Kinh Tăng Chi Bộ - Anguttara Nikaya
Giảng Sư: TT Pháp Tân
Chương Ba Pháp
XIV. Phẩm Kẻ Chiến Sĩ
140- Morannivàpa
1. Một thời, Thế Tôn ở Ràjagaha tại Moranivàpa. Tại đấy, Thế Tôn gọi các Tỷ-kheo:
- Này các Tỷ-kheo.
- Thưa vâng, bạch Thế Tôn.
Các vị Tỷ-kheo ấy vâng đáp Thế Tôn, Thế Tôn nói như sau:
- Ðầy đủ ba pháp, này các Tỷ-kheo, vị Tỷ-kheo đạt đến tột cùng tối hảo, tột cùng an ổn khỏi các khổ ách, tột cùng Phạm hạnh, tột cùng cứu cánh, tối thượng giữa chư Thiên và loài Người. Thế nào là ba? Với vô học giới uẩn, với vô học định uẩn, với vô học tuệ uẩn, đầy đủ ba pháp này, này các Tỷ-kheo, vị Tỷ-kheo là tột cùng tối hảo, tột cùng an ổn khỏi các khổ ách, tột cùng Phạm hạnh, tột cùng cứu cánh, bậc tối thượng giữa chư Thiên và loài Người.
2. Ðầy đủ với ba pháp này, này các Tỷ-kheo, một Tỷ-kheo là tột cùng tối hảo, tột cùng an ổn khỏi các khổ ách, tột cùng Phạm hạnh, tột cùng cứu cánh, bậc tối thượng giữa chư Thiên và loài Người. Thế nào là ba?
Với thần biến thần thông, với ký thuyết thần thông, với giáo giới thần thông; đầy đủ với ba pháp này, này các Tỷ-kheo, vị Tỷ-kheo là tột cùng tối hảo, tột cùng an ổn khỏi các khổ ách, tột cùng Phạm hạnh, tột cùng cứu cánh, bậc tối thượng giữa chư Thiên và loài Người
3. Ðầy đủ với ba pháp này, này các Tỷ-kheo, một Tỷ-kheo là tột cùng tối hảo, tột cùng an ổn khỏi các khổ ách, tột cùng Phạm hạnh, tột cùng cứu cánh, bậc tối thượng giữa chư Thiên và loài Người. Thế nào là ba?
Với chánh tri kiến, với chánh trí, với chánh giải thoát, đầy đủ với ba pháp này, này các Tỷ-kheo, một Tỷ-kheo là tột cùng tối hảo, tột cùng an ổn khỏi các khổ ách, tột cùng Phạm hạnh, tột cùng cứu cánh, bậc tối thượng giữa chư Thiên và loài Người.
1. Một thời, Thế Tôn ở Ràjagaha tại Moranivàpa. Tại đấy, Thế Tôn gọi các Tỷ-kheo:
- Này các Tỷ-kheo.
- Thưa vâng, bạch Thế Tôn.
Các vị Tỷ-kheo ấy vâng đáp Thế Tôn, Thế Tôn nói như sau:
- Ðầy đủ ba pháp, này các Tỷ-kheo, vị Tỷ-kheo đạt đến tột cùng tối hảo, tột cùng an ổn khỏi các khổ ách, tột cùng Phạm hạnh, tột cùng cứu cánh, tối thượng giữa chư Thiên và loài Người. Thế nào là ba? Với vô học giới uẩn, với vô học định uẩn, với vô học tuệ uẩn, đầy đủ ba pháp này, này các Tỷ-kheo, vị Tỷ-kheo là tột cùng tối hảo, tột cùng an ổn khỏi các khổ ách, tột cùng Phạm hạnh, tột cùng cứu cánh, bậc tối thượng giữa chư Thiên và loài Người.
2. Ðầy đủ với ba pháp này, này các Tỷ-kheo, một Tỷ-kheo là tột cùng tối hảo, tột cùng an ổn khỏi các khổ ách, tột cùng Phạm hạnh, tột cùng cứu cánh, bậc tối thượng giữa chư Thiên và loài Người. Thế nào là ba?
Với thần biến thần thông, với ký thuyết thần thông, với giáo giới thần thông; đầy đủ với ba pháp này, này các Tỷ-kheo, vị Tỷ-kheo là tột cùng tối hảo, tột cùng an ổn khỏi các khổ ách, tột cùng Phạm hạnh, tột cùng cứu cánh, bậc tối thượng giữa chư Thiên và loài Người
3. Ðầy đủ với ba pháp này, này các Tỷ-kheo, một Tỷ-kheo là tột cùng tối hảo, tột cùng an ổn khỏi các khổ ách, tột cùng Phạm hạnh, tột cùng cứu cánh, bậc tối thượng giữa chư Thiên và loài Người. Thế nào là ba?
Với chánh tri kiến, với chánh trí, với chánh giải thoát, đầy đủ với ba pháp này, này các Tỷ-kheo, một Tỷ-kheo là tột cùng tối hảo, tột cùng an ổn khỏi các khổ ách, tột cùng Phạm hạnh, tột cùng cứu cánh, bậc tối thượng giữa chư Thiên và loài Người.
II. Thảo Luận: TT Giác Đẳng điều hợp.
1. Khi chúng ta đặt sự thành tựu giới định tuệ là sự thành tựu tội cùng, điều này có ý nghĩa như thế nào? - TT Pháp Đăng2. Tại sao có lúc Đức Phật đề cập tam học với cụm từ: giởi uẩn, định uẩn, tuệ uẩn? ĐĐ Pháp Tín
3. Tại sao có lúc Đức Phật đề cập tam học với cụm từ: Giới học, định học, tuệ học? - TT Tuệ Quyền
4. TT Giác Đẳng chia sẻ thêm về bài học
III. Đố Vui
Câu hỏi 1. Nhiều người xuất gia nhưng chỉ số ít đạt đến chỗ viên mãn giác ngộ. Lý do nào sau đây giải thích điều đó? A. Vì ít người có căn tu
/ B. Vì không phải ai cũng xem sự giác ngộ giải thoát là cứu cánh cao quý nhất
/ C. Vì đường tu cam go
/ D. Vì đây là thời mạt pháp
TT Tuệ Quyền cho đáp án Câu Số 1 .B
Câu 2. Tại sao trong nhiều trường hợp hành trình giải thoát được xem là huân tu, trái lại, cũng có nhiều sự đắc chứng được xem là đột phá?
A. Căn, duyên, phước, hạnh của một người tu là những gì được huân tập
/ B. Những vị thành tựu đạo quả nhanh chóng không thể lấy đó để nói "tu nhất kiếp, ngộ nhất thời"
/C. Ngoại trừ Đức Phật, rất ít người biết rõ phước duyên nào khiến một người nhanh chóng giác ngộ giải thoát
/ D. Cả ba câu trên đêu đúng
TT Pháp Tân cho đáp án Câu Số 2 .D
No comments:
Post a Comment