Tuesday, March 29, 2016

Thứ Ba ngày 29-3-2016

Kinh Tăng Chi B - Anguttara Nikaya

Giảng Sư: TT Tuệ Siêu 

Chương Hai Pháp

X. Phẩm Kẻ Ngu

1-20 Kẻ Ngu

1.- Này các Tỷ-kheo, có hai loại kẻ ngu này. Thế nào là hai? Người mang gánh nặng chưa đến và người không mang gánh nặng đã đến. Hai người này, này các Tỷ-kheo, là hai kẻ ngu.

2. Này các Tỷ-kheo, có hai bậc hiền trí này. Thế nào là hai? Người mang gánh nặng đã đến và người không mang gánh nặng chưa đến. Hai người này, này các Tỷ-kheo, là hai bậc hiền trí.

3. Này các Tỷ-kheo, có hai loại kẻ ngu này. Thế nào là hai? Người tưởng là hợp pháp đối với việc không hợp pháp, và người tưởng là không hợp pháp đối với việc hợp pháp. Hai người này, này các Tỷ-kheo, là hai kẻ ngu.

4. Này các Tỷ-kheo, có hai bậc hiền trí này. Thế nào là hai? Người tưởng là không hợp pháp đối với việc không hợp pháp, và người tưởng là hợp pháp đối với việc hợp pháp. Hai người này, này các Tỷ-kheo, là hai bậc hiền trí.

5. Này các Tỷ-kheo, có hai loại kẻ ngu này. Thế nào là hai? Người tưởng là có phạm tội đối với việc không phạm tội, và người tưởng là không phạm tội đối với việc có phạm tội. Hai người này, này các Tỷ-kheo, là hai kẻ ngu.

6. Này các Tỷ-kheo, có hai bậc hiền trí này. Thế nào là hai? Người tưởng là không phạm tội đối với việc không phạm tội, và người tưởng là phạm tội đối với việc có phạm tội. Hai người này, này các Tỷ-kheo, là hai bậc hiền trí.

7. Này các Tỷ-kheo, có hai loại kẻ ngu này. Thế nào là hai? Người tưởng là đúng pháp đối với việc phi pháp, và người tưởng là phi pháp đối với việc đúng pháp. Những người này, này các Tỷ-kheo, là hai kẻ ngu.

8. Này các Tỷ-kheo, có hai bậc hiền trí này. Thế nào là hai? Người tưởng là phi pháp đối với việc phi pháp, và người tưởng là đúng pháp đối với việc đúng pháp. Những người này, này các Tỷ-kheo, là hai bậc hiền trí.

9. Này các Tỷ-kheo, có hai loại kẻ ngu này. Thế nào là hai? Người tưởng là đúng luật đối với việc phi luật, và người tưởng là phi luật đối với việc đúng luật. Những người này, này các Tỷ-kheo, là hai kẻ ngu.

10. Này các Tỷ-kheo, có hai bậc hiền trí này. Thế nào là hai? Người tưởng là phi luật đối với việc phi luật, và người tưởng là đúng luật đối với việc đúng luật. Những người này, này các Tỷ-kheo, là hai bậc hiền trí.

11. Trong hai hạng người, này các Tỷ-kheo, các lậu hoặc tăng trưởng. Trong hai hạng người nào? Người lo lắng những việc không đáng lo lắng, và người không lo lắng những việc đáng lo lắng. Trong hai hạng người này, này các Tỷ-kheo, các lậu hoặc tăng trưởng.

12. Trong hai hạng người, này các Tỷ-kheo, các lậu hoặc không tăng trưởng. Trong hai hạng người nào? Người không lo lắng những việc không đáng lo lắng, và người lo lắng những việc đáng lo lắng. Trong hai hạng người này, này các Tỷ-kheo, các lậu hoặc không tăng trưởng.

13. Trong hai hạng người, này các Tỷ-kheo, các lậu hoặc tăng trưởng. Trong hai hạng người nào? Người tưởng là đúng phép đối với việc không đúng phép, và người tưởng là không đúng phép đối với việc đúng phép. Trong hai hạng người này, này các Tỷ-kheo, các lậu hoặc tăng trưởng.

14. Trong hai hạng người, này các Tỷ-kheo, các lậu hoặc không tăng trưởng. Trong hai hạng người nào? Người tưởng là đúng phép đối với việc đúng phép, và người tưởng là không đúng phép đối với việc không đúng phép. Trong hai hạng người này, này các Tỷ-kheo, các lậu hoặc không tăng trưởng.

