Kinh Tăng Chi Bộ - Anguttara Nikaya
Giảng Sư: ĐĐ Pháp Tín
Chương Bốn Pháp
III. Phẩm Uruvelà
(III) (23). Thế Giới.
1. - Này các Tỷ-kheo, thế giới được Như Lai chánh đẳng giác. Như Lai không hệ lụy đối với đời.
Này các Tỷ-kheo, thế giới tập khởi được Như Lai chánh đẳng giác. Thế giới tập khởi được Như Lai đoạn tận.
Này các Tỷ-kheo, thế giới đoạn diệt được Như Lai chánh đẳng giác. Thế giới đoạn diệt được Như Lai giác ngộ.
Này các Tỷ-kheo, con đường đưa đến thế giới đoạn diệt được Như Lai chánh đẳng giác. Con đường đưa đến thế giới đoạn diệt được Như Lai tu tập.
2. Cái gì, này các Tỷ-kheo, trong toàn thế giới với Thiên giới, Ma giới, Phạm thiên giới, cùng với quần chúng Sa-môn, Bà-la-môn, chư Thiên và loài Người, được thấy, được nghe, được cảm giác, được thức tri, được đạt đến, được tầm cầu, được ý tư sát, tất cả đều được Như Lai chánh đẳng giác. Do vậy, được gọi là Như Lai. Từ đêm, này các Tỷ-kheo, Như Lai được chánh đẳng giác, đến đêm Như Lai nhập Niết-bàn, trong thời gian ấy, điều gì Như Lai nói, nói lên, tuyên bố, tất cả là như vậy, không có khác được. Do vậy, được gọi là Như Lai.
3. Này các Tỷ-kheo, Như Lai nói gì thì làm vậy, làm gì thì nói vậy. Vì rằng nói gì thì làm vậy, làm gì thì nói vậy, nên được gọi là Như Lai.
Này các Tỷ-kheo, trong toàn thể thế giới với Thiên giới, Ma giới, Phạm thiên giới, cùng với quần chúng Sa-môn, Bà-la-môn, chư Thiên và loài Người, Như Lai là bậc chiến thắng, không bị ai chiến bại, toàn tri, toàn kiến đại tự tại, do vậy được gọi là Như Lai.
Do thắng tri thế giới
Ðúng như thật như vậy
Ly hệ mọi thế giới
Không chấp thủ thế giới
Thắng tất cả bậc trí
Giải thoát mọi buộc ràng
Cảm thọ tối thắng tịnh
Niết-bàn, không sợ hãi
Vị này đoạn lậu hoặc
Bậc Giác ngộ, Trí giả
Không dao động nhiễu loạn
Nghi ngờ được chặt đứt
Ðạt diện tận mọi nghiệp
Giải thoát diệt sanh y
Là Thế Tôn là Phật
Bậc Sư tử vô thượng
Trong thế giới, Thiên giới
Chuyển bánh xe pháp luân
Như vậy hàng Thiên, Nhân
Ðến quy y đức Phật
Gặp nhau đảnh lễ Ngài
Vĩ đại không sanh hữu
Ðiều phục bậc tối thượng
Trong người được điều phục
An tịnh bậc ẩn sĩ
Những người được an tịnh
Giải thoát bậc tối thượng
Những người được giải thoát
Vượt qua bậc tối thắng
Những người được vượt qua
Như vậy họ lễ Ngài
Vĩ đại, không sanh hữu
Thiên giới, thế giới này
Không ai được bằng ngài.
II. Thảo Luận: TT Giác Đẳng điều hợp.
Thảo luận câu : 2. Cái nhìn "những gì do duyên mà sanh cũng do duyên mà diệt" ảnh hưởng cuộc sống chúng ta thế nào? ĐĐ Pháp Tín
Thảo luận 3. Tại sao suy nghiệm giáo lý vô ngã là một cách bứt phá vô minh? - ĐĐ Pháp Tín
III. Đố Vui
Trắc nghiệm 1. Điều nào sau đây cho thấy sự liên hệ giữa giáo lý Tứ Diệu Đế và giáo lý duyên khởi? A. Sự khổ và nhân sanh khổ = Cái này có, thì cái kia có (imasmim sati idamhoti). Cái này sinh, thì cái kia sinh (imassuppàda idam uppajjati)
./ B. Sự diệt khổ và con đường đưa đến diệt khổ = Cái này không, thì cái kia không (imasmim asati idam na hoti) Cái này diệt, thì cái kia diệt (imassa nirodhà idam airujjhata)
/ C. Tất cả những gì vô thường đều là khổ; những gì vô thường là khổ thì không nên nói rằng "đó là của ta, là ta, là tự ngã của ta" (Yampanāniccaṃ dukkhaṃ vipariṇāma dhammaṃ kallaṃ nu taṃ samanupassituṃ etaṃ mama esohamasmi eso me attāti)
/ D. Cả ba câu trên đều đúng
TT Tuệ Quyền cho đáp án Câu Số 1: D
Trắc nghiệm 2. Giáo lý duyên khởi dạy chúng ta điều nào sau đây?
A. Cuộc sống không do thiên định
/ B. Cuộc sống không do tiền định
/ C. Cuộc sống không do ngẫu nhiên
/ D. Cả ba câu trên đều đúng
TT Pháp Tân cho đáp án Câu Số 2: D.
Trắc nghiệm 3. Thái độ nào sau đây mang "màu sắc hay hơi hám" của cái nhìn theo lý duyên khởi?
A. Chấp nhận bản chất của cuộc sống (Thí dụ: trong vòng danh lợi tự nhiên phải có tranh chấp, đố kỵ, hận thù)
/ B. Không đổ lỗi cho những người trực tiếp liên hệ (thí dụ: không cố chấp rằng mình bị khổ gây ra đơn thuần bởi một người nào đó)/
C. Không đòi hỏi mọi thứ phải hoàn toàn theo ý mình (thí dụ: không buồn vì những chuyện ngoài ý muốn vì mình đâu phải là "ông trời" muốn gì cũng được)
/ D. Cả ba câu trên đều đúng
TT Tuệ Quyền cho đáp án Câu Số 3: D .
No comments:
Post a Comment