Kinh Tăng Chi Bộ - Anguttara Nikaya
Giảng Sư: TT Tuệ Quyền
Chương Bốn Pháp
III. Phẩm Uruvelà
(IX) (29) Pháp Cú
1. - Có bốn pháp cú này, này các Tỷ-kheo, được biết là tối sơ, có đã lâu đời, được biết là truyền thống, kỳ cựu, không có tạp nhiễm, trước không bị tạp nhiễm, nay không bị tạp nhiễm, sẽ không bị tạp nhiễm, không bị các Sa-môn, Bà-la-môn có trí quở trách. Thế nào là bốn?
Không tham, này các Tỷ-kheo, là pháp cú được biết là tối sơ, có đã lâu đời, được biết là truyền thống, kỳ cựu, không có tạp nhiễm, trước không bị tạp nhiễm, nay không bị tạp nhiễm, sẽ không bị tạp nhiễm, không bị các Sa-môn, Bà-la-môn có trí quở trách. Không sân, này các Tỷ-kheo, này các Tỷ-kheo, là pháp cú được biết là tối sơ, có đã lâu đời, được biết là truyền thống, kỳ cựu, không có tạp nhiễm, trước không bị tạp nhiễm, nay không bị tạp nhiễm, sẽ không bị tạp nhiễm, không bị các Sa-môn, Bà-la-môn có trí quở trách. Chánh niệm, này các Tỷ-kheo, là pháp cú được biết là tối sơ, có đã lâu đời, được biết là truyền thống, kỳ cựu, không có tạp nhiễm, trước không bị tạp nhiễm, nay không bị tạp nhiễm, sẽ không bị tạp nhiễm, không bị các Sa-môn, Bà-la-môn có trí quở trách. Chánh định, này các Tỷ-kheo, là pháp cú được biết là tối sơ, có đã lâu đời, được biết là truyền thống, kỳ cựu, không có tạp nhiễm, trước không bị tạp nhiễm, nay không bị tạp nhiễm, sẽ không bị tạp nhiễm, không bị các Sa-môn, Bà-la-môn có trí quở trách.
Bốn pháp cú này, này các Tỷ-kheo, được biết là tối sơ, có đã lâu đời, được biết là truyền thống, kỳ cựu, không có tạp nhiễm, trước không bị tạp nhiễm, nay không bị tạp nhiễm, sẽ không bị tạp nhiễm, không bị các Sa-môn, Bà-la-môn có trí quở trách.
2.
Hãy sống không có tham,
Với tâm không có sân,
Chánh niệm và nhất tâm,
Nội tâm khéo định tĩnh.
II. Thảo Luận: TT Giác Đẳng điều hợp.
Thảo luận 1. Tìm về với uyên nguyên (asaṃkiṇṇapubbāni) mang ý nghĩa gì với người tu tập? ĐĐ Nguyên Thông
Thảo luận 2. Phải chăng bản chất của tôn giáo ngày nay thường đi ngược lại với truyền thống "không tham cầu - anabhijjhā"? TT Pháp Đăng
Thảo luận 3. Tại sao trong bối cảnh chùa chiền vẫn có những nguyên nhân tạo nên hiềm hận? - ĐĐ Nguyên Thông
Thảo luận 4. Phải chăng chánh niệm chỉ có thể áp dụng với người tu thiền? - TT Tuệ Quyền
Thảo luận 2. Phải chăng bản chất của tôn giáo ngày nay thường đi ngược lại với truyền thống "không tham cầu - anabhijjhā"? TT Pháp Đăng
Thảo luận 3. Tại sao trong bối cảnh chùa chiền vẫn có những nguyên nhân tạo nên hiềm hận? - ĐĐ Nguyên Thông
Thảo luận 4. Phải chăng chánh niệm chỉ có thể áp dụng với người tu thiền? - TT Tuệ Quyền
III. Trắc Nghiệm
Trắc nghiệm 1. Điều nào sau đây thường tìm thấy trong những truyền thống lâu đời? A. "Phủ bụi thời gian" với nhiều tạp nhiễm
/ B. Mang nhiều bản sắc địa phương
/ C. Nặng những thứ đáp ứng thị hiếu thường tình
/ D. Cả ba điều trên
ĐĐ Nguyên Thông cho đáp án Câu Số 1: D .
Trắc nghiệm 2. Điều nào sau đây tìm thấy trong Tam Tạng kinh điển?
A. Đức Phật là bậc quân vương từ bỏ ngai vàng
/ B. Rất nhiều bậc hiền trí trong kinh Bổn Sanh là những vì từ bỏ gia đình sống không gia đình
/ C. Xây cất chùa viện to lớn không phải là trọng tâm sinh hoạt của chư tăng thời Đức Phật trụ thế
/ D. Cả ba câu trên đều đúng
TT Tuệ Quyền cho đáp án Câu Số 2: D .
Trắc nghiệm 3. Ý nghĩ nào sau đây giúp người tu tập giảm thiểu tâm hiềm hận?
A. Nghĩ rằng "chén kiểu không nên đụng chén sành"
/ B. Nghĩ rằng "người tu mà còn hiềm hận là bất xứng"
/ C. Nghĩ rằng "người tu phải tồi tà hiển chánh"
/ D. Nghĩ rằng "phải bảo vệ chánh nghĩa bằng mọi giá"
TT Pháp Đăng cho đáp án Câu Số 3 : B
Trắc nghiệm 4. Những điều nào sau đây là biểu hiện của thất niệm?
A. Thiểu cẩn trọng trong lời nói
/ B. Buông thả trong vui chơi
/ C. Thường tranh cãi
/ D. Cả ba câu trên đều đúng
TT Tuệ Quyền cho đáp án Câu Số 4: D .
No comments:
Post a Comment