15. Trong hai hạng người, này các Tỷ-kheo, các lậu hoặc tăng trưởng. Trong hai hạng người nào? Người tưởng là có phạm tội đối với việc không phạm tội, và người tưởng là không phạm tội đối với việc có phạm tội. Trong hai hạng người này, này các Tỷ-kheo, các lậu hoặc tăng trưởng.

16. Trong hai hạng người, này các Tỷ-kheo, các lậu hoặc không tăng trưởng. Trong hai hạng người nào? Người tưởng là có phạm tội đối với việc có phạm tội, và người tưởng là không phạm tội đối với việc không phạm tội. Trong hai hạng người này, này các Tỷ-kheo, các lậu hoặc không tăng trưởng.

17. Trong hai hạng người, này các Tỷ-kheo, các lậu hoặc tăng trưởng. Trong hai hạng người nào? Người tưởng là đúng pháp đối với việc phi pháp, và người tưởng là phi pháp đối với việc đúng pháp. Trong hai hạng người này, này các Tỷ-kheo, các lậu hoặc tăng trưởng.

18. Trong hai hạng người, này các Tỷ-kheo, các lậu hoặc không tăng trưởng. Trong hai hạng người nào? Người tưởng là đúng pháp đối với việc đúng pháp, và người tưởng là phi pháp đối với việc phi pháp. Trong hai hạng người này, này các Tỷ-kheo, các lậu hoặc không tăng trưởng.

19. Trong hai hạng người, này các Tỷ-kheo, các lậu hoặc tăng trưởng. Trong hai hạng người nào? Người tưởng là đúng luật đối với việc phi luật, và người tưởng là phi luật đối với việc đúng luật. Trong hai hạng người này, này các Tỷ-kheo, các lậu hoặc tăng trưởng.

20. Trong hai hạng người, này các Tỷ-kheo, các lậu hoặc không tăng trưởng. Trong hai hạng người nào? Người tưởng là đúng luật đối với việc đúng luật, và người tưởng là phi luật đối với việc phi luật. Trong hai hạng người này, này các Tỷ-kheo, các lậu hoặc không tăng trưởng.




II. Thảo Luận:   TT Giác Đẳng điều hợp.
Thảo luận câu :1. Để có thể "sống hợp pháp, sống không phạm tội" trong chùa có cần "kiến thức tối thiểu"? - TT Tuệ Siêu 


Thảo luận câu :  2. Pháp (dhamma) và luật (vinaya) khác nhau thế nào? TT Tuệ Siêu 

Thảo luận câu :3. Có trường hợp nào theo giới luật thì một người "không biết nên không phạm tội"? TT Tuệ Siêu

Thảo luận 4: Phải chăng dù không phạm giới vẫn tạo nghiệp? - TT Tuệ Siêu 



 III. Trắc Nghiệm
Trắc nghiệm 1. Người nào sau đây được xem là người không biết làm điều đúng pháp? 
A. Người mong cầu an lạc nhưng không tạo được an lạc cho mình 
/ B. Người muốn tạo an lạc cho người khác nhưng lại tạo phiền khổ cho người khác 
/ C. Người không hiểu rõ phương cách để mang lại an lạc, lợi ích và tiến bộ cho bản thân và tha nhân
 / D. Cả ba câu trên đều đúng

ĐĐ Nguyên Thông cho đáp án Câu Số 1: D .

Trắc nghiệm 2. Ý nghĩa nào của chữ pháp (dhamma) được xem là rộng lớn nhất so với những ý nghĩa khác?
 A. Pháp trong từ ngữ pháp và luật (dhamma vinaya)/ 
B. Pháp trong ý nghĩa pháp và phi pháp (dhammma và adhamma)
 / C. Pháp trong ý nghĩa Phật, Pháp, Tăng

/ D. Pháp là những gì có trạng thái (như trong A Tỳ Đàm)


TT Tuệ Siêu cho đáp án  Câu Số 2: D  .

Trắc nghiệm 3. Theo giới luật thì phải hội đủ 5 chi phần để gọi là "phạm giới sát sanh": đối tược là chúng sanh có thức tánh - biết chúng sanh có thức tánh - cố ý sát hại - ra sức giết - chúng sanh chết vì sự ráng sức giết. Điều "không biết" nào sau đây khiến hành động trở thành vô tội?
 A. Không biết là vật có thức tánh 
/ B. không biết là sát sanh là giới cấm của người giữ giới 
/ C. Không biết là sát sanh là ác nghiệp 

/ D.  Không biết là phải đầy đủ cá chi phần mới gọi là phạm giới

TT Tuệ Siêu cho đáp án  Câu Số 3: A



No comments:

Post a Comment