Kinh Tăng Chi Bộ - Anguttara Nikaya
Giảng Sư: TT Pháp Tân
Chương Bốn Pháp
XIX. Phẩm Chiến Sĩ
(IV) (184) Không Sợ Hãi
1. Rồi Bà-la-môn Jànussoni đi đến Thế Tôn; sau khi đến, nói lên với Thế Tôn những lời chào đón hỏi thăm ... Ngồi xuống một bên, Bà-la-môn Jànussoni bạch Thế Tôn:
- Thưa Tôn giả Gotama, tôi nói như sau, tôi thấy như sau: "Không có một ai bản tánh bị chết mà không sợ hãi, không rơi vào run sợ, khi nghĩ đến chết".
- Này Bà-la-môn, có người bản tánh bị chết, sợ hãi, rơi vào run sợ khi nghĩ đến chết. Nhưng này Bà-la-môn, có người bản tánh bị chết, không sợ hãi, không rơi vào run sợ khi nghĩ đến chết.
2. Và này Bà-la-môn, thế nào là người bản tánh bị chết, sợ hãi, rơi vào run sợ khi nghĩ đến chết?
Ở đây, này Bà-la-môn, có người không ly tham đối với các dục, không ly ham muốn, không ly luyến ái, không ly khát ái, không ly nhiệt não, không ly tham ái. Rồi một chứng bệnh trầm trọng khởi lên cho người ấy. Người ấy bị cảm thọ chứng bệnh trầm trọng ấy, suy nghĩ như sau: "Thật sự các dục khả ái sẽ bỏ ta", hay "Ta sẽ từ bỏ các dục khả ái". Người ấy sầu muộn, than vãn, khóc lóc, đập ngực, rơi vào bất tỉnh. Này Bà-la-môn, đây là người bản tánh bị chết, sợ hãi, rơi vào run sợ khi nghĩ đến chết.
3. Lại nữa, này Bà-la-môn, ở đây có người không ly tham đối với thân ... Rồi một chứng bệnh trầm trọng khởi lên cho người ấy. Người ấy bị cảm thọ bởi chứng bệnh trầm trọng ấy, suy nghĩ như sau: "Thật sự thân khả ái sẽ bỏ ta", hay "Ta sẽ từ bỏ thân khả ái". Người ấy sầu muộn, than vãn, khóc lóc, đập ngực, rơi vào bất tỉnh. Này Bà-la-môn, đây là người bản tánh bị chết, sợ hãi, rơi vào run sợ khi nghĩ đến chết.
4. Lại nữa, này Bà-la-môn, ở đây có hạng người không làm điều lành, không làm điều thiện, không che chở kẻ sợ hãi, làm điều ác, làm điều hung bạo, làm điều phạm pháp. Rồi một chứng bệnh trầm trọng khởi lên cho người ấy. Người ấy bị cảm thọ bởi chứng bệnh trầm trọng ấy, suy nghĩ như sau: "Thật sự ta không làm điều lành, không làm điều thiện, không che chở kẻ sợ hãi, làm điều ác, làm điều hung bạo, làm điều phạm pháp". Tại sanh thú nào mà những người không làm điều lành, không làm điều thiện, không che chở kẻ sợ hãi, làm điều ác, làm điều hung bạo, làm điều phạm pháp, đi đến sau khi chết, ta đi đến sanh thú ấy. Người ấy sầu muộn, than vãn, khóc lóc, đập ngực, rơi vào bất tỉnh. Này Bà-la-môn, đây là người bản tánh bị chết, sợ hãi, rơi vào run sợ khi nghĩ đến chết.
5. Lại nữa, này Bà-la-môn, ở đây có hạng người nghi ngờ do dự, không đi đến kết luận đối với diệu pháp. Rồi một chứng bệnh trầm trọng khởi lên cho người ấy. Người ấy bị cảm thọ bởi chứng bệnh trầm trọng ấy, suy nghĩ như sau: "Thật sự ta có nghi ngờ do dự, không đi đến kết luận đối với diệu pháp". Người ấy sầu muộn, than vãn, khóc lóc, đập ngực, rơi vào bất tỉnh. Này Bà-la-môn, đây là bốn hạng người bản tánh bị chết, sợ hãi, rơi vào run sợ khi nghĩ đến chết.
6. Và này Bà-la-môn, thế nào là người bản tánh bị chết, không sợ hãi, không rơi vào run sợ khi nghĩ đến chết?
Ở đây, này Bà-la-môn, có hạng người ly tham đối với các dục, ly ham muốn, ly luyến ái ... Rồi một chứng bệnh trầm trọng khởi lên cho người ấy. Người ấy bị cảm thọ bởi chứng bệnh trầm trọng ấy, suy nghĩ như sau: "Thật sự các dục khả ái sẽ bỏ ta", hay "Ta sẽ từ bỏ các dục khả ái". Người ấy không sầu muộn, không than vãn, không khóc lóc, không đập ngực, không rơi vào bất tỉnh. Này Bà-la-môn, đây là người bản tánh bị chết, không sợ hãi, không rơi vào run sợ khi nghĩ đến chết.
