Saturday, April 30, 2016

Bài học. Thứ Bảy ngày 30-4-2016

Kinh Tăng Chi B - Anguttara Nikaya

Giảng Sư: TT Pháp Tân 

Chương Bốn Pháp

-VI. Phẩm Nguồn Sanh Phước

(V) (55) Xứng Ðôi (1)

1. Một thời, Thế Tôn trú ở giữa dân chúng Bhagga tại núi Sumsumàra, rừng Bhesakalà, ở vườn Nai. Rồi Thế Tôn, vào buổi sáng đắp y, cầm y bát, đi đến trú xứ gia chủ cha Nakulà, sau khi đến, ngồi xuống trên chỗ đã soạn sẵn. Rồi gia chủ cha Nakulà và nữ gia chủ mẹ Nakulà đi đến Thế Tôn, sau khi đến, đảnh lễ Thế Tôn rồi ngồi xuống một bên. Ngồi xuống một bên, gia chủ cha Nakulà bạch Thế Tôn:

2. - Từ khi nữ gia chủ mẹ Nakulà được đem về đây cho con khi con còn trẻ tuổi, con không bao giờ biết con có điều gì xâm phạm đến vợ con, cho đến ý nghĩ cũng không, chớ đừng nói gì đến thân. Vì rằng bạch Thế Tôn, chúng con muốn thấy mặt nhau trong đời này, mà còn muốn thấy mặt nhau trong đời sau nữa.

Nữ gia chủ mẹ Nakulà bạch Thế Tôn:

- Bạch Thế Tôn, từ khi con được đem về đây cho gia chủ cha Nakulà, khi con còn trẻ tuổi, con không bao giờ biết con có điều gì xâm phạm đến gia chủ cha Nakulà, cho đến ý nghĩ cũng không, chớ đừng nói gì đến thân. Vì rằng bạch Thế Tôn, chúng con muốn thấy mặt nhau, trong đời này, mà còn muốn thấy mặt nhau trong đời sau nữa.

- Vậy này các Gia chủ, khi cả hai vợ và chồng muốn thấy mặt nhau trong đời này, và cũng muốn thấy mặt nhau trong đời sau nữa, và cả hai người là đồng tín, đồng giới, đồng thí đồng trí tuệ, thời trong đời hiện tại, các người được thấy mặt nhau, và trong đời sau, các người cũng được thấy mặt nhau.

Cả hai, tín, bố thí,
Sống chế ngự, chánh mạng,
Cả hai vợ chồng ấy,
Nói lời thân ái nhau,
Ðời sống nhiều hạnh phúc,
Chờ đợi hai người ấy.
Kẻ thù không thích ý,
Cả hai giới hạnh lành,
Ở đây sống theo Pháp,
Giữ cấm giới đồng đẳng,
Cả hai giới hạnh lành,
Sống hoan hỷ Thiên giới,
Hân hoan được thỏa mãn,
Ðúng với điều sở cầu.

(VI) (56) Xứng Ðôi (2)

(Kinh này giống như kinh trước, nhưng chỉ bắt đầu với lời của Thế Tôn dạy và nói cho các Tỷ-kheo).

(VII) (57) Suppavàsà

1. Một thời, Thế Tôn trú ở giữa dân chúng Koli tại thị trấn của dân chúng Koli tên là Sajjanela. Rồi Thế Tôn vào buổi sáng, đắp y cầm y bát, đi đến trú xứ của Suppavàsà, người dân Koli, sau khi đến, ngồi xuống trên chỗ đã soạn sẵn. Rồi Suppavàsà người dân Koli, sau khi tự tay mời Thế Tôn dùng cho đến thỏa mãn các món ăn loại cứng và loại mềm, rồi Suppavàsà, thuộc dân tộc Koli, sau khi Thế Tôn ăn đã xong, tay đã rời khỏi bát, liền ngồi xuống một bên. Thế Tôn nói với Suppavàsà, người dân Koli, đang ngồi một bên:

2. - Các Thánh nữ đệ tử khi bố thí đồ ăn, này Suppavàsà, bố thí bốn sự cho những người nhận. Thế nào là bốn?

Cho thọ mạng, cho dung sắc, cho an lạc, cho sức mạnh. Sau khi cho thọ mạng, người cho được chia phần thọ mạng, thuộc cõi Trời hay cõi Người. Sau khi cho dung sắc, người cho được chia phần dung sắc, thuộc cõi Trời hay cõi Người. Sau khi cho an lạc, người cho được chia phần an lạc, hoặc thuộc cõi Trời, hoặc thuộc cõi Người. Sau khi cho sức mạnh, người cho được chia phần sức mạnh, thuộc cõi Trời, hay cõi Người. Này Suppavàsà, khi Thánh nữ đệ tử bố thí đồ ăn, bố thí bốn sự này cho những người nhận.

3.

Cho đồ ăn khéo làm,
Sạch, thù diệu, vị ngon,
Nàng với sự cúng dường,
Bố thí vị chánh trực, 
Những vị sống chánh hạnh,
Là những bậc đại hành,
Với đức gặt công đức,
Lại được quả to lớn,
Bậc hiểu biết thế gian,
Có lời tán thán nàng,
Ức niệm tế đàn vậy,
Họ dạo quanh thế giới,
Với tâm tư hoan hỷ
Nhiếp phục gốc xan tham,
Không bị ai chỉ trích,
Chứng đạt được cõi Trời.


