Thursday, March 31, 2016

Bài học. Thứ Năm ngày 31-3-2016

Kinh Tăng Chi B - Anguttara Nikaya

Giảng Sư: TT Tuệ Quyền

Chương Bốn Pháp
III. Phẩm Bánh Xe

(IV) (34) Các Lòng Tin
1. - Này các Tỷ-kheo, có bốn lòng tin tối thượng này. Thế nào là bốn?

Dầu cho các loại hữu tình nào, này các Tỷ-kheo, không chân hay hai chân, bốn chân hay nhiều chân, có sắc hay không sắc, có tưởng hay không tưởng, hay phi tưởng phi phi tưởng, Thế Tôn, bậc A-la-hán, Chánh Ðẳng Giác được xem là tối thượng. Những ai đặt lòng tin vào đức Phật, họ đặt lòng tin vào tối thượng. Với những ai đặt lòng tin vào tối thượng, họ được quả dị thục tối thượng.

Này các Tỷ-kheo, dầu cho loại pháp hữu vi nào, Thánh đạo tám ngành được xem là tối thượng, những ai đặt lòng tin vào Thánh đạo Tám ngành, họ đặt lòng tin vào tối thượng. Với những ai đặt lòng tin vào tối thượng, họ được quả dị thục tối thượng.

2. Dầu cho loại pháp nào, này các Tỷ-kheo, hữu vi hay vô vi, ly tham được xem là tối thượng trong tất cả pháp, tức là sự nhiếp phục kiêu mạn, sự nhiếp phục khát ái, sự nhổ lên tham ái, sự chặt đứt tái sanh, sự đoạn diệt tham ái, sự ly tham đoạn diệt, Niết-bàn. Những ai đặt lòng tin vào pháp ly tham, này các Tỷ-kheo, họ đặt lòng tin vào tối thượng. Với những ai đặt lòng tin vào tối thượng, họ được quả dị thục tối thượng.

Dầu cho loại chúng Tăng hay hội chúng nào, này các Tỷ-kheo, chúng Tăng đệ tử của Như Lai được xem là tối thượng trong tất cả hội chúng ấy. Tức là bốn đôi tám vị, chúng Tăng đệ tử của Thế Tôn đáng được cung kính, đáng được tôn trọng, đáng được cúng dường, đáng được chắp tay, là vô thượng phước điền ở đời. Những ai đặt lòng tin vào chúng Tăng, này các Tỷ-kheo, họ đặt lòng tin vào tối thượng. Với những ai đặt lòng tin vào tối thượng, họ được quả dị thục tối thượng. Này các Tỷ-kheo, đây là bốn lòng tin tối thượng.

3.

Tin tưởng vào tối thượng, 
Biết được pháp tối thượng,
Tin tưởng Phật tối thượng, 
Ðáng tôn trọng vô thượng, 
Tin tưởng Pháp tối thượng,
Ly tham, an tịnh, lạc,
Tin tưởng Tăng tối thượng,
Là ruộng phước vô thượng,
Bố thí bậc tối thượng,
Phước tối thượng tăng trưởng,
Tối thượng về thọ mạng,
Dung sắc và danh văn,
Tối thượng về an lạc,
Tối thượng về sức mạnh,
Bậc trí thí tối thượng,
Pháp tối thượng chánh định,
Chư Thiên hay loài người,
Ðạt được hỷ tối thượng.


II. Thảo Luận:   TT Giác Đẳng điều hợp.


 III. Trắc Nghiệm

Wednesday, March 30, 2016

Bài học. Thứ Tư ngày 30-3-2016

Kinh Tăng Chi B - Anguttara Nikaya

Giảng Sư: TT Pháp Đăng

Chương Bốn Pháp
III. Phẩm Bánh Xe

(II) (33) Con Sư Tử

1. - Này các Tỷ-kheo, con sư tử, vua các loài thú, vào buổi chiều đi ra khỏi hang. Sau khi ra khỏi hang, nó duỗi thân mình và chân. Sau khi duỗi thân mình và chân, nó nhìn chung quanh bốn phương. Sau khi nhìn chung quanh bốn phương, nó rống lên tiếng rống con sư tử ba lần. Sau khi rống tiếng rống con sư tử ba lần, nó đi ra tìm mồi. Này các Tỷ-kheo, các loài thú thuộc loại bàng sanh nghe tiếng rống của con sư tử, vua các loài thú, phần lớn chúng trở thành sợ hãi, run sợ, khiếp đảm. Các loài ở hang tìm vào hang. Các loài ở nước tìm xuống nước. Các loài ở rừng tìm vào rừng. Các loài chim bay lên hư không.

