Kinh Tăng Chi Bộ - Anguttara Nikaya
Giảng Sư: TT Tuệ Siêu & TT Pháp Tân
Chương Hai Pháp
VII. Phẩm Lạc
1.- Có hai loại lạc này, này các Tỷ-kheo. Thế nào là hai? Lạc tại gia và lạc xuất gia. Những pháp này, này các Tỷ-kheo, là hai lạc. Tối thắng trong hai lạc này, này các Tỷ-kheo, tức là lạc xuất gia.
2. Có hai loại lạc này, này các Tỷ-kheo. Thế nào là hai? Dục lạc và viễn ly lạc. Những pháp này, này các Tỷ-kheo, là hai lạc. Tối thắng trong hai lạc này, này các Tỷ-kheo, tức là viễn ly lạc.
3. Có hai loại lạc này, này các Tỷ-kheo. Thế nào là hai? Lạc sanh y và lạc không sanh y. Những pháp này, này các Tỷ-kheo, là hai lạc. Tối thắng trong hai lạc này, này các Tỷ-kheo, tức là lạc không sanh y.
4. Có hai loại lạc này, này các Tỷ-kheo.Thế nào là hai? Lạc hữu lậu và lạc vô lậu Những pháp này, này các Tỷ-kheo, là hai lạc. Tối thắng trong hai lạc này, này các Tỷ-kheo, lạc vô lậu
5. Có hai loại lạc này, này các Tỷ-kheo.Thế nào là hai? Lạc thuộc tài vật và lạc không thuộc tài vật . Những pháp này, này các Tỷ-kheo, là hai lạc. Tối thắng trong hai lạc này, này các Tỷ-kheo, lạc không thuộc tài vật
4. Có hai loại lạc này, này các Tỷ-kheo.Thế nào là hai? Lạc hữu lậu và lạc vô lậu Những pháp này, này các Tỷ-kheo, là hai lạc. Tối thắng trong hai lạc này, này các Tỷ-kheo, lạc vô lậu
5. Có hai loại lạc này, này các Tỷ-kheo.Thế nào là hai? Lạc thuộc tài vật và lạc không thuộc tài vật . Những pháp này, này các Tỷ-kheo, là hai lạc. Tối thắng trong hai lạc này, này các Tỷ-kheo, lạc không thuộc tài vật
4-12. ... (như trên, chỉ đổi" lạc có lậu hoặc và lạc không có lậu hoặc" ... "lạc thuộc tài vật và lạc không thuộc tài vật" ... "lạc bậc Thánh và lạc không phải bậc Thánh" ... "lạc thuộc thân và lạc thuộc tâm" ... "lạc có hỷ và lạc không hỷ" ... "lạc có hân hoan và lạc có xả" ... "lạc có định và lạc không có định" ... "lạc với sở duyên có hỷ và lạc với sở duyên không có hỷ" ... "lạc với sở duyên có hân hoan và lạc với sở duyên có xả" ...
13. Có hai loại lạc này, này các Tỷ-kheo. Thế nào là hai? Lạc với sở duyên thuộc sắc và lạc với sở duyên thuộc vô sắc. Những pháp này, này các Tỷ-kheo, là hai lạc. Tối thắng trong hai lạc này, này các Tỷ-kheo, tức là lạc với sở duyên thuộc vô sắc.
II. Thảo Luận: TT Giác Đẳng điều hợp.
Thảo luận 1. Thế nào sự khác biệt giữa đời sống có samàdhi và và đời sống không có samàdhi? ĐĐ Nguyên Thông
thảo luận câu : 2. Phải chăng những hạnh phúc bền vững thường không sôi nổi? ĐĐ Nguyên Thông
Thảo luận 2. Phải chăng những gì thường làm hằng ngày (như tụng kinh) tạo thành thói quen cũng là "một sự thuần thục" nên có? - DD Phap Tin
thảo luận câu : 2. Phải chăng những hạnh phúc bền vững thường không sôi nổi? ĐĐ Nguyên Thông
Thảo luận 2. Phải chăng những gì thường làm hằng ngày (như tụng kinh) tạo thành thói quen cũng là "một sự thuần thục" nên có? - DD Phap Tin
III. Đố Vui
Trắc nghiệm 1. Chi thiền "tầm - vitakkha" được hiểu theo thí dụ nào sau đây?A. Như con ong đánh hơi và bay đến bông hoa
/ B. Như một nông dân đào mương dẫn nước vào ruộng
/ C. Như một người đi vào cuộc đời có "lập chí" nên biết cái gì để hướng cầu
/ D. Cả ba câu trên đều đúng
TT Pháp Đăng cho đáp án Câu Số 1: D
Trắc nghiệm 2. Từ ngữ nào sau đây KHÔNG liên hệ gì đến ý nghĩa của "tứ -vicara"?
A. Tìm cái gì bất thường giữa cái bình thường
/ B. Gắn bó
/ C. Khắn khít
/ D. Áp sát
TT Tuệ Quyền cho đáp án Câu Số 2 : A
Trắc nghiệm 3. Hỷ - pìti được hiểu là sự hân hoan đối với cảnh có thể hiểu theo thí dụ nào sau đây?
A. Buồn ngủ gặp chiếu manh
/ B. Đang khát mà có người mời nước
/ C. Tha hương ngộ cố tri
/ D. Cả ba câu trên đều có thể làm thí dụ
TT Pháp Tân cho đáp án Câu Số 3:D
Trắc nghiệm 4. Câu nào sau đây được xem là "chính xác" trong định nghĩa về lạc theo A tỳ đàm?
A. thoải mái
/ B. hân hoan
/ C. hưởng cảnh
/ D. khoan khoái
TT Tuệ Quyền cho đáp án câu 4 là : C
Trắc nghiệm 5. Tại sao "định" đối trị tham cầu?
A. Định là tập chú vào một đối tượng, ngược lại tham cầu là sự vọng móng
/ B. Định có sự bền bỉ còn tham cầu thì chợt đến chợt đi
/ C. Định là sự an lập còn tham cầu như khỉ chuyền cành
/ D. Cả ba câu trên đều đúng
TT Pháp Tân cho đáp án Câu Số 5: D .
No comments:
Post a Comment