Sunday, March 6, 2016

Bài học. Thứ Hai ngày 7-3-2016

Kinh Tăng Chi B - Anguttara Nikaya

Giảng Sư: TT Tuệ Siêu

Chương Hai Pháp

VII. Phẩm Lạc

1.- Có hai loại lạc này, này các Tỷ-kheo. Thế nào là hai? Lạc tại gia và lạc xuất gia. Những pháp này, này các Tỷ-kheo, là hai lạc. Tối thắng trong hai lạc này, này các Tỷ-kheo, tức là lạc xuất gia.

2. Có hai loại lạc này, này các Tỷ-kheo. Thế nào là hai? Dục lạc và viễn ly lạc. Những pháp này, này các Tỷ-kheo, là hai lạc. Tối thắng trong hai lạc này, này các Tỷ-kheo, tức là viễn ly lạc.

3. Có hai loại lạc này, này các Tỷ-kheo. Thế nào là hai? Lạc sanh y và lạc không sanh y. Những pháp này, này các Tỷ-kheo, là hai lạc. Tối thắng trong hai lạc này, này các Tỷ-kheo, tức là lạc không sanh y.

 4. Có hai loại lạc này, này các Tỷ-kheo.Thế nào là hai? Lạc hữu lậu và  lạc vô lậu  Những pháp này, này các Tỷ-kheo, là hai lạc. Tối thắng trong hai lạc này, này các Tỷ-kheo,  lạc vô lậu


 5. Có hai loại lạc này, này các Tỷ-kheo.Thế nào là hai? Lạc thuộc tài vật và lạc không thuộc tài vật . Những pháp này, này các Tỷ-kheo, là hai lạc. Tối thắng trong hai lạc này, này các Tỷ-kheo, lạc không thuộc tài vật


4-12. ... (như trên, chỉ đổi" lạc có lậu hoặc và lạc không có lậu hoặc" ... "lạc thuộc tài vật và lạc không thuộc tài vật" ... "lạc bậc Thánh và lạc không phải bậc Thánh" ... "lạc thuộc thân và lạc thuộc tâm" ... "lạc có hỷ và lạc không hỷ" ... "lạc có hân hoan và lạc có xả" ... "lạc có định và lạc không có định" ... "lạc với sở duyên có hỷ và lạc với sở duyên không có hỷ" ... "lạc với sở duyên có hân hoan và lạc với sở duyên có xả" ...

13. Có hai loại lạc này, này các Tỷ-kheo. Thế nào là hai? Lạc với sở duyên thuộc sắc và lạc với sở duyên thuộc vô sắc. Những pháp này, này các Tỷ-kheo, là hai lạc. Tối thắng trong hai lạc này, này các Tỷ-kheo, tức là lạc với sở duyên thuộc vô sắc.


II. Thảo Luận:   TT Giác Đẳng điều hợp.
 Thảo luận câu :1.Phải chăng từ ngữ sukha -lạc mang cả hai ý nghĩa hẹp (như trong chi thiền) và rộng (như đối lập với dukkha)? TT Tuệ Siêu 

 Thảo luận câu :2. Phải chăng ngay cả một người nói rất ít vẫn có quan niệm cố hữu về hạnh phúc? TT Pháp Tân

 Thảo luận câu : 3. Phải chăng có những thứ hạnh phúc không dễ dàng để hình dung vì "vượt quá tầm nhìn"? TT Pháp Tân

Thảo luận câu :4. Phải chăng một người "thật sự trưởng thành về tinh thần" hiểu được có những thứ hạnh phúc không nằm trong cái mình biết? TT Pháp Tân


 IIIĐố Vui
Trắc nghiệm 1. Điều nào sau đây cho thấy quan niệm về hạnh phúc thật sự của một người? 
A. Thói quen 
/ B. Sự tầm cầu 
/ C. Sự thân cận 
/ D. Cả ba điều trên

_ĐĐ Nguyên Thông cho đáp án Câu Số 1 : D .

  Trắc nghiệm 2. Những hạnh phúc nào sau đây "nghe thì dễ hiểu nhưng không chắc đã hấp dẫn":
 A. Sự khinh an không cột trói 
/ B. Sự thanh tịnh không phiền não
 / C. Sự tỉnh giác không mê loạn
 / D. Cả ba câu trên đều đúng

ĐĐ Nguyên Thông cho đáp án Câu Số 2: D

Trắc nghiệm 3. trong "tuần tự pháp thoại" Đức Phật dạy năm pháp: bố thí (ban bố hạnh phúc hơn thủ đắc), trì giới (biết gìn giữ hạnh phúc hơn phóng túng),  thiên giới (có cảnh giới hạnh phúc hơn trần gian), ly dục (thanh tịnh hạnh phúc hơn là hưởng ngũ dục), xuất gia (con đường xuất thế hạnh phúc hơn trầm luân) cho thấy điều nào sau đây: 
A. Có những hạnh phúc trái ngược với những gì mình tưởng / 
/ B. Hạnh phúc là cái gì nhìn từ xa 
/C. Hạnh phúc là những gì không thuộc trần gian
 /  D. Hạnh phúc vốn không thật

ĐĐ Nguyên Thông cho đáp án Câu Số 3:  C

No comments:

Post a Comment