Này các Tỷ-kheo, các loài voi chúa ở tại làng, thị trấn hay thành phố, bị trói bởi các dây da cứng chắc, bứt đứt, giật đứt những sợi dây ấy, khiếp đảm cuồng chạy tung cả phân và nước tiểu. Như vậy, này các Tỷ-kheo, là đại thần thông lực của con sư tử, vua các loài thú, đối với các loài bàng sanh, như vậy là đại thế lực, như vậy là đại uy lực.

2. Cũng vậy, này các Tỷ-kheo, khi Như Lai xuất hiện ở đời, bậc A-la-hán, Chánh Ðẳng Giác, Minh Hạnh Túc, Thiện Thệ, Thế Gian Giải, Vô Thượng Sĩ, Ðiều Ngự Trượng Phu, Thiên Nhân Sư, Phật, Thế Tôn, vị ấy thuyết pháp: "Ðây là thân, đây là thân tập khởi, đây là thân đoạn diệt, đây là con đường đưa đến thân diệt". Này các Tỷ-kheo, có chư Thiên tuổi thọ dài, có dung sắc, hưởng lạc nhiều, đã sống lâu trong các lâu đài to lớn. Các chư Thiên này, sau khi nghe Như Lai thuyết pháp, phần lớn họ trở thành sợ hãi, run sợ, khiếp đảm, họ nghĩ: "Chúng ta là vô thường, này chư Tôn giả, nhưng chúng ta nghĩ là chúng ta thường còn. Chúng ta là không thường hằng, này chư Tôn giả, nhưng chúng ta nghĩ là chúng ta thường hằng. Chúng ta là không thường trú, này chư Tôn giả, nhưng chúng ta nghĩ là chúng ta thường trú. Này chư Tôn giả, chúng ta là vô thường, không thường hằng, không thường trú, bị thâu nhiếp trong một thân này".

Như vậy, này các Tỷ-kheo, là đại thần thông lực của Như Lai đối với chư Thiên và thế giới chư Thiên, như vậy là đại thế lực, như vậy là đại uy lực.

Thế Tôn thuyết giảng như vậy. Thuyết giảng như vậy xong, bậc Ðạo Sư lại nói thêm:

3.

Khi Phật với thắng trí,
Chuyển bánh xe Chánh pháp, 
Cho Thiên giới, Nhân giới,
Bậc Ðạo Sư vô tỷ,
Sự đoạn diệt thân uẩn, 
Sự hiện hữu thân uẩn
Và đường Thánh tám ngành,
Ðưa đến khổ diệt tận,
Chư Thiên được trường thọ,
Có dung sắc danh xưng,
Sanh khiếp đảm sợ hãi,
Như thú thấy sư tử,
Vì chưa thoát thân uẩn,
Nghe chúng ta vô thường,
Khi nghe lời Ứng Cúng,
Ðược giải thoát như vậy.



II. Thảo Luận:   TT Giác Đẳng điều hợp.
_Thảo luận câu : 1. Chữ sakkàya (thân) ở đây chỉ cho sắc uẩn hay cả năm uẩn? TT Pháp Tân 

Thảo luận câu : 2. Phải chăng thân kiến không đơn thuần là kiến thức sai lạc mà là một thứ chấp thủ lâu đời nhiều kiếp của chúng sanh? TT Tuệ Siêu 

Thảo luận câu : 3. Tại sao khi giảng về khổ diệu đế Đức Phật dùng câu "saṅkhittena pañcupādānakkhandhā dukkhā-nói tóm lại chấp thủ năm uẩn là khổ"? TT Pháp Đăng 

