Sunday, September 11, 2016

Bài học. Chủ Nhật ngày 11-9-2016

Kinh Tăng Chi B - Anguttara Nikaya

Giảng Sư: TT Tuệ Siêu

Chương Bốn Pháp
XVIII. Phẩm Chủ Tâm Tạo Tác (Tư Tâm Sở)

(IX) (179) Niết Bàn

1. Rồi Tôn giả Ananda đi đến Tôn giả Sàriputta. sau khi đến ... ngồi xuống một bên. Tôn giả Ananda nói với Tôn giả Sàriputta:

- Do nhân gì, thưa Hiền giả Sàriputta, do duyên gì ở đây, lại có một số chúng sanh ngay trong hiện tại không có chứng nhập Niết-bàn?

- Ở đây, này Hiền giả Ananda, chúng sanh không có như thật quán tri: "Các tưởng này dự phần vào thối đọa", không có như thật quán tri: "Các tưởng này dự phần vào an trú", không có như thật quán tri: "Các tưởng này dự phần vào thù thắng", không có như thật quán tri: "Các tưởng này dự phần vào thể nhập". Này Hiền giả Ananda, đây là nhân, đây là duyên, do vậy ở đây có hạng chúng sanh ngay trong hiện tại, không chứng nhập Niết-bàn.

2. - Thưa Hiền giả Sàriputta, do nhân gì, do duyên gì, ở đây có hạng chúng sanh ngay trong hiện tại chứng nhập được Niết-bàn?

- Ở đây, này Hiền giả Ananda, chúng sanh như thật quán tri: "Các tưởng này dự phần vào thối đọa", như thật quán tri: "Các tưởng này dự phần vào an trú", như thật quán tri: "Các tưởng này dự phần vào thù thắng", như thật quán tri: "Các tưởng này dự phần vào thể nhập". Do nhân này, do duyên này, này Hiền giả Ananda, ở đây có các chúng sanh ngay trong hiện tại, chứng nhập Niết-bàn.


II. Thảo Luận:   TT Giác Đẳng điu hợp.

Thảo luận 1. Thuật ngữ "tưởng -saññà" trong Phật học có nghĩa là gì? TT Tuệ Siêu 

Thảo luận 1b. Thông thường câu sau đây "anicce niccan ti saññāvipallāso / dukkhe sukhan ti saññāvipallāso / anattani attā ti saññāvipallāso /asubhe subhan ti saññāvipallāso (tưởng vô thường là thường, tưởng khổ là lạc, tưởng vô ngã là ngã, tưởng bất tịnh là tịnh) thì chữ tưởng ở đây nên hiểu chính xác thế nào TT Tuệ Siêu 

Thảo luận 1c. Chữ "tưởng" trong mười pháp tưởng của kinh Girimànanda nên định nghĩa ra sao? “katamā dasa? aniccasaññā, anattasaññā, asubhasaññā, ādīnavasaññā, pahānasaññā, virāgasaññā, nirodhasaññā, sabbaloke anabhiratasaññā , sabbasaṅkhāresu aniccāsaññā, ānāpānassati.Mười pháp quán tưởng Gồm những pháp nào? Quán tưởng vô thường / Quán tưởng vô ngã / Quán tưởng bất tịnh / Quán tưởng hệ lụy / Quán tưởng đoạn tận  /Quán tưởng ly dục / Quán tưởng tịch tịnh / Quán tưởng vô trước / Quán tưởng yểm ly / Quán niệm hơi thở.TT Tuệ Siêu 

Thảo luân 2. Phải chăng khả năng "nhận diện các tưởng" ở đây đòi hỏi trình độ của những bậc có thiền chứng?

Thảo luận 3. Sự quán tri như thật (yathābhūtaṃ pajānanti) ở đây cần được hiểu thế nào?



 III. Trắc Nghim
Trắc nghiệm 1. Chúng ta thường "sống với dĩ vãng" nếu một người thường nhớ về quá khứ "vang bóng một thời"  rồi sanh lòng tiếc nuối khôn khuây. Sự nhớ nghĩ ấy nằm trong điều nào sau đây? 
A. Tưởng dẫn đến thối đoạ 
/ B. Tưởng dẫn đến vững trú 
/ C. Tưởng dẫn đến tiến bộ 
/ D. Tưởng dẫn đến thấu triệt

TT Tuệ Quyền cho đáp án Câu 1 A

 Trắc nghiệm 2. Chúng ta thường "sống với dĩ vãng" nếu một người nhớ về quá khứ ngày xưa người đó đẹp như vậy mà bây giờ đã già nua đúng là vô thường. Nghĩ vậy tinh tấn tu tập. Sự nhớ nghĩ ấy nằm trong điều nào sau đây?
 A. Tưởng dẫn đến thối đoạ 
/ B. Tưởng dẫn đến vững trú
 / C. Tưởng dẫn đến tiến bộ 
/ D. Tưởng dẫn đến thấu triệt

ĐĐ Nguyên Thông cho đáp án Câu 2 D

Trắc nghiệm 3. Chúng ta thường "sống với dĩ vãng" nếu một người  nhớ về quá khứ đã từng qua bao thăng trầm của lợi danh vinh nhục nên tâm bình thản không bị chi phối bởi thế sự. Sự nhớ nghĩ ấy nằm trong điều nào sau đây?
 A. Tưởng dẫn đến thối đoạ 
/ B. Tưởng dẫn đến vững trú 
/ C. Tưởng dẫn đến tiến bộ
 / D. Tưởng dẫn đến thấu triệt

TT Phap Dang cho dap an cau 3 la D

Trắc nghiệm 4. Đức bồ tát dùng túc mạng minh nhớ nhiều kiếp quá khứ rồi thấy được những đầu mối nhân quả khởi sanh tuệ giác. Sự nhớ nghĩ ấy nằm trong điều nào sau đây?
 A. Tưởng dẫn đến thối đoạ
 / B. Tưởng dẫn đến vững trú 
/ C. Tưởng dẫn đến tiến bộ 
/ D. Tưởng dẫn đến thấu triệt

TT Phap Dang cho dap an cau 4 la D



No comments:

Post a Comment