Thursday, April 28, 2016

Bài học. Thứ Năm ngày 28-4-2016

Kinh Tăng Chi B - Anguttara Nikaya

Giảng Sư: TT Tuệ Siêu 

Chương Hai Pháp

XII. Phẩm Hy Cầu

1 - 11 Hy Cầu

1.- Tỷ-kheo có tín tâm, này các Tỷ-kheo, nếu hy cầu một cách chơn chánh, sẽ hy cầu như sau: "Mong rằng ta sẽ như Sàriputta và Moggallàna". Ðây là cán cân, này các Tỷ-kheo, đây là đồ đo lường đối với các đệ tử Tỷ-kheo của Ta, tức là Sàriputta và Moggallàna.

2. Tỷ-kheo-ni có tín tâm, này các Tỷ-kheo, nếu hy cầu một cách chơn chánh, sẽ hy cầu như sau: "Mong rằng ta sẽ như Tỷ-kheo-ni Khemà và Uppalavannà". Ðây là cán cân, này các Tỷ-kheo, đây là đồ đo lường đối với các đệ tử Tỷ-kheo-ni của Ta, tức là Tỷ-kheo-ni Khemà và Uppalavannà.

3. Cư sĩ có tín tâm, này các Tỷ-kheo, nếu hy cầu một cách chơn chánh, sẽ hy cầu như sau: "Mong rằng ta sẽ như gia chủ Citta và Hatthaka ở Alavì". Ðây là cán cân, này các Tỷ-kheo, đây là đồ đo lường đối với các đệ tử cư sĩ của Ta, tức là gia chủ Citta và Hatthaka ở Alavì.

4. Nữ cư sĩ có tín tâm, này các Tỷ-kheo, nếu hy cầu một cách chơn chánh, sẽ hy cầu như sau: "Mong rằng ta sẽ như nữ cư sĩ Khujjuttarà và Velukantakiyà, mẹ của Nanda". Ðây là cán cân, này các Tỷ-kheo, đây là đồ đo lường đối với các đệ tử nữ cư sĩ của Ta, tức là nữ cư sĩ Khujjuttarà và Velukantakiyà, mẹ của Nanda.

5. Thành tựu hai pháp, này các Tỷ-kheo, kẻ ngu, vụng về, không phải bậc Chân nhân, tự mình xử sự như một vật mất gốc, bị thương tích, phạm tội, bị kẻ trí quở trách và tạo nên nhiều vô phước. Thế nào là hai? Không suy tư, không thẩm sát, tán thán người không đáng được tán thán, và chỉ trích người xứng đáng được tán thán. Do thành tựu hai pháp, này các Tỷ-kheo, kẻ ngu, vụng về, không phải bậc Chân nhân, tự mình xử sự như một vật bị mất gốc, bị thương tích, phạm tội, bị kẻ trí quở trách và tạo nên nhiều vô phước.

Thành tựu hai pháp, này các Tỷ-kheo, bậc hiền trí, khôn khéo, bậc Chân nhân, tự mình xử sự không như một vật mất gốc, không bị thương tích, không phạm tội, không bị kẻ trí quở trách và tạo nên nhiều phước đức. Thế nào là hai? Sau khi suy tư và thẩm sát, tán thán người đáng được tán thán, và chỉ trích người đáng bị chỉ trích. Do thành tựu hai pháp, này các Tỷ-kheo, bậc hiền trí, khôn khéo, bậc Chân nhân, tự mình xử sự không như một vật mất gốc, không bị thương tích, không phạm tội, không bị kẻ trí quở trách và tạo nên nhiều phước đức.

6. Thành tựu hai pháp, này các Tỷ-kheo, kẻ ngu, vụng về, không phải bậc Chân nhân, tự mình xử sự như một vật mất gốc, bị thương tích, phạm tội, bị kẻ trí quở trách và tạo nên nhiều vô phước. Thế nào là hai? Không có suy tư, không có thẩm sát, tự cảm thấy tin tưởng đối với những chỗ không đáng tin tưởng, và tự cảm thấy không tin tưởng đối với những chỗ đáng tin tưởng. Do thành tựu hai pháp, này các Tỷ-kheo, kẻ ngu, vụng về, không phải bậc Chân nhân, tự mình xử sự như một vật mất gốc, bị thương tích, phạm tội, bị kẻ trí quở trách và tạo nên nhiều vô phước.

Thành tựu hai pháp, này các Tỷ-kheo, bậc hiền trí, khôn khéo, là bậc Chân nhân, tự mình xử sự không như một vật mất gốc, không bị thương tích, không phạm tội, không bị kẻ trí quở trách và tạo nên nhiều phước đức. Thế nào là hai? Sau khi suy tư và thẩm sát, tự cảm thấy không tin tưởng đối với các chỗ không đáng tin tưởng, và tự cảm thấy tin tưởng đối với những chỗ đáng tin tưởng. Do thành tựu hai pháp, này các Tỷ-kheo, bậc hiền trí, khôn khéo, bậc Chân nhân, tự mình xử sự không như một vật mất gốc, không bị thương tích, không phạm tội, không bị kẻ trí quở trách và tạo nên nhiều phước đức.

7. Do tà hạnh đối với hai (hạng người) kẻ ngu, vụng về ... nhiều vô phước. Ðối với hai hạng người nào? Với mẹ và với cha. Do tà hạnh đối với hai (hạng người) này kẻ ngu, vụng về ... nhiều vô phước.