Thảo luận câu : 4. Phải chăng để đoạn trừ thân kiến chúng ta phải tu tập hơn là đơn thuần vận dụng tri kiến?ĐĐ Pháp Tín 




 III. Trắc Nghiệm
Trắc nghiệm 1. Câu nào sau đây chỉ cho thân kiến (sakkàyaditthi)? 
A. Chấp rằng sắc uẩn là ta, ta là sắc uẩn, trong sắc uẩn có ta, trong ta có sắc uẩn; thọ .. tưởng.. hành... thức ... 
B. Ái luyến ngoại hình đẹp xấu của thân
 /C. Đam mê vật chất 
/ D. Ham ăn mê ngủ

TT Tuệ Siêu cho đáp án  Câu Số 1: A

Trắc nghiệm   2. Dụ ngôn về lá cây nào sau đây được Đức Phật dùng để giảng về thân kiến?
 A. Nắm lá trong tay 
/ B. Lá trong sân chùa Kỳ Viên
 /  C. Lá vàng mùa thu 
/D. Lá non đầu hạ

ĐĐ Pháp Tín cho đáp án Câu Số 2 : B

Trắc nghiệm 3. Cái thấy biết nào sau đây giảm thiểu chấp thủ năm uẩn?
 A. Trực tiếp thấy được sự sanh và diệt của sắc, thọ, tưởng, hành, thức
 / B. Thấy được năm uẩ có tự tánh riêng không theo ý muốn của mình (thí dụ thân bị già dù mình không muốn vậy)
 / C. Thấy được sự đau khổ do chấp ngã đối với năm uẩn (thí dụ tham muốn sanh lo âu, sầu muộn) /
 D. Cả ba câu trên đều đúng

TT Tuệ Quyền cho đáp án Câu Số 3 : D .

 Trắc nghiệm 4. Thí dụ nào sau đây được Đức Phật dùng để chỉ cho một vị đoạn tận thân kiến?
 A. Như cái chuông bễ
 / B. Như ngỗng trời rời ao 
/ C. Như đại địa bất động 
/ D. Cả ba câu trên


ĐĐ Nguyên Thông cho đáp án Câu Số 4 : D 

Tuesday, March 29, 2016

Thứ Ba ngày 29-3-2016

Kinh Tăng Chi B - Anguttara Nikaya

Giảng Sư: TT Tuệ Siêu 

Chương Hai Pháp

X. Phẩm Kẻ Ngu

1-20 Kẻ Ngu

1.- Này các Tỷ-kheo, có hai loại kẻ ngu này. Thế nào là hai? Người mang gánh nặng chưa đến và người không mang gánh nặng đã đến. Hai người này, này các Tỷ-kheo, là hai kẻ ngu.

2. Này các Tỷ-kheo, có hai bậc hiền trí này. Thế nào là hai? Người mang gánh nặng đã đến và người không mang gánh nặng chưa đến. Hai người này, này các Tỷ-kheo, là hai bậc hiền trí.

3. Này các Tỷ-kheo, có hai loại kẻ ngu này. Thế nào là hai? Người tưởng là hợp pháp đối với việc không hợp pháp, và người tưởng là không hợp pháp đối với việc hợp pháp. Hai người này, này các Tỷ-kheo, là hai kẻ ngu.

4. Này các Tỷ-kheo, có hai bậc hiền trí này. Thế nào là hai? Người tưởng là không hợp pháp đối với việc không hợp pháp, và người tưởng là hợp pháp đối với việc hợp pháp. Hai người này, này các Tỷ-kheo, là hai bậc hiền trí.

5. Này các Tỷ-kheo, có hai loại kẻ ngu này. Thế nào là hai? Người tưởng là có phạm tội đối với việc không phạm tội, và người tưởng là không phạm tội đối với việc có phạm tội. Hai người này, này các Tỷ-kheo, là hai kẻ ngu.

6. Này các Tỷ-kheo, có hai bậc hiền trí này. Thế nào là hai? Người tưởng là không phạm tội đối với việc không phạm tội, và người tưởng là phạm tội đối với việc có phạm tội. Hai người này, này các Tỷ-kheo, là hai bậc hiền trí.

