT Giác Đẳng điều hợp.
Thảo luận 1. Chữ mất gốc ở đây có giống chữ tổn đức hay thất đức chúng ta thường dùng chăng? - TT Pháp TânThảo luận 2. Có những người tạo nghiệp ác một cách rất khôn ngoan, chúng ta có thể gọi họ là những người ngu si chăng? - TT Pháp Tân
Thảo luận 3. Thân nghiệp, khẩu nghiệp, ý nghiệp lớn nhỏ, trọng khinh theo Phật Pháp y cứ trên điều nào? - ĐĐ Nguyên Thông
Thảo luận 4. Khi Đức Phật dạy "bị người có trí quở trách" khác biệt gì với "dư luận lên án"? - TT Tuệ Quyền
4 TT Giác Đẳng chia sẻ thêm về bài học
III. Đố Vui
Câu 1. Điều nào sau đây có thể xẩy ra với người tạo nghiệp ác?A. Tự mình ân hận với nghiệp ác đã làm
/ B. Bị người có trí khiển trách
/ C. Lúc lâm chung tâm hoang mang
/ D. Cả ba điều trên đúng
ĐĐ Nguyên Thông cho đáp án Câu 1 .D
Câu 2. Người trí (pandita) theo Phật pháp được hiểu với điều nào sau đây?
A. Người có kiến thức rộng rãi
/ B. Người biết được lợi ích cho bản thân và tha nhân và biết làm những điều lợi ích đó
/ C. Người khôn ngoan trong hành động
/ D. Người thắng thế trong sự tranh chấp
TT Pháp Đăng cho đáp án câu 2 là B
Câu hỏi 3. Yếu tố nào sau đây khiến quả của nghiệp lớn hay nhỏ, nặng hoặc nhẹ?
A. Chủ tâm tạo tác
/ B. hành động tạo tác
/ C. Đối tượng nhận chịu
/ D. Cả ba điều trên đúng
TT Pháp Tân cho đáp án câu 3 là D
Câu hỏi 4. Khi bản thân mình làm điều sai quấy thì nên làm điều nào sau đây?
A. Tìm bậc thiện trí để tỏ lộ
/ B. Y pháp sám hối
/ C. Chuyên chú vào những việc lành chứ không ngồi ân hận về những sai quấy đã làm
/ D. Cả ba câu trên đều đúng
TT Pháp Đăng cho đáp án câu 4 là D
No comments:
Post a Comment