II. Thảo Luận:   TT Giác Đẳng điều hợp.
Thảo luận câu 1:  Theo Phật Pháp, đặc biệt là theo A Tỳ Đàm, tình yêu - nói theo chừng mực nào đó - có thể thăng hoa chăng? - TT Pháp Tân 

 Thảo luận câu 2:  Theo Tam Tạng Pali thì khả năng "tái sanh tuỳ nguyện" có khả thi chăng? ĐĐ Pháp Tín 

Thảo luận câu 3: Khi nói đến "tương đồng trí tuệ - samapaññā" phải chăng nói về sự cân xứng của trình độ hiểu biết? ĐĐ Nguyên Thông 

Thảo luận câu 4: Ý muốn - chanda - có phải là "con dao hai lưỡi" theo nghiệp báo? TT Pháp Đăng 


Thảo luận câu 5: Yêu thương trong trường hợp nào là siêu? trong trường hợp nào là đoạ? ĐĐ Pháp Tín 



 III. Trắc Nghim

Friday, April 29, 2016

Bài học. Thứ Năm ngày 29-4-2016

Kinh Tăng Chi B - Anguttara Nikaya

Giảng Sư: ĐĐ Pháp Tín 

Chương Bốn Pháp

-VI. Phẩm Nguồn Sanh Phước


(III) (53) Sống Chung (1)

1. Một thời, Thế Tôn đang đi trên con đường giữa Madhurà và Veranja. Và nhiều nam gia chủ và nữ gia chủ cũng đang đi trên con đường giữa Madhurà và Veranja. Rồi Thế Tôn từ trên đường bước xuống, đến ngồi dưới một gốc cây, trên chỗ đã được sửa soạn. Các nam gia chủ và nữ gia chủ thấy Thế Tôn ngồi dưới gốc cây, đi đến Thế Tôn, sau khi đến, đảnh lễ Thế Tôn rồi ngồi xuống một bên. Thế Tôn nói với các nam cư sĩ, nữ cư sĩ đang ngồi một bên:

2. - Này các Gia chủ, có bốn loại sống chung này. Thế nào là bốn?

Ðê tiện nam sống chung với đê tiện nữ. Ðê tiện nam sống chúng với Thiên nữ. Thiên nam sống chúng với đê tiện nữ. Thiên nam sống chung với Thiên nữ.

3. Và này các Gia chủ, thế nào là đê tiện nam sống chung với đê tiện nữ?

Ở đây, này các Gia chủ, người chồng sát sanh, lấy của không cho, sống tà hạnh trong các dục, nói láo, đắm say rượu men rượu nấu, ác giới, tánh ác, sống ở gia đình với một tâm bị cấu uế xan tham chi phối, nhiếc mắng chưởi rủa các Sa-môn, Bà-la-môn. Còn người vợ cũng sát sanh, lấy của không cho, sống tà hạnh trong các dục, nói láo, đắm say rượu men rượu nấu, ác giới, tánh ác, sống ở gia đình với một tâm bị cấu uế xan tham chi phối. Như vậy, này các Gia chủ là đê tiện nam sống chung với đê tiện nữ.

4. Và này các Gia chủ, thế nào là đê tiện nam sống chung với Thiên nữ?

Ở đây, này gia chủ, người chồng sát sanh, lấy của không cho, sống tà hạnh trong các dục, nói láo, đắm say rượu men rượu nấu, ác giới, tánh ác, sống ở gia đình với một tâm bị cấu uế xan tham chi phối, nhiếc mắng chưởi rủa các Sa-môn, Bà-la-môn. Còn người vợ từ bỏ sát sanh, từ bỏ lấy của không cho, từ bỏ tà hạnh trong các dục, từ bỏ nói láo, từ bỏ đắm say rượu men rượu nấu, có giới, thiện tánh, sống ở gia đình không với tâm bị cấu uế xan tham chi phối, không có nhiếc mắng chưởi rủa các Sa-môn, Bà-la-môn. Như vậy, này các Gia chủ, là đê tiện nam sống chung với Thiên nữ.

5. Và này các Gia chủ, thế nào là Thiên nam sống chung với một đê tiện nữ?

Ở đây, này các gia chủ, người chồng từ bỏ sát sanh, từ bỏ lấy của không cho, từ bỏ tà hạnh trong các dục, từ bỏ nói láo, từ bỏ đắm say rượu men rượu nấu, có giới, thiện tánh, sống ở gia đình không với tâm bị cấu uế xan tham chi phối,không có nhiếc mắng chưởi rủa các Sa-môn, Bà-la-môn. Nhưng người vợ là người sát sanh, lấy của không cho, sống tà hạnh trong các dục, nói láo, đắm say rượu men rượu nấu, ác giới, tánh ác, sống ở gia đình với một tâm bị cấu uế xan tham chi phối, nhiếc mắng chưởi rủa các Sa-môn, Bà-la-môn. Như vậy, này các Gia chủ là Thiên nam sống chung với đê tiện nữ.

6. Và này các Gia chủ, thế nào là Thiên nam sống chung với Thiên nữ?

Ở đây, này các Gia chủ, người chồng từ bỏ sát sanh từ bỏ lấy của không cho, từ bỏ tà hạnh trong các dục, từ bỏ nói láo, từ bỏ đắm say rượu men rượu nấu, có giới, thiện tánh, sống ở gia đình không với tâm bị cấu uế xan tham chi phối không nhiếc mắng chưởi rủa các Sa-môn, Bà-la-môn, và người vợ cũng là người từ bỏ sát sanh, từ bỏ lấy của không cho, từ bỏ tà hạnh trong các dục, từ bỏ nói láo, từ bỏ đắm say rượu men rượu nấu, có giới, thiện tánh, sống ở gia đình không với tâm bị cấu uế xan tham chi phối không nhiếc mắng chưởi rủa các Sa-môn, Bà-la-môn.  Thiên nam sống chung với Thiên nữ

Này các Gia chủ, có bốn loại chung sống này.

7.