7. Này các Tỷ-kheo, có hai loại kẻ ngu này. Thế nào là hai? Người tưởng là đúng pháp đối với việc phi pháp, và người tưởng là phi pháp đối với việc đúng pháp. Những người này, này các Tỷ-kheo, là hai kẻ ngu.

8. Này các Tỷ-kheo, có hai bậc hiền trí này. Thế nào là hai? Người tưởng là phi pháp đối với việc phi pháp, và người tưởng là đúng pháp đối với việc đúng pháp. Những người này, này các Tỷ-kheo, là hai bậc hiền trí.

9. Này các Tỷ-kheo, có hai loại kẻ ngu này. Thế nào là hai? Người tưởng là đúng luật đối với việc phi luật, và người tưởng là phi luật đối với việc đúng luật. Những người này, này các Tỷ-kheo, là hai kẻ ngu.

10. Này các Tỷ-kheo, có hai bậc hiền trí này. Thế nào là hai? Người tưởng là phi luật đối với việc phi luật, và người tưởng là đúng luật đối với việc đúng luật. Những người này, này các Tỷ-kheo, là hai bậc hiền trí.

11. Trong hai hạng người, này các Tỷ-kheo, các lậu hoặc tăng trưởng. Trong hai hạng người nào? Người lo lắng những việc không đáng lo lắng, và người không lo lắng những việc đáng lo lắng. Trong hai hạng người này, này các Tỷ-kheo, các lậu hoặc tăng trưởng.

12. Trong hai hạng người, này các Tỷ-kheo, các lậu hoặc không tăng trưởng. Trong hai hạng người nào? Người không lo lắng những việc không đáng lo lắng, và người lo lắng những việc đáng lo lắng. Trong hai hạng người này, này các Tỷ-kheo, các lậu hoặc không tăng trưởng.

13. Trong hai hạng người, này các Tỷ-kheo, các lậu hoặc tăng trưởng. Trong hai hạng người nào? Người tưởng là đúng phép đối với việc không đúng phép, và người tưởng là không đúng phép đối với việc đúng phép. Trong hai hạng người này, này các Tỷ-kheo, các lậu hoặc tăng trưởng.

14. Trong hai hạng người, này các Tỷ-kheo, các lậu hoặc không tăng trưởng. Trong hai hạng người nào? Người tưởng là đúng phép đối với việc đúng phép, và người tưởng là không đúng phép đối với việc không đúng phép. Trong hai hạng người này, này các Tỷ-kheo, các lậu hoặc không tăng trưởng.

15. Trong hai hạng người, này các Tỷ-kheo, các lậu hoặc tăng trưởng. Trong hai hạng người nào? Người tưởng là có phạm tội đối với việc không phạm tội, và người tưởng là không phạm tội đối với việc có phạm tội. Trong hai hạng người này, này các Tỷ-kheo, các lậu hoặc tăng trưởng.

16. Trong hai hạng người, này các Tỷ-kheo, các lậu hoặc không tăng trưởng. Trong hai hạng người nào? Người tưởng là có phạm tội đối với việc có phạm tội, và người tưởng là không phạm tội đối với việc không phạm tội. Trong hai hạng người này, này các Tỷ-kheo, các lậu hoặc không tăng trưởng.

17. Trong hai hạng người, này các Tỷ-kheo, các lậu hoặc tăng trưởng. Trong hai hạng người nào? Người tưởng là đúng pháp đối với việc phi pháp, và người tưởng là phi pháp đối với việc đúng pháp. Trong hai hạng người này, này các Tỷ-kheo, các lậu hoặc tăng trưởng.

18. Trong hai hạng người, này các Tỷ-kheo, các lậu hoặc không tăng trưởng. Trong hai hạng người nào? Người tưởng là đúng pháp đối với việc đúng pháp, và người tưởng là phi pháp đối với việc phi pháp. Trong hai hạng người này, này các Tỷ-kheo, các lậu hoặc không tăng trưởng.

19. Trong hai hạng người, này các Tỷ-kheo, các lậu hoặc tăng trưởng. Trong hai hạng người nào? Người tưởng là đúng luật đối với việc phi luật, và người tưởng là phi luật đối với việc đúng luật. Trong hai hạng người này, này các Tỷ-kheo, các lậu hoặc tăng trưởng.

