Wednesday, April 20, 2016

Bài học. Thứ Tư ngày 20-4-2016

Kinh Tăng Chi B - Anguttara Nikaya

Giảng Sư: TT Pháp Đăng 

Chương Bốn Pháp

V. Phẩm Rohitassa

(VIII) (48) Visàkhà

1. Một thời, Thế Tôn trú ở Sàvatthi, tại Jetavana, khu vườn ông Anàthapindika. Lúc bấy giờ, Tôn giả Visàkhà Pancàliputta, trong hội trường với pháp thoại, đang thuyết pháp cho các Tỷ-kheo, khích lệ, làm cho phấn khởi, làm cho hoan hỷ, với lời nói lịch sự, thông suốt, không có phều phào với ý nghĩa rõ ràng minh bạch, không có ngập ngừng. Rồi Thế Tôn, vào buổi chiều từ chỗ thiền tịnh đứng dậy đi đến hội trường, sau khi đến, ngồi xuống trên chỗ đã soạn sẵn. Sau khi ngồi xuống, Thế Tôn nói với các Tỷ-kheo:

- Này các Tỷ-kheo, ai đang thuyết pháp trong hội trường cho các Tỷ-kheo, khích lệ, làm cho phấn khởi, làm cho hoan hỷ, với lời nói lịch sự, thông suốt, không có phều phào, với ý nghĩa rõ ràng minh bạch, không có ngập ngừng?

- Bạch Thế Tôn, Tôn giả Visàkhà Pancàliputta đang thuyết pháp trong hội trường cho các Tỷ kheo, khích lệ, làm cho phấn khởi, làm cho hoan hỷ, với lời nói lịch sự, thông suốt, không có phều phào, với ý nghĩa rõ ràng minh bạch, không có ngập ngừng.

Rồi Thế Tôn nói với Tôn giả Visàkhà Panàliputta:

- Lành thay, lành thay này Visàkhà! Lành thay, này Visàkhà, Thầy đang thuyết pháp cho các Tỷ-kheo, khích lệ, làm cho phấn khởi, làm cho hoan hỷ, với lời nói lịch sự, thông suốt, không có phều phào với ý nghĩa rõ ràng minh bạch, không có ngập ngừng.

2.

Nếu vị ấy không nói,
Chúng không biết vị ấy,
Như vậy bậc Hiền trí,
Lẫn lộn với kẻ ngu,
Nếu vị ấy nói lên,
Chúng biết đến vị ấy,
Khi vị ấy thuyết giảng,
Con đường đến bất tử,
Vậy hãy thuyết giảng lên,
Chói sáng chơn diệu pháp,
Hãy dâng cao ngọn cờ,
Ngọn cờ các ẩn sĩ,
Khéo nói là ngọn cờ,
Của các bậc ẩn sĩ,
Và pháp là ngọn cờ,
Của những bậc ẩn sĩ.


II. Thảo Luận:   TT Giác Đẳng điều hợp.

Thảo luận câu :   1. Tại sao sự thuyết pháp mạch lạc, âm thanh rõ ràng là một biểu hiện của sự tôn kính Pháp? ĐĐ Nguyên Thông 

Thảo luận câu :2. Phật Pháp có phủ nhận giá trị của âm thanh, sắc tướng?

Thảo luận câu :  3. Trong kệ ngôn: "Khéo nói là ngọn cờ,/Của các bậc ẩn sĩ,/ Và pháp là ngọn cờ,/ Của những bậc ẩn sĩ" phải chăng ngọn cờ ở đây chỉ cho biểu tượng? ĐĐ Nguyên Thông 


Thảo luận câu :  4. Ngày nay người ta thường nói đến "chấn hưng Phật Pháp" phải chăng nếu nói đúng là "chấn chỉnh sự học và hành trì Phật Pháp"? ĐĐ Pháp Tín 

 III. Trắc Nghim
Trắc nghiệm 1. Thử tìm hiểu ý nghĩa khác biệt của chữ "giới" trong các từ vựng sau đây?
 A. Kiết giới 
 / B.  mười tám giới 
/ C. Tam giới
/ D. Ngũ giới

TT  Giác  Đẳng cho đáp án câu 1 là C

Trắc nghiệm 2. Những điều nào sau đây KHÔNG được Đức Phật khuyên khi đối với một vị thuyết pháp?
 A. Không nên đi quá xa ngôn ngữ địa phương 
/ B. Nên thuyết pháp với tâm từ, tránh lời sân hận
 / C. Nên hoà đồng với tất cả tôn giáo 
/ D. Khi thuyết pháp nên đối chiếu cho đúng với kinh luật

TT Tuệ Quyn cho đáán câu 2 B

Trắc nghiệm 3. Câu nào sau đây được xem là được tìm thấy trong kinh điển? 
A. Đức Phật là bậc Pháp Vương có thể tuỳ theo hoàn cảnh mà nói pháp với nhiều phương tiện khác nhau 
/ B. Đức Phật, dù là bậc Pháp Vương, nhưng khi nói pháp vẫn cẩn thận chứ không phải không cẩn thận 
/ C. Đức Phật tuy nói pháp nhiều nhưng không nói điều gì cả 
/ D. Ba câu trên đều sai


TT Pháp Tân cho đáán câu 3 là B

No comments:

Post a Comment