Monday, April 11, 2016

Bài học. Thứ Hai ngày 11-4-2016

Kinh Tăng Chi B - Anguttara Nikaya

Giảng Sư: TT Tuệ Siêu 

Chương Hai Pháp

XI. Phẩm Các Hy Vọng


XI. Phẩm Các Hy Vọng

1-12 Hy Vọng

1.- Có hai hy vọng này, này các Tỷ-kheo, khó được từ bỏ. Thế nào là hai? Hy vọng được lợi dưỡng và hy vọng được sống. Hai pháp này, này các Tỷ-kheo, là hai hy vọng khó được từ bỏ.

2. Có hai hạng người này, này các Tỷ-kheo, khó tìm được ở đời. Thế nào là hai? Người thi ân trước và người biết nhớ ơn đã làm. Hai hạng người này, này các Tỷ-kheo, khó tìm được ở đời.

3. Có hai hạng người này, này các Tỷ-kheo, khó tìm được ở đời. Thế nào là hai? Người thỏa mãn và người làm người khác thỏa mãn. Hai hạng người này, này các Tỷ-kheo, khó tìm được ở đời.

4. Có hai hạng người này, này các Tỷ-kheo, khó làm cho thỏa mãn. Thế nào là hai? Người cất chứa các lợi dưỡng và người phung phí các lợi dưỡng. Hai hạng người này, này các Tỷ-kheo, là hai hạng người khó làm cho thỏa mãn.

5. Có hai hạng người này, này các Tỷ-kheo, dễ làm thỏa mãn. Thế nào là hai? Người không cất chứa các lợi dưỡng và người không phung phí các lợi dưỡng. Hai hạng người này, này các Tỷ-kheo, là hai hạng người dễ làm thỏa mãn ở đời.

6. Có hai duyên này, này các Tỷ-kheo, khiến tham sanh khởi. Thế nào là hai? Tịnh tướng và không như lý tác ý. Những pháp này, này các Tỷ-kheo, là hai duyên khiến tham sanh khởi.

7. Có hai duyên này, này các Tỷ-kheo, khiến sân sanh khởi. Thế nào là hai? Chướng ngại tướng và không như lý tác ý. Những pháp này, này các Tỷ-kheo, là hai duyên khiến sân sanh khởi.

8. Có hai duyên này, này các Tỷ-kheo, khiến tà kiến sanh khởi. Thế nào là hai? Tiếng nói của người khác và không như lý tác ý. Những pháp này, này các Tỷ-kheo, là hai duyên khiến tà kiến sanh khởi.

9. Có hai duyên này, này các Tỷ-kheo, khiến chánh kiến sanh khởi. Thế nào là hai? Tiếng nói của người khác và không như lý tác ý. Những pháp này, này các Tỷ-kheo, là hai duyên khiến chánh kiến sanh khởi.

10. Này các Tỷ-kheo, có hai tội phạm . Thế nào là hai? Tội phạm nhẹ và tội phạm nặng. Hai pháp này, này các Tỷ-kheo, là hai tội phạm.

11. Này các Tỷ-kheo, có hai tội phạm. Thế nào là hai? Tội phạm thô trọng và tội phạm không thô trọng. Hai pháp này, này các Tỷ-kheo, là hai tội phạm.

12. Này các Tỷ-kheo, có hai tội phạm. Thế nào là hai? Tội phạm có dư tàn và tội phạm không có dư tàn. Hai pháp này, này các Tỷ-kheo, là hai tội phạm.



II. Thảo Luận:   TT Giác Đẳng điều hợp.

Thảo luận câu :1. Nếu nhìn vào tịnh tướng (subhanimitta) thì tham sanh khởi, nếu nhìn vào chướng ngại tướng (paṭighanimitta) thì sân sanh khởi vậy chúng ta nên nhìn vào góc cạnh nào? TT Tuệ Siêu 

Thảo luận 2. Tại sao hành giả tu tập nên nhìn sự vật "cái nào ra cái đó" thí dụ: sắc uẩn chỉ là sắc uẩn thôi...?ĐĐ Nguyên THông


Thảo luận câu :  3. Phải chăng với cá tính nặng về tham hay nặng về sân .... hành giả nên tuỳ theo đó mà tổ chức đời sống cho thích hợp? ĐĐ Nguyên Thông 

 III. Trắc Nghiệm
Trắc nghiệm 1. Người nào sau đây là người nghiêng nặng về cái nhìn "tịnh tướng - subhanimitta"?
 A. Món ăn mình đang có rất ngon 
/ B. Món ăn mình đang có rất quý hiếm 
/ C. Món ăn mình đang có chỉ có người sang trọng mới có ăn
 / D. Cả ba câu trên

TT Pháp Đăng cho đáp án Câu Số 1: D

 Trắc nghiệm 2. Như lý tác ý hay khéo tác ý có thể mang ý nghĩa "gần" với điều nào sau đây? 
A. Cách nhìn lạc quan
 / B. Cách nhìn tích cực 
/ C. Cách nhìn đạo vị 
/ D. Cách nhìn thông thoáng


ĐĐ Pháp Tín cho đáp án Câu Số 2: B

No comments:

Post a Comment