20. Trong hai hạng người, này các Tỷ-kheo, các lậu hoặc không tăng trưởng. Trong hai hạng người nào? Người tưởng là đúng luật đối với việc đúng luật, và người tưởng là phi luật đối với việc phi luật. Trong hai hạng người này, này các Tỷ-kheo, các lậu hoặc không tăng trưởng.




II. Thảo Luận:   TT Giác Đẳng điều hợp.
Thảo luận câu :1. Để có thể "sống hợp pháp, sống không phạm tội" trong chùa có cần "kiến thức tối thiểu"? - TT Tuệ Siêu 


Thảo luận câu :  2. Pháp (dhamma) và luật (vinaya) khác nhau thế nào? TT Tuệ Siêu 

Thảo luận câu :3. Có trường hợp nào theo giới luật thì một người "không biết nên không phạm tội"? TT Tuệ Siêu

Thảo luận 4: Phải chăng dù không phạm giới vẫn tạo nghiệp? - TT Tuệ Siêu 



 III. Trắc Nghiệm
Trắc nghiệm 1. Người nào sau đây được xem là người không biết làm điều đúng pháp? 
A. Người mong cầu an lạc nhưng không tạo được an lạc cho mình 
/ B. Người muốn tạo an lạc cho người khác nhưng lại tạo phiền khổ cho người khác 
/ C. Người không hiểu rõ phương cách để mang lại an lạc, lợi ích và tiến bộ cho bản thân và tha nhân
 / D. Cả ba câu trên đều đúng

ĐĐ Nguyên Thông cho đáp án Câu Số 1: D .

Trắc nghiệm 2. Ý nghĩa nào của chữ pháp (dhamma) được xem là rộng lớn nhất so với những ý nghĩa khác?
 A. Pháp trong từ ngữ pháp và luật (dhamma vinaya)/ 
B. Pháp trong ý nghĩa pháp và phi pháp (dhammma và adhamma)
 / C. Pháp trong ý nghĩa Phật, Pháp, Tăng

/ D. Pháp là những gì có trạng thái (như trong A Tỳ Đàm)


TT Tuệ Siêu cho đáp án  Câu Số 2: D  .

Trắc nghiệm 3. Theo giới luật thì phải hội đủ 5 chi phần để gọi là "phạm giới sát sanh": đối tược là chúng sanh có thức tánh - biết chúng sanh có thức tánh - cố ý sát hại - ra sức giết - chúng sanh chết vì sự ráng sức giết. Điều "không biết" nào sau đây khiến hành động trở thành vô tội?
 A. Không biết là vật có thức tánh 
/ B. không biết là sát sanh là giới cấm của người giữ giới 
/ C. Không biết là sát sanh là ác nghiệp 

/ D.  Không biết là phải đầy đủ cá chi phần mới gọi là phạm giới

TT Tuệ Siêu cho đáp án  Câu Số 3: A



Monday, March 28, 2016

Bài học. Thứ Hai ngày 28-3-2016

Kinh Tăng Chi B - Anguttara Nikaya

Giảng Sư: TT Tuệ Siêu 

Chương Hai Pháp

X. Phẩm Kẻ Ngu

1-20 Kẻ Ngu

1.- Này các Tỷ-kheo, có hai loại kẻ ngu này. Thế nào là hai? Người mang gánh nặng chưa đến và người không mang gánh nặng đã đến. Hai người này, này các Tỷ-kheo, là hai kẻ ngu.

2. Này các Tỷ-kheo, có hai bậc hiền trí này. Thế nào là hai? Người mang gánh nặng đã đến và người không mang gánh nặng chưa đến. Hai người này, này các Tỷ-kheo, là hai bậc hiền trí.

3. Này các Tỷ-kheo, có hai loại kẻ ngu này. Thế nào là hai? Người tưởng là hợp pháp đối với việc không hợp pháp, và người tưởng là không hợp pháp đối với việc hợp pháp. Hai người này, này các Tỷ-kheo, là hai kẻ ngu.

