Tuesday, January 26, 2016

Bài học. Thứ Tư ngày 27-1-2016

Kinh Tăng Chi B - Anguttara Nikaya

Giảng Sư: TT Pháp Đăng

Chương Ba Pháp
XVI. Phẩm Lõa Thể

163.- Ðịnh


- Ðể thắng tri tham ái, này các Tỷ-kheo, ba pháp cần phải tu tập. Thế nào là ba?

Không định, vô tướng định, vô nguyện định. Ðể thắng tri tham ái, này các Tỷ-kheo, ba pháp này cần phải tu tập.

Này các Tỷ-kheo, để biến tri, biến diệt, đoạn tận, diệt tận, trừ diệt, ly tham, đoạn diệt, trừ khử, từ bỏ tham, ba pháp này, này các Tỷ-kheo, cần phải tu tập.

Này các Tỷ-kheo, để biến tri, biến diệt, đoạn tận, diệt tận, trừ diệt, ly tham, đoạn diệt, trừ khử, từ bỏ sân... từ bỏ si... từ bỏ phẫn nộ... từ bỏ hận... từ bỏ giả dối... từ bỏ não hại... từ bỏ tật đố... từ bỏ xan lẫn... từ bỏ man trá... từ bỏ phản bội... từ bỏ ngoan cố... từ bỏ bồng bột nông nổi... từ bỏ mạn, từ bỏ tăng thượng mạn... từ bỏ kiêu... từ bỏ phóng dật, ba pháp này, này các Tỷ-kheo, cần phải tu tập.

Thế Tôn thuyết giảng như vậy. Các vị Tỷ kheo ấy hoan hỷ tín thọ lời Thế Tôn dạy.



II. Thảo Luận:   TT Giác Đẳng điều hợp.

Thảo luận câu : 1. Phải chăng tất cả chấp thủ đều do sự nhận thức cố định về các cảnh? - TT Pháp Tân 

  Thảo luận câu : 2. Tại sao cuộc sống mang tính bất định nhiều hơn cố định? -  TT Pháp Đăng 


  Thảo luận câu :  3. Tại sao sự dính mắc vào một cái gì đó nói lên sự nghèo nàn trong nhận thức? TT Tuệ Quyền 


 IIIĐố Vui
Câu   1. Thí dụ nào sau đây nói lên ý nghĩa của không tánh - sunnata?
 A. Cái gọi là "long xa" thật ra là sự kết hợp của nhiều bộ phận như khung xe, bánh xe, mui xe ...//
  B. Ngôi nhà trống
 /C. Cái chết 
/D. Niết bàn

 ĐĐ Pháp Tín cho đáp án Câu Số 1 : A  .

Câu hỏi 2. Một câu chuyện thiền kể về hai thiền sinh từ hai thiền viện gặp nhau ngoài đường. Thiền sinh A hỏi thiền sinh B: Bạn đi đâu? Thiền sinh B trả lời tôi đi chỗ nào có gió; Thiền sinh A hụt hẫng về hỏi thầy và được chỉ bảo câu ứng đối. Hôm sau gặp lại thiền sinh B cũng câu hỏi "bạn đi đâu", lần nầy câu trả lời là "tôi đi chỗ nào chân tôi bước". Lại là một câu trả lời khó nuốt. Thiền sinh A về vấn kế với vị thầy. Hôm sau tất cả lập lại nhưng câu trả lời rât đơn giản : Tôi đi chợ. Thiền sinh A lại hụt hẫng. Câu hỏi: vấn đề của thiền sinh A nằm chỗ nào?
 A. Câu hỏi vô duyên 
/ B. Thiền sinh B là người rắc rối 
/ C. Lấy cái cố định áp dụng cho cái bất định 
/ C. Câu trả lời quá cao siêu khó hiểu

TT Pháp Tân cho đáp án Câu Số 2: C.

 Câu hỏi 3. Câu chuyện "mèo lại hoàn mèo" kể rằng: có người đặt tên con là MÈO bị láng giềng chê là không hay nên đổi là THIÊN (trời). Có người lại bàn: trời vẫn bị mây che nên người cha muốn đổi lại là VÂN. người kia nói mây vẩn bị gió thổi nên người cha muốn đổi lại là PHONG. Người kia lại bàn nhưng gió vẫn bị tường chắn nên người cha muốn đặt lại là THÀNH. Người kia lại bàn tường vẫn bị chuột khoét nên người cha muốn đặt là TÝ.  Người kia cuối cùng lại nói nhưng chuột vẫn bị mèo bắt. Rốt cuộc MÈO lại hoàn MÈO. Ý nghĩa nào sau đây nói lên sự liên hệ của câu chuyện ngụ ngôn nầy và quán chiếu về vô nguyện?
 A. Tất cả giá trị đều tương đối 
/ B. Cố chấp, dính mắc là biểu hiện của nhận thức nghèo nàn
 / C. "linh tại ngã, bất linh tại ngã"
 / D. Cả ba câu trên đều đúng

TT GiáĐẳng cho đáán câu 3 là D


No comments:

Post a Comment