Do chánh hạnh đối với hai (hạng người), bậc hiền trí ... tạo nên nhiều phước đức. Ðối với hai hạng người nào? Với mẹ và với cha. Do chánh hạnh đối với hai (hạng người) này, bậc hiền trí ... tạo nên nhiều phước đức.

8. Do tà hạnh đối với hai (hạng người) kẻ ngu, vụng về ... nhiều vô phước. Ðối với hai hạng người nào? Với Như Lai và với đệ tử của Như Lai. Do tà hạnh đối với hai hạng người này, kẻ ngu, vụng về ... nhiều vô phước.

Do chánh hạnh đối với hai (hạng người), bậc hiền trí ... tạo nên nhiều phước đức. Ðối với hai hạng người nào? Với Như Lai và với đệ tử của Như Lai. Do chánh hạnh đối với hai (hạng người) này, bậc hiền trí ... tạo nên nhiều phước đức.

9. Này các Tỷ-kheo, có hai pháp này. Thế nào là hai? Thanh tịnh tự tâm và không chấp thủ một cái gì ở đời. Những pháp này, này các Tỷ-kheo, là hai pháp.

10. Này các Tỷ-kheo, có hai pháp này. Thế nào là hai? Phẫn nộ và hiềm hận. Các pháp này, này các Tỷ-kheo, là hai pháp.

11. Này các Tỷ-kheo, có hai pháp này. Thế nào là hai? Nhiếp phục phẫn nộ và nhiếp phục hiềm hận. Các pháp này, này các Tỷ-kheo, là hai pháp.


II. Thảo Luận:   TT Giác Đẳng điều hợp.
 Thảo luận câu :1. Bài học hôm nay có liên quan tới câu "không gần gũi kẻ xấu, thân cận bậc thiện trí"? TT Tuệ Siêu 

Thảo luận câu : 2. "không tán thán các bậc đáng tán thán" có tội gì? TT Tuệ Siêu 

Thảo luận câu :3. Con người có tốt có xấu. Nếu chỉ ca ngợi cái tốt mà không chỉ trích cái xấu thì có nên chăng? TT Tuệ Siêu 

Thảo luận câu 4; Vua Ba Tư Nặc (Pasenadi) đang ngồi nói chuyện với Đức Thế Tôn. Bấy giờ một số tu sĩ loã thể đi qua. Nhà vua đức lên vái chào một cách cung kính. Sau đó nhà vua hỏi Đức Phật phải chăng đó là những bậc a la hán? Đức Phật trả lời: Thưa Ðại vương, khi Ðại vương còn là cư sĩ, trong khi còn sống thọ hưởng các dục, bị con cái trói buộc, quen dùng các loại chiên đàn ở xứ Kàsi, trang sức với vòng hoa, hương thơm, dầu sáp, sử dụng vàng và bạc, thời Ðại vương thật khó biết được các vị ấy là bậc A-la-hán hay là bậc đang đi con đường hướng đến A-la-hán quả. / Thưa Ðại vương, phải cọng trú mới biết được giới đức của một người, và phải trong một thời gian dài không thể khác được, phải có tác ý, không phải không có tác ý, phải có trí tuệ, không phải với ác tuệ/ Thưa Ðại vương, chính phải cùng chung một nghề mới biết được sự thanh tịnh của một người, phải trong một thời gian dài không thể khác được, phải có tác ý, không phải không tác ý, phải có trí tuệ, không phải với ác tuệ./ Thưa Ðại vương

 Với đoạn kinh trên thì chúng ta nên làm gì để có thể lượng định trí, đức của một người? _TT Pháp Ðång 

Thảo luận câu :  5. Khi người ta tốt mình tán thán, khi người ta có hành động xấu thì mình chỉ trích.Điều đó có vẻ bất nhất. Vậy có nên chăng đừng khen ai chê ai? ĐĐ Pháp Tín 




 III. Trắc Nghim
  Trắc nghiệm 1. Sự ca ngợi, tán thán là biểu hiện điều gì sau đây? 
A. Giá trị mà mình trân trọng 
/ B. Khả năng đánh giá 
/ C. Xu hướng của bản thân
 / D. Cả ba điều trên

ĐĐ Nguyên Thông cho đáp án Câu Số 1 : . D .

 Trắc nghiệm 2. Điều nào sau đây có lợi ích cho người tu tập? 
A. Có những bạn lành để trao đổi, chia sẻ sự tu học 
/ B. Có những ngưỡng mộ, tưởng kính đối với một số các bậc chân tu thạc đức
 / C. Không chạy theo xu hướng nhất thời 
/ D. Cả ba câu trên đều đúng

TT Pháp Đăng cho đáp án Câu Số 2 : D

Trắc nghiệm 3. Điều nào sau đây được dạy trong bài kinh hôm nay: 
A. Chỉ nên tán thán hay tin tưởng sau khi suy tư và thẩm sát  (anuvicca pariyogāhetvā) 
/ B. Người thiểu trí tự mình xử sự không như một vật mất gốc 
/ C. Người tán thán người không đáng được tán thán, và chỉ trích người xứng đáng được tán thán tạo nhiều vô phước 

/ D. Cả ba điều trên

ĐĐ Nguyên Thông cho đáp án câu 3 là: D

No comments:

Post a Comment