4. Này các Tỷ-kheo, có hai bậc hiền trí này. Thế nào là hai? Người tưởng là không hợp pháp đối với việc không hợp pháp, và người tưởng là hợp pháp đối với việc hợp pháp. Hai người này, này các Tỷ-kheo, là hai bậc hiền trí.

5. Này các Tỷ-kheo, có hai loại kẻ ngu này. Thế nào là hai? Người tưởng là có phạm tội đối với việc không phạm tội, và người tưởng là không phạm tội đối với việc có phạm tội. Hai người này, này các Tỷ-kheo, là hai kẻ ngu.

6. Này các Tỷ-kheo, có hai bậc hiền trí này. Thế nào là hai? Người tưởng là không phạm tội đối với việc không phạm tội, và người tưởng là phạm tội đối với việc có phạm tội. Hai người này, này các Tỷ-kheo, là hai bậc hiền trí.

7. Này các Tỷ-kheo, có hai loại kẻ ngu này. Thế nào là hai? Người tưởng là đúng pháp đối với việc phi pháp, và người tưởng là phi pháp đối với việc đúng pháp. Những người này, này các Tỷ-kheo, là hai kẻ ngu.

8. Này các Tỷ-kheo, có hai bậc hiền trí này. Thế nào là hai? Người tưởng là phi pháp đối với việc phi pháp, và người tưởng là đúng pháp đối với việc đúng pháp. Những người này, này các Tỷ-kheo, là hai bậc hiền trí.

9. Này các Tỷ-kheo, có hai loại kẻ ngu này. Thế nào là hai? Người tưởng là đúng luật đối với việc phi luật, và người tưởng là phi luật đối với việc đúng luật. Những người này, này các Tỷ-kheo, là hai kẻ ngu.

10. Này các Tỷ-kheo, có hai bậc hiền trí này. Thế nào là hai? Người tưởng là phi luật đối với việc phi luật, và người tưởng là đúng luật đối với việc đúng luật. Những người này, này các Tỷ-kheo, là hai bậc hiền trí.

11. Trong hai hạng người, này các Tỷ-kheo, các lậu hoặc tăng trưởng. Trong hai hạng người nào? Người lo lắng những việc không đáng lo lắng, và người không lo lắng những việc đáng lo lắng. Trong hai hạng người này, này các Tỷ-kheo, các lậu hoặc tăng trưởng.

12. Trong hai hạng người, này các Tỷ-kheo, các lậu hoặc không tăng trưởng. Trong hai hạng người nào? Người không lo lắng những việc không đáng lo lắng, và người lo lắng những việc đáng lo lắng. Trong hai hạng người này, này các Tỷ-kheo, các lậu hoặc không tăng trưởng.

13. Trong hai hạng người, này các Tỷ-kheo, các lậu hoặc tăng trưởng. Trong hai hạng người nào? Người tưởng là đúng phép đối với việc không đúng phép, và người tưởng là không đúng phép đối với việc đúng phép. Trong hai hạng người này, này các Tỷ-kheo, các lậu hoặc tăng trưởng.

14. Trong hai hạng người, này các Tỷ-kheo, các lậu hoặc không tăng trưởng. Trong hai hạng người nào? Người tưởng là đúng phép đối với việc đúng phép, và người tưởng là không đúng phép đối với việc không đúng phép. Trong hai hạng người này, này các Tỷ-kheo, các lậu hoặc không tăng trưởng.

15. Trong hai hạng người, này các Tỷ-kheo, các lậu hoặc tăng trưởng. Trong hai hạng người nào? Người tưởng là có phạm tội đối với việc không phạm tội, và người tưởng là không phạm tội đối với việc có phạm tội. Trong hai hạng người này, này các Tỷ-kheo, các lậu hoặc tăng trưởng.

16. Trong hai hạng người, này các Tỷ-kheo, các lậu hoặc không tăng trưởng. Trong hai hạng người nào? Người tưởng là có phạm tội đối với việc có phạm tội, và người tưởng là không phạm tội đối với việc không phạm tội. Trong hai hạng người này, này các Tỷ-kheo, các lậu hoặc không tăng trưởng.

