Kinh Tăng Chi Bộ - Anguttara Nikaya
Giảng Sư: TT Tuệ Siêu
Chương Hai Pháp
VIII. Phẩm Tướng
1. Này các Tỷ-kheo, các pháp ác, bất thiện khởi lên có tướng, không phải không có tướng. Do đoạn tận chính tướng ấy, như vậy các pháp ác, bất thiện ấy, không có mặt.
2. Này các Tỷ-kheo, các pháp ác, bất thiện khởi lên có nhân duyên, không phải không có nhân duyên. Do đoạn tận chính nhân duyên ấy, như vậy các pháp ác, bất thiện ấy, không có mặt.
3. Này các Tỷ-kheo, các pháp ác, bất thiện khởi lên có nhân, không phải không có nhân. Do đoạn tận chính nhân ấy, như vậy các pháp ác, bất thiện ấy, không có mặt.
4. Này các Tỷ-kheo, các pháp ác, bất thiện khởi lên có các hành, không phải không có các hành. Do đoạn tận chính các hành ấy, như vậy các pháp ác, bất thiện ấy, không có mặt.
5. Này các Tỷ-kheo, các pháp ác, bất thiện khởi lên có duyên, không phải không có duyên. Do đoạn tận chính duyên ấy, các pháp ác, bất thiện ấy, không có mặt.
6-Này các Tỷ-kheo, các pháp ác, bất thiện khởi lên có sắc, không phải không có sắc. Do đoạn tận chính sắc ấy, các pháp ác, bất thiện ấy, không có mặt.
7-Này các Tỷ-kheo, các pháp ác, bất thiện khởi lên có thọ, không phải không có thọ. Do đoạn tận chính thọ ấy, các pháp ác, bất thiện ấy, không có mặt.
8-Này các Tỷ-kheo, các pháp ác, bất thiện khởi lên có tưởng, không phải không có tưởng. Do đoạn tận chính tưởng ấy, các pháp ác, bất thiện ấy, không có mặt.
9-Này các Tỷ-kheo, các pháp ác, bất thiện khởi lên có thức, không phải không có thức. Do đoạn tận chính thức ấy, các pháp ác, bất thiện ấy, không có mặt.
10. Này các Tỷ-kheo, các pháp ác, bất thiện khởi lên có sở duyên hữu vi, không phải không có sở duyên hữu vi. Do đoạn tận hữu vi ấy, như vậy các pháp ác, bất thiện ấy, không có mặt.
II. Thảo Luận: TT Giác Đẳng điều hợp.
Thảo luận câu 1. Khi người ta nói "giang sơn dễ đổi, bản tính khó dời" hàm ý là tánh ý con người khó thay đổi; Phật học dạy thế nào về quan niệm đó? - TT Pháp Tân Thảo luận 2. Tại sao Ngài Xá Lợi Phất dạy rằng "người có tâm thanh tịnh nhưng không biết mình thanh tịnh" không bằng người có tâm bất tịnh biết mình có tâm bất tịnh"? - ĐĐ Pháp Tín
Thảo luận 3. Người ta có "oan có đầu, nợ có chủ" điều nầy ứng dụng gì với hành gỉả tu tứ niệm xứ? - TT Pháp Đăng
III. Trắc Nghiệm
Trắc nghiệm 1. Câu nào sau đây được xem là "tướng-nimitta" của ác pháp? A. Dính mắc là tướng của tham
/ B. Nóng nảy là tướng của sân
/ C. Mê mờ là tướng của si
/ D. Cả ba câu trên đều đúng
TT Pháp Đăng cho đáp án cau 1 là D
Trắc nghiệm 2. Thí dụ nào sau đây nói lên tướng của thiện?
A. Vô tham như lá sen với nước
/ B. Vô sân như ánh sáng mát dịu của trăng rằm
/ C. Vô si như mắt sáng thấy rõ sự vật
/ D. Cả ba câu trên đều đúng
ĐĐ Nguyên Thông cho đáp án câu 2 là D
No comments:
Post a Comment