Kinh Tăng Chi Bộ - Anguttara Nikaya
Giảng Sư: TT Tuệ Siêu
Chương Hai Pháp
XI. Phẩm Các Hy Vọng
1-12 Hy Vọng
1.- Có hai hy vọng này, này các Tỷ-kheo, khó được từ bỏ. Thế nào là hai? Hy vọng được lợi dưỡng và hy vọng được sống. Hai pháp này, này các Tỷ-kheo, là hai hy vọng khó được từ bỏ.
2. Có hai hạng người này, này các Tỷ-kheo, khó tìm được ở đời. Thế nào là hai? Người thi ân trước và người biết nhớ ơn đã làm. Hai hạng người này, này các Tỷ-kheo, khó tìm được ở đời.
3. Có hai hạng người này, này các Tỷ-kheo, khó tìm được ở đời. Thế nào là hai? Người thỏa mãn và người làm người khác thỏa mãn. Hai hạng người này, này các Tỷ-kheo, khó tìm được ở đời.
4. Có hai hạng người này, này các Tỷ-kheo, khó làm cho thỏa mãn. Thế nào là hai? Người cất chứa các lợi dưỡng và người phung phí các lợi dưỡng. Hai hạng người này, này các Tỷ-kheo, là hai hạng người khó làm cho thỏa mãn.
5. Có hai hạng người này, này các Tỷ-kheo, dễ làm thỏa mãn. Thế nào là hai? Người không cất chứa các lợi dưỡng và người không phung phí các lợi dưỡng. Hai hạng người này, này các Tỷ-kheo, là hai hạng người dễ làm thỏa mãn ở đời.
6. Có hai duyên này, này các Tỷ-kheo, khiến tham sanh khởi. Thế nào là hai? Tịnh tướng và không như lý tác ý. Những pháp này, này các Tỷ-kheo, là hai duyên khiến tham sanh khởi.
7. Có hai duyên này, này các Tỷ-kheo, khiến sân sanh khởi. Thế nào là hai? Chướng ngại tướng và không như lý tác ý. Những pháp này, này các Tỷ-kheo, là hai duyên khiến sân sanh khởi.
8. Có hai duyên này, này các Tỷ-kheo, khiến tà kiến sanh khởi. Thế nào là hai? Tiếng nói của người khác và không như lý tác ý. Những pháp này, này các Tỷ-kheo, là hai duyên khiến tà kiến sanh khởi.
9. Có hai duyên này, này các Tỷ-kheo, khiến chánh kiến sanh khởi. Thế nào là hai? Tiếng nói của người khác và không như lý tác ý. Những pháp này, này các Tỷ-kheo, là hai duyên khiến chánh kiến sanh khởi.
10. Này các Tỷ-kheo, có hai tội phạm . Thế nào là hai? Tội phạm nhẹ và tội phạm nặng. Hai pháp này, này các Tỷ-kheo, là hai tội phạm.
11. Này các Tỷ-kheo, có hai tội phạm. Thế nào là hai? Tội phạm thô trọng và tội phạm không thô trọng. Hai pháp này, này các Tỷ-kheo, là hai tội phạm.
12. Này các Tỷ-kheo, có hai tội phạm. Thế nào là hai? Tội phạm có dư tàn và tội phạm không có dư tàn. Hai pháp này, này các Tỷ-kheo, là hai tội phạm.
II. Thảo Luận: TT Giác Đẳng điều hợp.
Thảo luận câu : 1. Phải chăng có những học giới mà phần đông thấy là nặng nhưng thực tế thì không nặng bằng những điều luật mà người đời nghĩ là nhẹ? TT Tuệ Siêu Thảo luận câu : 2. Sự dị nghị của người đời có ảnh hưởng thế nào đối với giới luật của vị tỳ kheo? ĐĐ Pháp Tín
Thảo luận câu : 3. Phải chăng sự khác biệt giữa kinh tạng và luật tạng là có những điều không thể tha thứ theo luật trong lúc thì kinh tạng kêu gọi sự bao dung? ĐĐ Nguyên Thông
Thảo luận câu : 3. Phải chăng sự khác biệt giữa kinh tạng và luật tạng là có những điều không thể tha thứ theo luật trong lúc thì kinh tạng kêu gọi sự bao dung? ĐĐ Pháp Tín
III. Trắc Nghiệm
Trắc nghiệm 1. Hành động nào sau đây được xem là sự phạm tội nặng nhất của một vị tỳ kheo?A. Tuyên bố rằng mình có khả năng biết được người chết đi sanh về cõi nào
/ B. Giới thiệu cho đôi nam nữ quen biết và đi đến hôn nhân
/ C. Uống rượu
/ D. Đang nhập hạ lại bỏ đi không có lý do chánh đáng
TT Tuệ Siêu cho đáp án Câu Số 1: A-B-C-D
Trắc nghiệm 2. Những điều nào sau đây NÊN là điều cần được một tỳ kheo phản tỉnh theo Phật Pháp?
A. Hành động khiến người đời chê trách tăng chúng
/ B. Hành động bị chê trách bởi các bậc thiện trí
/ C. Hành động dẫn tới tự trách
/ D. Cả ba câu trên
TT Tuệ Quyền cho đáp án Câu Số 2 : D.
No comments:
Post a Comment