17. Trong hai hạng người, này các Tỷ-kheo, các lậu hoặc tăng trưởng. Trong hai hạng người nào? Người tưởng là đúng pháp đối với việc phi pháp, và người tưởng là phi pháp đối với việc đúng pháp. Trong hai hạng người này, này các Tỷ-kheo, các lậu hoặc tăng trưởng.

18. Trong hai hạng người, này các Tỷ-kheo, các lậu hoặc không tăng trưởng. Trong hai hạng người nào? Người tưởng là đúng pháp đối với việc đúng pháp, và người tưởng là phi pháp đối với việc phi pháp. Trong hai hạng người này, này các Tỷ-kheo, các lậu hoặc không tăng trưởng.

19. Trong hai hạng người, này các Tỷ-kheo, các lậu hoặc tăng trưởng. Trong hai hạng người nào? Người tưởng là đúng luật đối với việc phi luật, và người tưởng là phi luật đối với việc đúng luật. Trong hai hạng người này, này các Tỷ-kheo, các lậu hoặc tăng trưởng.

20. Trong hai hạng người, này các Tỷ-kheo, các lậu hoặc không tăng trưởng. Trong hai hạng người nào? Người tưởng là đúng luật đối với việc đúng luật, và người tưởng là phi luật đối với việc phi luật. Trong hai hạng người này, này các Tỷ-kheo, các lậu hoặc không tăng trưởng.




II. Thảo Luận:   TT Giác Đẳng điều hợp.

Thảo luận 1. Phải chăng sự lo lắng quá nhiều chuyện chưa xẩy ra cũng có thể là một thói quen? - TT Tue Quyen

Thảo luận 2. Uống rượu giãi sầu có phải là một thái độ né tránh thực tại? TT Pháp Tân 


Thảo luận3. Nếu một người nghĩ rằng phải tu tập, phải giữ giới thì tương lai mới được giàu sang tốt đẹp. Thì một người nghĩ như vậy cho tương lai thì có tốt không? - ĐĐ Pháp Tín 

Thảo luận 4. Theo kinh điển thì ngũ uẩn là gánh nặng và phiền não cũng là gánh nặng, vậy trong 2 gánh nặng này thì sợ gánh nặng nào?  TT Pháp Đăng


 III. Trắc Nghiệm 
 Trắc nghiệm 1. Điều nào sau đây là khuyết điểm của người luôn lo lắng quá nhiều ở tương lai?
 A. Đoan chắc điều bất định 
/ B. Đánh mất hiện tại 
/ C. Thiếu thai độ thực tiễn
 / D. Cả ba câu trên đều đúng


 ĐĐ Pháp Tín cho đáp án Câu.D

Sunday, March 27, 2016

Bài học. Chủ Nhật ngày 27-3-2016

Kinh Tăng Chi B - Anguttara Nikaya

Giảng Sư: TT Giác Đẳng

Chương Một Pháp
XIV. Phẩm Người Tối Thắng
1-10 Các Vị Tỷ Kheo

1. - Trong các đệ tử Tỷ-kheo của Ta, ưa thích học tập, tối thắng là Ràhula.

2. Trong các vị đệ tử... xuất gia vì lòng tin, tối thắng là Ratthapàla.

3. Trong các vị đệ tử... đầu tiên nhận phiếu ăn cơm, tối thắng là Kunda Dhàna.

4. Trong các vị đệ tử... đầy đủ biện tài, tối thắng là Vangìsa.

5. Trong các vị đệ tử... dễ mến toàn diện, tối thắng là Upasena Vangantaputta.

6. Trong các vị đệ tử... sửa soạn chỗ ngồi, chỗ nằm, tối thắng là Dabba Mallaputta.

7. Trong các vị đệ tử... được chư Thiên ái mộ, tối thắng là Pilindavaccha.

8. Trong các vị đệ tử... có thắng trí mau lẹ, tối thắng là Bàhiva Dàructriya.

9. Trong các vị đệ tử... thuyết giảng vi diệu, tối thắng là Kumara Kassapa.

10. Trong các đệ tử Tỷ-kheo của Ta đạt được vô ngại giải, này các Tỷ-kheo, tối thắng là Màhàkotthita.


II. Thảo Luận:   TT Giác Đẳng điều hợp.



 III. Trắc Nghiẹm