Cả hai là ác giới,
Xan tham và nhiếc mắng,
Cặp vợ và chồng ấy,
Ðê tiện sống đê tiện.
Chồng là người ác giới,
Xan tham và nhiếc mắng,
Vợ là người có giới,
Bố thí, không xan tham,
Như vậy vợ Thiên nữ 
Sống với chồng đê tiện.
Chồng là người có giới,
Bố thí, không xan tham,
Vợ là đê tiện nữ,
Chung sống chồng, Thiên nam.
Cả hai, tín, bố thí,
Sống chế ngự, chánh mạng.
Cả hai vợ chồng ấy,
Nói lời thân ái nhau,
Ðời sống nhiều hạnh phúc
Chờ đợi hai người ấy.
Kẻ thù không thích ý,
Cả hai giới hạnh lành.
Ở đây sống theo pháp,
Giữ cấm giới đồng đẳng,
Cả hai giới hạnh lành,
Sống hoan hỷ Thiên giới,
Hân hoan được thỏa mãn, 
Ðúng với điều cầu mong.

(IV) (54) Sống Chung (2)

1. - Này các Tỷ-kheo, có bốn loại sống chung này. Thế nào là bốn?

Ðê tiện nam sống chung với đê tiện nữ. Ðê tiện nam sống chung với Thiên nữ. Thiên nam sống chung với đê tiện nữ. Thiên nam sống chung với Thiên nữ.

2. Và này các Tỷ-kheo, thế nào là đê tiện nam sống chung với đê tiện nữ?

Ở đây, này các Tỷ-kheo, người chồng là người sát sanh, lấy của không cho, sống tà hạnh trong các dục, nói láo, nói hai lưỡi, nói lời thô ác, nói lời phù phiếm, tham lam, sân tâm, tà kiến, ác giới, ác tánh, sống trong gia đình với tâm bị cấu uế xan tham chi phối, nhiếc mắng chưởi rủa các Sa-môn, Bà-la-môn. Còn người vợ cũng sát sanh, lấy của không cho, sống tà hạnh trong các dục, nói láo, nói hai lưỡi, nói lời thô ác, nói lời phù phiếm, tham lam, sân tâm, tà kiến, ác giới, ác tánh, sống ở gia đình với một tâm bị cấu uế xan tham chi phối. Như vậy, này các Gia chủ, là đê tiện nam chung sống với đê tiện nữ.

3. Và này các Gia chủ, thế nào là đê tiện nam sống chung với Thiên nữ?

Ở đây, này các Gia chủ, người chồng sát sanh, lấy của không cho, sống tà hạnh trong các dục, nói láo, nói hai lưỡi, nói lời thô ác, nói lời phù phiếm, tham lam, sân tâm, tà kiến, ác giới, ác tánh, sống trong gia đình với tâm bị cấu uế xan tham chi phối, nhiếc mắng, chưởi rủa các Sa-môn, Bà-la-môn. Còn người vợ từ bỏ sát sanh, từ bỏ lấy của không cho, từ bỏ nói láo, từ bỏ nói hai lưỡi, từ bỏ nói lời thô ác, từ bỏ nói lời phù phiếm, không tham, không có sân tâm, chánh kiến, có giới, thiện tánh, sống ở gia đình không với tâm vị cấu uế xan tham chi phối, không có nhiếc mắng chưởi rủa các Sa-môn, Bà-la-môn. Như vậy, này các Gia chủ, là đê tiện nam sống chung với Thiên nữ.

4. Và này các Gia chủ, thế nào là Thiên nam sống chung với đê tiện nữ?

Ở đây, này các Gia chủ, người chồng từ bỏ sát sanh, từ bỏ lấy của không cho, từ bỏ nói láo, từ bỏ nói hai lưỡi, từ bỏ nói lời thô ác, từ bỏ nói lời phù phiếm, không tham, không có sân tâm, chánh kiến, có giới, thiện tánh, sống ở gia đình không với tâm vị cấu uế xan tham chi phối, không có nhiếc mắng chưởi rủa các Sa-môn, Bà-la-môn. Nhưng người vợ là người sát sanh, lấy của không cho, sống tà hạnh trong các dục, nói láo, nói hai lưỡi, nói lời thô ác, nói lời phù phiếm, tham lam, sân tâm, tà kiến, ác giới, ác tánh, sống trong gia đình với tâm bị cấu uế xan tham chi phối,nhiếc mắng chưởi rủa các Sa-môn, Bà-la-môn. Như vậy, này các Gia chủ, là Thiên nam sống chung với đê tiện nữ.

5. Và này các Gia chủ, thế nào là Thiên nam sống chung với Thiên nữ?

Ở đây, này các Gia chủ, người chồng từ bỏ sát sanh, từ bỏ lấy của không cho, từ bỏ nói láo, từ bỏ nói hai lưỡi, từ bỏ nói lời thô ác, từ bỏ nói lời phù phiếm, không tham, không có sân tâm, chánh kiến, có giới, thiện tánh, sống ở gia đình không với tâm vị cấu uế xan tham chi phối,không nhiếc mắng chưởi rủa các Sa-môn, Bà-la-môn; và người vợ cũng là người từ bỏ sát sanh, từ bỏ lấy của không cho, từ bỏ nói láo, từ bỏ nói hai lưỡi, từ bỏ nói lời thô ác, từ bỏ nói lời phù phiếm, không tham, không có sân tâm, chánh kiến, có giới, thiện tánh, sống ở gia đình không với tâm vị cấu uế xan tham chi phối, không nhiếc mắng chưởi rủa các Sa-môn, Bà-la-môn.

Này các Gia chủ, có bốn loại sống chung này.

6.

