Kinh Tăng Chi Bộ - Anguttara Nikaya
Giảng Sư: TT Tuệ Siêu
Chương Hai Pháp
VII. Phẩm Lạc
1.- Có hai loại lạc này, này các Tỷ-kheo. Thế nào là hai? Lạc tại gia và lạc xuất gia. Những pháp này, này các Tỷ-kheo, là hai lạc. Tối thắng trong hai lạc này, này các Tỷ-kheo, tức là lạc xuất gia.
2. Có hai loại lạc này, này các Tỷ-kheo. Thế nào là hai? Dục lạc và viễn ly lạc. Những pháp này, này các Tỷ-kheo, là hai lạc. Tối thắng trong hai lạc này, này các Tỷ-kheo, tức là viễn ly lạc.
3. Có hai loại lạc này, này các Tỷ-kheo. Thế nào là hai? Lạc sanh y và lạc không sanh y. Những pháp này, này các Tỷ-kheo, là hai lạc. Tối thắng trong hai lạc này, này các Tỷ-kheo, tức là lạc không sanh y.
4. Có hai loại lạc này, này các Tỷ-kheo.Thế nào là hai? Lạc hữu lậu và lạc vô lậu Những pháp này, này các Tỷ-kheo, là hai lạc. Tối thắng trong hai lạc này, này các Tỷ-kheo, lạc vô lậu
5. Có hai loại lạc này, này các Tỷ-kheo.Thế nào là hai? Lạc thuộc tài vật và lạc không thuộc tài vật . Những pháp này, này các Tỷ-kheo, là hai lạc. Tối thắng trong hai lạc này, này các Tỷ-kheo, lạc không thuộc tài vật
4. Có hai loại lạc này, này các Tỷ-kheo.Thế nào là hai? Lạc hữu lậu và lạc vô lậu Những pháp này, này các Tỷ-kheo, là hai lạc. Tối thắng trong hai lạc này, này các Tỷ-kheo, lạc vô lậu
5. Có hai loại lạc này, này các Tỷ-kheo.Thế nào là hai? Lạc thuộc tài vật và lạc không thuộc tài vật . Những pháp này, này các Tỷ-kheo, là hai lạc. Tối thắng trong hai lạc này, này các Tỷ-kheo, lạc không thuộc tài vật
4-12. ... (như trên, chỉ đổi" lạc có lậu hoặc và lạc không có lậu hoặc" ... "lạc thuộc tài vật và lạc không thuộc tài vật" ... "lạc bậc Thánh và lạc không phải bậc Thánh" ... "lạc thuộc thân và lạc thuộc tâm" ... "lạc có hỷ và lạc không hỷ" ... "lạc có hân hoan và lạc có xả" ... "lạc có định và lạc không có định" ... "lạc với sở duyên có hỷ và lạc với sở duyên không có hỷ" ... "lạc với sở duyên có hân hoan và lạc với sở duyên có xả" ...
13. Có hai loại lạc này, này các Tỷ-kheo. Thế nào là hai? Lạc với sở duyên thuộc sắc và lạc với sở duyên thuộc vô sắc. Những pháp này, này các Tỷ-kheo, là hai lạc. Tối thắng trong hai lạc này, này các Tỷ-kheo, tức là lạc với sở duyên thuộc vô sắc.
II. Thảo Luận: TT Giác Đẳng điều hợp.
Thảo luận câu : 1. Thay đổi quan niệm về hạnh phúc có thay đổi cuộc sống của chúng ta chăng? TT Pháp ĐăngThảo luận câu : 2. Có đúng chăng chúng ta luôn truy cầu hạnh phúc nhưng không rõ hạnh phúc thật sự là gì? TT Pháp Tân
Thảo luận câu : 3. Trên phương diện nào lạc (sukha) cũng nằm trong sự khổ (dukha)? ĐĐ Pháp Tín
III. Đố Vui
Trắc nghiệm 1. Những điều nào sau đây có thể được xem là "hạnh phúc"?A. Cảm giác tha thứ bao dung không oán hận
/ B. Cảm giác buông xả không vướng mắc
/ B. Cảm giác khinh an không mang nặng
/ D. Cả ba câu trên đều đúng
ĐĐ Pháp Tín cho đáp án Câu Số 1 : D .
Trắc nghiệm 2. Hạnh phúc thuộc về thân (kàyika sukha) liên hệ tới điều nào sau đây?
A. Năm ngoại cảnh: sắc, thinh, hương, vị, xúc
/ B. Ngoại giới
/C. Vật chất
/ D. Cả ba điều trên
TT Pháp Đăng cho đáp án Câu Số 2 : D .
Trắc nghiệm 3. Hành giả có thể nhận ra những khuyết điểm nào của hạnh phúc sau đây?
A. Hạnh phúc vay mượn (do người khác tạo ra)
/ B. Hạnh phúc mong manh (không kéo dài như mình mong muốn)
/ C. Hạnh phúc đắm nhiễm (di hại về sau)
/ D. Cả ba câu trên
TT Pháp Tân cho đáp án Câu Số 3 : D .
No comments:
Post a Comment