Saturday, April 16, 2016

Bài học. Thứ Bảy ngày 16-4-2016

Kinh Tăng Chi B - Anguttara Nikaya

Giảng Sư: TT Pháp Tân
Chương Bốn Pháp
V. Phẩm Rohitassa

(III) (43) Phẫn Nộ (1)

1. Bốn hạng người này, này các Tỷ-kheo, có mặt, hiện hữu ở đời. Thế nào là bốn?

Kính trọng phẫn nộ, không kính trọng diệu pháp; kính trọng gièm pha, không kính trọng diệu pháp; kính trọng lợi dưỡng, không kính trọng diệu pháp; kính trọng cung kính, không kính trọng diệu pháp.

Bốn hạng người này, này các Tỷ-kheo, có mặt, hiện hữu ở đời.

2. Bốn hạng người này, này các Tỷ-kheo, có mặt, hiện hữu ở đời. Thế nào là bốn?

Kính trọng diệu pháp, không kính trọng phẫn nộ; kính trọng diệu pháp, không kính trọng gièm pha; kính trọng diệu pháp, không kính trọng lợi dưỡng; kính trọng diệu pháp, không kính trọng cung kính.

Bốn hạng người này, này các Tỷ-kheo, có mặt, hiện hữu ở đời.

3.

Các Tỷ-kheo kính trọng,
Phẫn nộ và gièm pha, 
Kính trọng các lợi dưỡng,
Kính trọng sự cung kính,
Vị ấy không lớn mạnh,
Trong pháp đức Phật thuyết,
Ai hiện sống, đã sống,
Kính trọng Chánh diệu pháp,
Các vị ấy lớn mạnh
Trong pháp đức Phật thuyết.

(IV) (44) Sự Phẫn Nộ (2)

1. - Này các Tỷ-kheo, có bốn phi diệu pháp này. Thế nào là bốn?

Kính trọng phẫn nộ, không kính trọng diệu pháp; kính trọng gièm pha, không kính trọng diệu pháp; kính trọng lợi dưỡng, không kính trọng diệu pháp; kính trọng cung kính, không kính trọng diệu pháp.

Này các Tỷ-kheo, có bốn phi diệu pháp này.

2. Này các Tỷ-kheo, có bốn diệu pháp này. Thế nào là bốn?

Kính trọng diệu pháp, không kính trọng phẫn nộ; kính trọng diệu pháp, không kính trọng gièm pha; kính trọng diệu pháp, không kính trọng lợi dưỡng; kính trọng diệu pháp, không kính trọng cung kính.

Này các Tỷ-kheo, có bốn diệu pháp này.

3.

Trọng phẫn nộ, gièm pha,
Trong lợi dưỡng, cung kính,
Như hột giống hư thối,
Trong thửa ruộng tốt lành,
Tỷ-kheo ấy không lớn,
Trong Chánh pháp vi diệu.
Ai đã sống, hiện sống,
Kính trong Chánh diệu pháp,
Các vị ấy lớn mạnh,
Trong Chánh pháp vi diệu,
Như dược thảo, dùng dầu,
Chữa trị lớn mạnh hơn.


II. Thảo Luận:   TT Giác Đẳng điều hợp.
Thảo luận 1. Chữ saddhamma ở đây dịch là diệu pháp có thể hiểu là lẽ phải, đạo lý..? TT Tue Sieu

Thảo luận câu 2: Thái độ thường thiên nặng về điều gì phải chăng tánh khí đó đã trở thành thói quen? TT Tuệ Quyền 


Thảo luận câu 3: Ưa nói xấu người khác có phải là chứng bệnh tâm lý? TT Pháp Đăng 


 III. Trắc Nghiệm
Trắc nghiệm 1. Một tỳ kheo "lấy Phật Pháp làm trọng" sẽ chọn thái độ nào sau đây?
 A. Dù vị thầy có khó tánh nhưng vẫn thụ huấn vì học được những điều vi diệu 
/ B. Sống ở trú xứ kham khổ nhưng có tiến bộ tu tập nên vẫn tiếp tục ở lại 
/ C. Đối diện với nghịch cảnh thường kham nhẫn nhớ nghĩ tới Phật Pháp hơn là dùng phản ứng phiền não 
/ D. Cả ba thái độ trên

TT Pháp Đăng cho đáp án Câu Số 1 . D

 Trắc nghiệm 2. Lý do nào sau đây khiến người ta thường sống với sự phẩn nộ? 
A. Phẩn nộ cho người ta cảm giác là mình mạnh mẽ 
/ B. Phẩn nộ làm cho người ta sự an lạc 
/ C. Phẩn nộ cho người ta cảm giác được chú ý 
/ D. Phẩn nộ cho người ta sự ấm áp trong lòng

ĐĐ Nguyên Thông cho đáp án Câu Số 2 . A

Trắc nghiệm 3.  Điều nào sau đây giúp chúng ta giảm bớt thói tật nói xấu người khác? 
A. Với sự hiểu biết khẳng định sự "tự tán hủy tha" là một tánh hạnh bất thiện 
/ B. Tránh thân cận những người "ngồi lê đôi mách" 
/ C. Tập sống với thái độ "cái gì không rõ ràng thì không quyết đoán" 
/ D. Cả ba điều trên

ĐĐ Pháp Tín cho đáp án Câu Số 3 là D 

Trắc nghiệm 4. Điều nào sau đây được xem là chính xác trong Phật Pháp? 
A. Đức Phật và chư hiền thánh đều khởi đầu cuộc tu bằng sự từ bỏ danh lợi
/ B. Còn chấp thủ "đây là ta, là của của ta, là tự ngã của ta" thì còn khổ 
/ C. Danh lợi là miếng mồi của ác ma 
/ D. Cả ba câu trên đều đúng

TT Tuệ Quyền cho đáp án Câu Số 4 . D.

No comments:

Post a Comment