Cả hai là ác giới,
Xan tham và nhiếc mắng,
Cặp vợ và chồng ấy,
Ðê tiện sống đê tiện,
Chồng là người ác giới,
Xan tham và nhiếc mắng,
Vợ là người có giới,
Bố thí, không xan tham,
Như vậy vợ Thiên nữ
Sống với chồng đê tiện.
Chồng là người có giới,
Bố thí, không xan tham,
Còn người vợ ác giới,
Xan tham và nhiếc mắng,
Vợ là đê tiện nữ,
Chung sống chồng, Thiên nam.
Cả hai, tín, bố thí,
Sống chế ngự, chánh mạng,
Cả hai vợ chồng ấy,
Nói lời thân ái nhau,
Ðời sống nhiều hạnh phúc,
Chờ đợi hai người ấy.
Kẻ thù không thích ý,
Cả hai giới hạnh lành,
Ở đây sống theo Pháp,
Giữ cấm giới đồng đẳng,
Cả hai giới hạnh lành,
Sống hoan hỷ Thiên giới,
Hân hoan được thỏa mãn,
Ðúng với điều cầu mong.


II. Thảo Luận:   TT Giác Đẳng điều hợp.
Thảo luận câu : 1. Phải chăng Đức Phật cũng có những lời dạy về hạnh phúc hôn nhân? TT Tuệ Siêu 

Thảo luận câu : 2. Xan tham (bỏn xẻn) được gọi là cấu uế nên hiểu thế nào? TT Pháp Tân 


Thảo luận câu :3. Dựa theo bài học hôm nay thì người Phật tử có cái nhìn thế nào về hôn nhân giữa những người khác tôn giáo? TT Tuệ Siêu 



 III. Trắc Nghim
Trắc nghiệm 1. Từ những lời dạy của Đức Phật chúng ta có thể nói điều nào sau dây thật sự là "Xứng đôi vừa lứa" trong hôn nhân? 
/ A. Môn đăng hộ đối
 / B. Thanh mai trúc mã 
/ C. Đồng đẳng tín giới 
/ D. Trai tài gái sắc

TT PháĐăng cho đáp án câu 1 là C

Trác nghiệm 2. Theo Phật Pháp thì điểm nào sau đây được xem là quan trọng để xây dựng một gia đinh hạnh phúc? 
A. Vợ chồng cùng chia sẻ những giá trị cao quý 
/ B. Người đàn ông phải nắm vững vị thế gia trưởng 
/ C. Người vợ sanh được con trai nối dõi 
/ D. Tình yêu luôn luôn mặn nồng

ĐĐ Nguyên Thông cho đáp án Câu Số 2: A 

Trắc nghiệm 3. Tại sao sự đồng đẳng tín giới là yếu tố xây dựng hạnh phúc hôn nhân? 
A. Tình yêu nam nữ thường mai một theo thời gian nên cần có những chia sẻ giá trị tinh thần thì bền vững hơn 
/ B. Khi người ta có cùng giá trị cao cả thì dễ bỏ qua những bất đồng nhỏ bé 
/ C. Giới hạnh và tín tâm khiến vợ chồng giữ được lòng kính trọng với nhau. Đó là yếu tố của bền vững 
/ D. Cả ba câu trên đều đúng

TT Pháp Tân cho đáp án câu số 3 là D


Thursday, April 28, 2016

Bài học. Thứ Năm ngày 28-4-2016

Kinh Tăng Chi B - Anguttara Nikaya

Giảng Sư: TT Tuệ Siêu 

Chương Hai Pháp

XII. Phẩm Hy Cầu

1 - 11 Hy Cầu

1.- Tỷ-kheo có tín tâm, này các Tỷ-kheo, nếu hy cầu một cách chơn chánh, sẽ hy cầu như sau: "Mong rằng ta sẽ như Sàriputta và Moggallàna". Ðây là cán cân, này các Tỷ-kheo, đây là đồ đo lường đối với các đệ tử Tỷ-kheo của Ta, tức là Sàriputta và Moggallàna.

2. Tỷ-kheo-ni có tín tâm, này các Tỷ-kheo, nếu hy cầu một cách chơn chánh, sẽ hy cầu như sau: "Mong rằng ta sẽ như Tỷ-kheo-ni Khemà và Uppalavannà". Ðây là cán cân, này các Tỷ-kheo, đây là đồ đo lường đối với các đệ tử Tỷ-kheo-ni của Ta, tức là Tỷ-kheo-ni Khemà và Uppalavannà.

3. Cư sĩ có tín tâm, này các Tỷ-kheo, nếu hy cầu một cách chơn chánh, sẽ hy cầu như sau: "Mong rằng ta sẽ như gia chủ Citta và Hatthaka ở Alavì". Ðây là cán cân, này các Tỷ-kheo, đây là đồ đo lường đối với các đệ tử cư sĩ của Ta, tức là gia chủ Citta và Hatthaka ở Alavì.

4. Nữ cư sĩ có tín tâm, này các Tỷ-kheo, nếu hy cầu một cách chơn chánh, sẽ hy cầu như sau: "Mong rằng ta sẽ như nữ cư sĩ Khujjuttarà và Velukantakiyà, mẹ của Nanda". Ðây là cán cân, này các Tỷ-kheo, đây là đồ đo lường đối với các đệ tử nữ cư sĩ của Ta, tức là nữ cư sĩ Khujjuttarà và Velukantakiyà, mẹ của Nanda.

5. Thành tựu hai pháp, này các Tỷ-kheo, kẻ ngu, vụng về, không phải bậc Chân nhân, tự mình xử sự như một vật mất gốc, bị thương tích, phạm tội, bị kẻ trí quở trách và tạo nên nhiều vô phước. Thế nào là hai? Không suy tư, không thẩm sát, tán thán người không đáng được tán thán, và chỉ trích người xứng đáng được tán thán. Do thành tựu hai pháp, này các Tỷ-kheo, kẻ ngu, vụng về, không phải bậc Chân nhân, tự mình xử sự như một vật bị mất gốc, bị thương tích, phạm tội, bị kẻ trí quở trách và tạo nên nhiều vô phước.

