Kinh Tăng Chi Bộ - Anguttara Nikaya
Giảng Sư: TT Giác Đẳng
Chương Bốn Pháp
III. Phẩm Bánh Xe
VIII) (38) Tránh Né
1. - Tỷ-kheo trừ khử sự thật cá nhân, này các Tỷ-kheo, đã từ bỏ hoàn toàn các tầm cầu hay thân hành được khinh an, vị ấy được gọi là vị độc hành.
Và này các Tỷ-kheo thế nào là Tỷ-kheo đã trừ khử sự thật cá nhân?
Ở đây, này các Tỷ-kheo, đối với các sự thật cá nhân phổ thông của các Sa-môn, Bà-la-môn nói chung, ví như thế giới là thường còn, hay thế giới là không thường còn, hay thế giới là có giới hạn, hay thế giới là không giới hạn, sinh mạng và thân này là một, hay sinh mạng và thân này là khác, Như Lai sau khi chết có tồn tại, hay Như Lai sau khi chết không tồn tại, hay Như Lai sau khi chết có tồn tại và không tồn tại, hay Như Lai sau khi chết không có tồn tại và không không tồn tại. Tỷ-kheo đối với tất cả các sự thật cá nhân ấy đã trừ khử, đã xả bỏ, đã nhổ ra, đã giải thoát, đã đoạn tận, đã từ bỏ.
Như vậy, này các Tỷ-kheo, là Tỷ-kheo trừ khử sự thật cá nhân.
2. Và này các Tỷ-kheo, thế nào là Tỷ-kheo đã từ bỏ hoàn toàn các tầm cầu?
Ở đây, này các Tỷ-kheo, đối với Tỷ-kheo, dục tầm cầu được đoạn tận, hữu tầm cầu được đoạn tận, Phạm hạnh tầm cầu được khinh an. Như vậy, này các Tỷ-kheo, là Tỷ-kheo đã từ bỏ hoàn toàn các tầm cầu.
3. Và này các Tỷ-kheo, thế nào là Tỷ-kheo thân hành được khinh an?
Ở đây, này các Tỷ-kheo, Tỷ-kheo xả lạc, xả khổ, chấm dứt hỷ ưu đã cảm thọ trước, chứng đạt và an trú Thiền thứ tư, không khổ, không lạc, xả niệm thanh tịnh.
Như vậy này các Tỷ-kheo, là Tỷ-kheo thân hành được khinh an.
4. Và này các Tỷ-kheo, thế nào là Tỷ-kheo độc cư?
Ở đây, này các Tỷ-kheo, đối với Tỷ-kheo ngã mạn được đoạn tận, được cắt đứt từ gốc rễ, được làm như thân cây ta-la, được khiến cho không thể hiện hữu, khiến cho không thể sanh khởi trong tương lai.
Như vậy, này các Tỷ-kheo, là Tỷ-kheo độc cư, Tỷ-kheo trừ khử sự thật cá nhân, này các Tỷ-kheo, đã từ bỏ hoàn toàn các tầm cầu, hay thân hành được khinh an, vị ấy được gọi là vị độc hành.
5.
Dục và hữu tầm cầu,
Cùng Phạm hạnh tầm cầu,
Chấp thủ sự thật này,
Chỗ kiến xứ chất chứa,
Ai không thích mọi tham,
Giải thoát được ái diệt,
Các tầm cầu từ bỏ,
Kiến xứ được nhổ lên,
Tỷ kheo ấy an tịnh,
Thật chánh niệm khinh an,
Không bị ai chiến bại,
Minh kiến được kiêu mạn,
Vị ấy được danh xưng,
Bậc Giác ngộ độc cư.
II. Thảo Luận: TT Giác Đẳng điều hợp.
Thảo luận : 1. Có đúng chăng trong cuộc tu chính bản thân tự tạo những chướng ngại lớn nhất cho mình? TT Pháp Tân Thảo luận 2. Phải chăng người đi tu không nên quan niệm là chùa nào thoải mái thì mới trú ngụ? TT Pháp Đăng
Thảo luận 3: bản ngã là gì? bản chất của bản ngã là gì? gốc là từ minh hay vô minh?"-TT Pháp Đăng
III. Trắc Nghiệm
Trắc nghiệm 1. Người tu Phật hiểu đạo có thể đồng ý điều nào sau đây?A. Không phải chân lý nào cũng đáng khám phá
/ B. Không phải quả phước nào cũng khả cầu
/ C. Không phải thiện pháp nào cũng là nên làm
/D. Cả ba câu trên
ĐĐ Nguyên Thông cho đáp án Câu Số 1 : D .
Trắc nghiệm 2. Câu nào sau đây đúng với ý nghĩa của bài học?
A. Đi tìm những cái thoả mãn mắt, tai, mũi, lưỡi, thân, ý là dục tầm
/ B. Mong muốn mình sẽ trở thành người thế nầy, thế kia ... là hữu tầm
/ C. Hướng đến lối sống êm đềm, bình lặng trong cuộc tu là đặt sai mục đích của phạm hạnh
/ D. Cả ba câu trên đều đúng
ĐĐ Nguyên Thông cho đáp án Câu Số 2 : D
No comments:
Post a Comment