7. Lại nữa, này Bà-la-môn, ở đây có người không ly tham đối với thân, ly ham muốn, ly luyến ái ... Rồi một chứng bệnh trầm trọng khởi lên cho người ấy. Người ấy bị cảm thọ bởi chứng bệnh trầm trọng ấy, suy nghĩ như sau: "Thật sự thân khả ái sẽ bỏ ta", hay "Ta sẽ từ bỏ thân khả ái". Người ấy không sầu muộn, không than vãn, không khóc lóc, không đập ngực, không rơi vào bất tỉnh. Này Bà-la-môn, đây là hạng người bản tánh bị chết, không sợ hãi, không rơi vào run sợ khi nghĩ đến chết.
8. Lại nữa, này Bà-la-môn, ở đây có hạng người không làm ác, không làm điều hung bạo, không làm điều phạm pháp, làm điều lành, làm điều thiện, có che chở kẻ sợ hãi. Rồi một chứng bệnh trầm trọng khởi lên cho người ấy. Người ấy bị cảm thọ bởi chứng bệnh trầm trọng ấy, suy nghĩ như sau: "Thật sự ta không làm ác, không làm điều hung bạo, không làm điều phạm pháp, làm điều lành, làm điều thiện, có che chở kẻ sợ hãi. Tại sanh thú nào mà những người không làm điều ác, không làm điều hung bạo, không làm điều phạm pháp, làm điều lành, làm điều thiện, có che chở kẻ sợ hãi đi đến sau khi chết, ta đi đến sanh thú ấy". Người ấy không sầu muộn, không than vãn, không khóc lóc, không đập ngực, không rơi vào bất tỉnh. Này Bà-la-môn, đây là hạng người bản tánh bị chết, không sợ hãi, không rơi vào run sợ khi nghĩ đến chết.
9. Lại nữa, này Bà-la-môn, ở đây có hạng người không có nghi ngờ, không có do dự, đi đến kết luận đối với diệu pháp. Rồi một chứng bệnh trầm trọng khởi lên cho người ấy. Người ấy bị cảm thọ bởi chứng bệnh trầm trọng ấy, suy nghĩ như sau: "Thật sự ta không có nghi ngờ, không có do dự, đi đến kết luận đối với diệu pháp". Người ấy không có sầu muộn, không có than vãn, không có khóc lóc, không có đập ngực, không rơi vào bất tỉnh. Này Bà-la-môn, đây là hạng người bản tánh bị chết, không sợ hãi, không rơi vào run sợ khi nghĩ đến chết.
Này Bà-la-môn, có bốn hạng người bản tánh bị chết, không có sợ hãi, không rơi vào run sợ khi nghĩ đến chết
- Thật vi diệu thay, thưa Tôn giả Gotama ... Mong Tôn giả Gotama chấp nhận con làm đệ tử cư sĩ, từ nay cho đến mạng chung, con trọn đời quy ngưỡng
II. Thảo Luận: TT Giác Đẳng điều hợp.
Thảo luận 1. Đa số con người có thái độ dửng dưng khi nghe nói về cái chết, những người đó có sợ chết chăng? hay "chưa thấy quan tài chưa đổ lệ"? TT Tuệ SiêuThảo luận 2. Phải chăng trong bài kinh nầy Đức Phật dạy ngay cả phàm nhân cũng có thể không sợ chết nếu thành tựu được những thiện pháp? ĐĐ Nguyên Thông
Thảo luận 3. Cụm từ "người không có nghi ngờ do dự đối với diệu pháp -puna caparaṁ, brāhmaṇa, idhekacco akaṅkhī hoti avicikicchī niṭṭhaṅgato saddhamme." nên được hiểu thế nào? TT Tuệ Siêu
III. Trắc Nghiệm
Trắc nghiệm 2. Tìm một câu dưới đây gần với ý nghĩa của thí dụ sau đây "một người có đầy đủ tư trang và có một điểm đến vui vẻ thì sẳn sàng lên đường với tâm hoan hỷ" ? A. Người sợ chết vì tâm ái luyến với những gì đang có
/B. Người bình tâm với cái chết vì đã làm nhiều phúc nghiệp
/ C. Người bình tâm với cái chết vì không có nghi ngờ với diệu pháp
/ D. Người bình tâm với cái chết vi ly tham, ly dục
TT Giac Dang cho dap an cau 2 la B
Trắc nghiệm 3. Trường hợp "một người khi đối diện với đau nhức của thân và kề cận cái chết nghĩ rằng đây là già là khổ, bệnh là khổ, chết là khổ như lời Phật dạy" là thí dụ điển hình điều nào sau đây?
A. Người sợ chết vì tâm ái luyến với những
/B. Người bình tâm với cái chết vì đã làm nhiều phúc nghiệp
/ C. Người bình tâm với cái chết vì không có nghi ngờ với diệu pháp
/ D. Người bình tâm với cái chết vi ly tham, ly dục
ĐĐ Pháp Tin cho đáp án Câu 3 la C
Trắc nghiệm 4. Một người khi đối diện với cái chết vận dụng chánh niệm theo dõi hơi thở ra vào hay sự sanh diệt của các cảm thọ người ấy có thể nằm trong trường hợp nào sau đây?
A. Người sợ chết vì tâm ái luyến với những gì đang có
/B. Người bình tâm với cái chết vì đã làm nhiều phúc nghiệp
/ C. Người bình tâm với cái chết vì không có nghi ngờ với diệu pháp
/ D. Người bình tâm với cái chết vi ly tham, ly dục
TT Giac Dang cho đáp Câu 4 la C
No comments:
Post a Comment