Thành tựu hai pháp, này các Tỷ-kheo, bậc hiền trí, khôn khéo, bậc Chân nhân, tự mình xử sự không như một vật mất gốc, không bị thương tích, không phạm tội, không bị kẻ trí quở trách và tạo nên nhiều phước đức. Thế nào là hai? Sau khi suy tư và thẩm sát, tán thán người đáng được tán thán, và chỉ trích người đáng bị chỉ trích. Do thành tựu hai pháp, này các Tỷ-kheo, bậc hiền trí, khôn khéo, bậc Chân nhân, tự mình xử sự không như một vật mất gốc, không bị thương tích, không phạm tội, không bị kẻ trí quở trách và tạo nên nhiều phước đức.

6. Thành tựu hai pháp, này các Tỷ-kheo, kẻ ngu, vụng về, không phải bậc Chân nhân, tự mình xử sự như một vật mất gốc, bị thương tích, phạm tội, bị kẻ trí quở trách và tạo nên nhiều vô phước. Thế nào là hai? Không có suy tư, không có thẩm sát, tự cảm thấy tin tưởng đối với những chỗ không đáng tin tưởng, và tự cảm thấy không tin tưởng đối với những chỗ đáng tin tưởng. Do thành tựu hai pháp, này các Tỷ-kheo, kẻ ngu, vụng về, không phải bậc Chân nhân, tự mình xử sự như một vật mất gốc, bị thương tích, phạm tội, bị kẻ trí quở trách và tạo nên nhiều vô phước.

Thành tựu hai pháp, này các Tỷ-kheo, bậc hiền trí, khôn khéo, là bậc Chân nhân, tự mình xử sự không như một vật mất gốc, không bị thương tích, không phạm tội, không bị kẻ trí quở trách và tạo nên nhiều phước đức. Thế nào là hai? Sau khi suy tư và thẩm sát, tự cảm thấy không tin tưởng đối với các chỗ không đáng tin tưởng, và tự cảm thấy tin tưởng đối với những chỗ đáng tin tưởng. Do thành tựu hai pháp, này các Tỷ-kheo, bậc hiền trí, khôn khéo, bậc Chân nhân, tự mình xử sự không như một vật mất gốc, không bị thương tích, không phạm tội, không bị kẻ trí quở trách và tạo nên nhiều phước đức.

7. Do tà hạnh đối với hai (hạng người) kẻ ngu, vụng về ... nhiều vô phước. Ðối với hai hạng người nào? Với mẹ và với cha. Do tà hạnh đối với hai (hạng người) này kẻ ngu, vụng về ... nhiều vô phước.

Do chánh hạnh đối với hai (hạng người), bậc hiền trí ... tạo nên nhiều phước đức. Ðối với hai hạng người nào? Với mẹ và với cha. Do chánh hạnh đối với hai (hạng người) này, bậc hiền trí ... tạo nên nhiều phước đức.

8. Do tà hạnh đối với hai (hạng người) kẻ ngu, vụng về ... nhiều vô phước. Ðối với hai hạng người nào? Với Như Lai và với đệ tử của Như Lai. Do tà hạnh đối với hai hạng người này, kẻ ngu, vụng về ... nhiều vô phước.

Do chánh hạnh đối với hai (hạng người), bậc hiền trí ... tạo nên nhiều phước đức. Ðối với hai hạng người nào? Với Như Lai và với đệ tử của Như Lai. Do chánh hạnh đối với hai (hạng người) này, bậc hiền trí ... tạo nên nhiều phước đức.

9. Này các Tỷ-kheo, có hai pháp này. Thế nào là hai? Thanh tịnh tự tâm và không chấp thủ một cái gì ở đời. Những pháp này, này các Tỷ-kheo, là hai pháp.

10. Này các Tỷ-kheo, có hai pháp này. Thế nào là hai? Phẫn nộ và hiềm hận. Các pháp này, này các Tỷ-kheo, là hai pháp.

11. Này các Tỷ-kheo, có hai pháp này. Thế nào là hai? Nhiếp phục phẫn nộ và nhiếp phục hiềm hận. Các pháp này, này các Tỷ-kheo, là hai pháp.


II. Thảo Luận:   TT Giác Đẳng điều hợp.
 Thảo luận câu :1. Bài học hôm nay có liên quan tới câu "không gần gũi kẻ xấu, thân cận bậc thiện trí"? TT Tuệ Siêu 

Thảo luận câu : 2. "không tán thán các bậc đáng tán thán" có tội gì? TT Tuệ Siêu 

Thảo luận câu :3. Con người có tốt có xấu. Nếu chỉ ca ngợi cái tốt mà không chỉ trích cái xấu thì có nên chăng? TT Tuệ Siêu 

Thảo luận câu 4; Vua Ba Tư Nặc (Pasenadi) đang ngồi nói chuyện với Đức Thế Tôn. Bấy giờ một số tu sĩ loã thể đi qua. Nhà vua đức lên vái chào một cách cung kính. Sau đó nhà vua hỏi Đức Phật phải chăng đó là những bậc a la hán? Đức Phật trả lời: Thưa Ðại vương, khi Ðại vương còn là cư sĩ, trong khi còn sống thọ hưởng các dục, bị con cái trói buộc, quen dùng các loại chiên đàn ở xứ Kàsi, trang sức với vòng hoa, hương thơm, dầu sáp, sử dụng vàng và bạc, thời Ðại vương thật khó biết được các vị ấy là bậc A-la-hán hay là bậc đang đi con đường hướng đến A-la-hán quả. / Thưa Ðại vương, phải cọng trú mới biết được giới đức của một người, và phải trong một thời gian dài không thể khác được, phải có tác ý, không phải không có tác ý, phải có trí tuệ, không phải với ác tuệ/ Thưa Ðại vương, chính phải cùng chung một nghề mới biết được sự thanh tịnh của một người, phải trong một thời gian dài không thể khác được, phải có tác ý, không phải không tác ý, phải có trí tuệ, không phải với ác tuệ./ Thưa Ðại vương

 Với đoạn kinh trên thì chúng ta nên làm gì để có thể lượng định trí, đức của một người? _TT Pháp Ðång 

Thảo luận câu :  5. Khi người ta tốt mình tán thán, khi người ta có hành động xấu thì mình chỉ trích.Điều đó có vẻ bất nhất. Vậy có nên chăng đừng khen ai chê ai? ĐĐ Pháp Tín 




 III. Trắc Nghim
  Trắc nghiệm 1. Sự ca ngợi, tán thán là biểu hiện điều gì sau đây? 
A. Giá trị mà mình trân trọng 
/ B. Khả năng đánh giá 
/ C. Xu hướng của bản thân
 / D. Cả ba điều trên

ĐĐ Nguyên Thông cho đáp án Câu Số 1 : . D .

 Trắc nghiệm 2. Điều nào sau đây có lợi ích cho người tu tập? 
A. Có những bạn lành để trao đổi, chia sẻ sự tu học 
/ B. Có những ngưỡng mộ, tưởng kính đối với một số các bậc chân tu thạc đức
 / C. Không chạy theo xu hướng nhất thời 
/ D. Cả ba câu trên đều đúng

TT Pháp Đăng cho đáp án Câu Số 2 : D

Trắc nghiệm 3. Điều nào sau đây được dạy trong bài kinh hôm nay: 
A. Chỉ nên tán thán hay tin tưởng sau khi suy tư và thẩm sát  (anuvicca pariyogāhetvā) 
/ B. Người thiểu trí tự mình xử sự không như một vật mất gốc 
/ C. Người tán thán người không đáng được tán thán, và chỉ trích người xứng đáng được tán thán tạo nhiều vô phước 

/ D. Cả ba điều trên

ĐĐ Nguyên Thông cho đáp án câu 3 là: D

Wednesday, April 27, 2016

Bài học. Thứ Tư ngày 27-4-2016

Kinh Tăng Chi B - Anguttara Nikaya

Giảng Sư: TT Pháp Đăng 

Chương Bốn Pháp

-VI. Phẩm Nguồn Sanh Phước

(II) (52) Quả Phước (Với Cư Sĩ) (2)

1. - Này các Tỷ-kheo, có bốn nguồn sanh phước, nguồn sanh thiện này đem lại an lạc, thuộc Thiên giới, là quả lạc dị thục, dẫn đến cõi Trời, đưa đến khả lạc, khả hỷ, khả ý, hạnh phúc, an lạc. Thế nào là bốn?

Ở đây, này các Tỷ-kheo, vị Thánh đệ tử thành tựu với lòng tịnh tín bất động đối với Phật; bậc Thế Tôn ấy là bậc Ứng Cúng, Chánh Biến Tri, Minh Hạnh Túc, Thiện Thệ, Thế Gian Giải, Vô Thượng Sĩ, Ðiều Ngự Trượng Phu, Thiên Nhân Sư, Phật, Thế Tôn... Này các Tỷ-kheo, đây là nguồn sanh phước, nguồn sanh thiện thứ nhất này đem lại an lạc, thuộc Thiên giới, là quả lạc dị thục, dẫn đến cõi Trời, đưa đến khả lạc, khả hỷ, khả ý, hạnh phúc an lạc.

Lại nữa, này các Tỷ-kheo, vị Thánh đệ tử thành tựu với lòng tịnh tín bất động đối với Pháp, Pháp được Thế Tôn khéo nói, thiết thực hiện tại, không có thời gian, đến để mà thấy, có khả năng hướng thượng, được người trí tự mình giác hiểu. Này các Tỷ-kheo, đây là nguồn sanh phước, nguồn sanh thiện thứ hai này đem lại an lạc, thuộc Thiên giới, là quả lạc dị thục, dẫn đến cõi Trời, đưa đến khả lạc, khả hỷ, khả ý, hạnh phúc, an lạc.

Lại nữa, này các Tỷ-kheo, vị Thánh đệ tử thành tựu với lòng tịnh tín bất động đối với chúng Tăng, Thiện hạnh là chúng đệ tử Thế Tôn. Trực hạnh là chúng đệ tử Thế Tôn. Ưng lý hạnh là chúng đệ tử Thế Tôn. Chánh hạnh là chúng đệ tử Thế Tôn. Tức là bốn đôi tám vị. Chúng đệ tử này của Thế Tôn đáng được cung kính, đáng được tôn trọng, đáng được đảnh lễ, đáng được chắp tay, là ruộng phước vô thượng ở đời. Này các Tỷ-kheo, đây là nguồn sanh phước, nguồn sanh thiện thứ ba này đem lại an lạc, thuộc Thiên giới, là quả lạc dị thục, dẫn đến cõi Trời, đưa đến khả lạc, khả hỷ, khả ý, hạnh phúc, an lạc.

Lại nữa, này các Tỷ-kheo, vị Thánh đệ tử thành tựu với những giới được bậc Thánh ái kính, không bị phá hoại, không bị bể vụn, không bị điểm chấm, không bị uế nhiễm, đưa đến giải thoát, được người trí tán thán, không bị chấp thủ, đưa đến Thiền định. Này các Tỷ-kheo, đây là nguồn sanh phước, nguồn sanh thiện thứ tư này đem lại an lạc, thuộc Thiên giới, là quả lạc dị thục, dẫn đến cõi Trời, đưa đến khả lạc, khả hỷ, khả ý, hạnh phúc, an lạc.

Này các Tỷ-kheo, bốn nguồn sanh phước, nguồn sanh thiện này, đem lại an lạc, thuộc Thiên giới, là quả lạc dị thục, dẫn đến cõi Trời, đưa đến khả lạc, khả hỷ, khả ý, hạnh phúc, an lạc.

2.

Ai tin tưởng Như Lai,
Bất động, khéo an trú,
Ai tin giới, hiền thiện,
Bậc Thánh khen, mến chuộng.
Ai tịnh tín chúng Tăng,
Với cái nhìn chánh trực,
Người ấy được họ gọi,
Không phải là người nghèo.
Ðời sống người như vậy,
Không phải đời trống rỗng,
Do vậy tín và giới,
Tịnh tín và thắng pháp,
Bậc trí chú tâm niệm,
Lời dạy của chư Phật.



II. Thảo Luận:   TT Giác Đẳng điều hợp.

Thảo luận câu :1. Tại sao ở đây Đức Phật dùng chữ ""thánh đệ tử - ariyasāvako"? TT Tuệ Siêu 

Thảo luận 2. Từ ngữ "lòng tịnh tín bất động - aveccappasādena" nên được hiểu thế nào? 

Thảo luận câu : 3. Phải chăng những ân đức (guna)  hay đặc tính của Phật Pháp Tăng điều nào đứng đầu danh sách là quan trọng hơn cả thí dụ  Araham (ứng cúng)trong ân đức Phật Bảo, Svakhato bhagavata dhammo (pháp thiện thuyết bởi đức Thế Tôn)  trong ân đức Pháp Bảo,, Supatipanno (Thiện hạnh)trong ân đức Tăng Bảo? - TT Tuệ Siêu 


Thảo luận câu :4. Từ ngữ puññābhisandā có nghĩa là"thành tựu phúc lành"  hay là "nguồn sanh phước"? - TT Tuệ Siêu 


 III. Trắc Nghim

Tuesday, April 26, 2016

Bài học. Thứ Ba ngày 26-4-2016

Kinh Tăng Chi B - Anguttara Nikaya

Giảng Sư: TT Tuệ Quyền 

Chương Bốn Pháp

-VI. Phẩm Nguồn Sanh Phước

(I) (51) Phẩm Nguồn Sanh Phước (Với Cư Sĩ) (1)

1. Nhân duyên ở Sàvatthi

2. - Có bốn nguồn sanh phước, nguồn sanh thiện này đem lại an lạc, thuộc Thiên giới, là quả lạc dị thục, dẫn đến cõi Trời, đưa đến khả lạc, khả hỷ, khả ý, hạnh phúc, an lạc. Thế nào là bốn?

Này các Tỷ-kheo, Tỷ-kheo trong khi hưởng thọ y của ai, đạt đến và an trú vô lượng tâm định, như vậy là nguồn sanh phước vô lượng cho người ấy, là nguồn sanh thiện đem lại an lạc, thuộc Thiên giới, là quả lạc dị thục, dẫn đến cõi Trời, đưa đến khả lạc, khả hỷ, khả ý, hạnh phúc, an lạc.

Này các Tỷ-kheo, vị Tỷ-kheo trong khi hưởng thọ đồ ăn khất thực của ai, đạt đến và an trú vô lượng tâm định, như vậy là nguồn sanh phước vô lượng cho người ấy, là nguồn sanh thiện đem lại an lạc, thuộc Thiên giới, là quả lạc dị thục, dẫn đến cõi Trời, đưa đến khả lạc, khả hỷ, khả ý, hạnh phúc, an lạc.

Này các Tỷ-kheo, vị Tỷ-kheo trong khi hưởng thọ trú xứ của ai, đạt đến và an trú vô lượng tâm định, như vậy là nguồn sanh phước vô lượng cho người ấy, là nguồn sanh thiện đem lại an lạc, thuộc Thiên giới, là quả lạc dị thục, dẫn đến cõi Trời, đưa đến khả lạc, khả hỷ, khả ý, hạnh phúc, an lạc.

 Này các Tỷ-kheo, vị Tỷ-kheo trong khi hưởng thọ dược phẩm trị bệnh của ai, đạt đến và an trú vô lượng tâm định, như vậy là nguồn sanh phước vô lượng cho người ấy, là nguồn sanh thiện đem lại an lạc, thuộc Thiên giới, là quả lạc dị thục, dẫn đến cõi Trời, đưa đến khả lạc, khả hỷ, khả ý, hạnh phúc, an lạc.

2. Này các Tỷ-kheo, vị Thánh đệ tử thành tựu bốn nguồn sanh phước, nguồn sanh thiện này, thời không dễ gì để nắm lấy một số lượng phước thiện, và nói rằng: "Có chừng ấy nguồn sanh phước, nguồn sanh thiện, đem lại an lạc, thuộc thiên giới, là quả lạc dị thục đem đến cõi trời, đưa đến khả lạc, khả hỷ, khả ý, hạnh phúc, an lạc"; vì rằng cả khối phước thiện lớn được xem là vô số vô lượng.

3. Ví như, này các Tỷ-kheo, trong biển lớn, thật không dễ gì để nắm lấy một số lượng nước và nói rằng: "Có chừng ấy thùng nước, hay có chừng ấy trăm thùng nước, hay có chừng ấy ngàn thùng nước, hay có chừng ấy trăm ngàn thùng nước"; vì rằng cả khối lượng lớn nước được xem là vô số, vô lượng. Cũng vậy, này các Tỷ-kheo, vị Thánh đệ tử thành tựu bốn nguồn sanh phước, nguồn sanh thiện này, thời không dễ gì nắm lấy một số lượng phước thiện và nói rằng: "Có chừng ấy nguồn sanh phước, nguồn sanh thiện, đem lại an lạc thuộc thiên giới, là quả lạc dị thục, đem đến cõi Trời, đưa đến khả lạc, khả hỷ, khả ý, hạnh phúc, an lạc"; vì rằng cả khối phước thiện lớn được xem là vô số vô lượng.

4.

Biển lớn không hạn lượng,
Hồ lớn nhiều sợ hãi,
Là kho tàng cất giữ,
Vô số lượng châu báu,
Cũng là chỗ trú ẩn,
Vô số các loại cá,
Là chỗ các sóng lớn,
Quy tụ chảy ra biển,
Cũng vậy người bố thí,
Ðồ ăn và đồ uống,
Vải mặc và giường nằm,
Chỗ ngồi và thảm nệm,
Bậc Hiền thí như vậy,
Phước đức ùa chảy đến,
Như sông dẫn dòng nước,
Ùa chảy vào bể cả.

(II) (52) Nguồn Sanh Phước (Với Cư Sĩ) (2)

1. - Này các Tỷ-kheo, có bốn nguồn sanh phước, nguồn sanh thiện này đem lại an lạc, thuộc Thiên giới, là quả lạc dị thục, dẫn đến cõi Trời, đưa đến khả lạc, khả hỷ, khả ý, hạnh phúc, an lạc. Thế nào là bốn?

Ở đây, này các Tỷ-kheo, vị Thánh đệ tử thành tựu với lòng tịnh tín bất động đối với Phật; bậc Thế Tôn ấy là bậc Ứng Cúng, Chánh Biến Tri, Minh Hạnh Túc, Thiện Thệ, Thế Gian Giải, Vô Thượng Sĩ, Ðiều Ngự Trượng Phu, Thiên Nhân Sư, Phật, Thế Tôn... Này các Tỷ-kheo, đây là nguồn sanh phước, nguồn sanh thiện thứ nhất này đem lại an lạc, thuộc Thiên giới, là quả lạc dị thục, dẫn đến cõi Trời, đưa đến khả lạc, khả hỷ, khả ý, hạnh phúc an lạc.

Lại nữa, này các Tỷ-kheo, vị Thánh đệ tử thành tựu với lòng tịnh tín bất động đối với Pháp, Pháp được Thế Tôn khéo nói, thiết thực hiện tại, không có thời gian, đến để mà thấy, có khả năng hướng thượng, được người trí tự mình giác hiểu. Này các Tỷ-kheo, đây là nguồn sanh phước, nguồn sanh thiện thứ hai này đem lại an lạc, thuộc Thiên giới, là quả lạc dị thục, dẫn đến cõi Trời, đưa đến khả lạc, khả hỷ, khả ý, hạnh phúc, an lạc.

Lại nữa, này các Tỷ-kheo, vị Thánh đệ tử thành tựu với lòng tịnh tín bất động đối với chúng Tăng, Thiện hạnh là chúng đệ tử Thế Tôn. Trực hạnh là chúng đệ tử Thế Tôn. Ưng lý hạnh là chúng đệ tử Thế Tôn. Chánh hạnh là chúng đệ tử Thế Tôn. Tức là bốn đôi tám vị. Chúng đệ tử này của Thế Tôn đáng được cung kính, đáng được tôn trọng, đáng được đảnh lễ, đáng được chắp tay, là ruộng phước vô thượng ở đời. Này các Tỷ-kheo, đây là nguồn sanh phước, nguồn sanh thiện thứ ba này đem lại an lạc, thuộc Thiên giới, là quả lạc dị thục, dẫn đến cõi Trời, đưa đến khả lạc, khả hỷ, khả ý, hạnh phúc, an lạc.

Lại nữa, này các Tỷ-kheo, vị Thánh đệ tử thành tựu với những giới được bậc Thánh ái kính, không bị phá hoại, không bị bể vụn, không bị điểm chấm, không bị uế nhiễm, đưa đến giải thoát, được người trí tán thán, không bị chấp thủ, đưa đến Thiền định. Này các Tỷ-kheo, đây là nguồn sanh phước, nguồn sanh thiện thứ tư này đem lại an lạc, thuộc Thiên giới, là quả lạc dị thục, dẫn đến cõi Trời, đưa đến khả lạc, khả hỷ, khả ý, hạnh phúc, an lạc.

Này các Tỷ-kheo, bốn nguồn sanh phước, nguồn sanh thiện này, đem lại an lạc, thuộc Thiên giới, là quả lạc dị thục, dẫn đến cõi Trời, đưa đến khả lạc, khả hỷ, khả ý, hạnh phúc, an lạc.

2.

Ai tin tưởng Như Lai,
Bất động, khéo an trú,
Ai tin giới, hiền thiện,
Bậc Thánh khen, mến chuộng.
Ai tịnh tín chúng Tăng,
Với cái nhìn chánh trực,
Người ấy được họ gọi,
Không phải là người nghèo.
Ðời sống người như vậy,
Không phải đời trống rỗng,
Do vậy tín và giới,
Tịnh tín và thắng pháp,
Bậc trí chú tâm niệm,
Lời dạy của chư Phật.



II. Thảo Luận:   TT Giác Đẳng điều hợp.

 Thảo luận câu :  1. Chữ "vô lượng - appamàna" ở đây có thể hiểu tương đồng với chữ  appamàna dhamma trong A Tỳ Đàm? TT Tuệ Quyền 




 III. Trắc Nghim
Trắc Nghiệm : 1. Những điều nào sau đây thường khiến tâm ý bị "đóng khung"?
 A. Phiền não
 /  B. Sự kỳ thị đối với chúng sanh (thân sơ, đẹp xấu ..)  
C. Chấp thủ " đây là ta, là của ta, là tự ngã của ta 

/D. Cả ba điều trên

TT Pháp Tân cho đáp án câu 1 là D