Tuesday, September 6, 2016

Bài học. Thứ Ba ngày 6-9-2016

Kinh Tăng Chi B - Anguttara Nikaya

Giảng Sư: TT Tuệ Quyền

Chương Bốn Pháp
XIX. Phẩm Chiến Sĩ

(I) (181) Người Chiến Sĩ

1.- Thành tựu bốn chi phần này, này các Tỷ-kheo, một chiến sĩ xứng đáng để cho vua sử dụng, thuộc sở hữu của vua, là biểu tượng của vua. Thế nào là bốn?

Ở đây, này các Tỷ-kheo, người chiến sĩ thiện xảo về xạ trình, là người bắn xa, bắn như chớp nhoáng, và đâm thủng được vật lớn.

Thành tựu bốn chi phần này, này các Tỷ-kheo, một chiến sĩ xứng đáng để cho vua sử dụng, thuộc sở hữu của vua, là biểu tượng của vua.

2. Cũng vậy, này các Tỷ-kheo, thành tựu bốn pháp này, Tỷ-kheo đáng được cung kính, xứng đáng được tôn trọng, xứng đáng được cúng dường, xứng đáng được chắp tay, là ruộng phước vô thượng ở đời. Thế nào là bốn?

Ở đây, này các Tỷ-kheo, Tỷ-kheo thiện xảo về xạ trình, là người bắn xa, bắn như chớp nhoáng, và đâm thủng được vật lớn.

3. Và này các Tỷ-kheo, thế nào là Tỷ-kheo thiện xảo về xạ trình?

Ở đây, này các Tỷ-kheo, vị Tỷ-kheo là người có giới, sống chế ngự với sự chế ngự của giới bổn Patimokkha, có uy nghi chánh hạnh, thấy sợ hãi trong những lỗi nhỏ, chấp nhận và học tập các học pháp. Như vậy, này các Tỷ-kheo, là Tỷ-kheo thiện xảo về xạ trình.

4. Và này các Tỷ-kheo, thế nào là Tỷ-kheo bắn xa?

Ở đây, này các Tỷ-kheo, Tỷ-kheo phàm sắc gì thuộc về quá khứ, vị lai, hiện tại, nội hay ngoại, thô hay tế, liệt hay thắng, xa hay gần, tất cả sắc, vị ấy thấy như thật với chánh trí tuệ rằng: "Cái này không phải của tôi, cái này không phải là tôi, cái này không phải tự ngã của tôi".

Phàm có cảm thọ gì thuộc về quá khứ, vị lai, hiện tại, nội hay ngoại, thô hay tế, liệt hay thắng, xa hay gần, tất cả cảm thọ, vị ấy thấy như thật với chánh trí tuệ rằng: "Cái này không phải của tôi, cái này không phải là tôi, cái này không phải tự ngã của tôi".

Phàm có tưởng gì thuộc quá khứ, vị lai, hiện tại, nội hay ngoại, thô hay tế, liệt hay thắng, xa hay gần, tất cả tưởng, vị ấy thấy như thật với chánh trí tuệ rằng: "Cái này không phải của tôi, cái này không phải là tôi, cái này không phải tự ngã của tôi".

Phàm có các hành gì thuộc quá khứ, vị lai, hiện tại, nội hay ngoại, thô hay tế, liệt hay thắng, xa hay gần, tất cả các hành, vị ấy thấy như thật với chánh trí tuệ rằng: "Cái này không phải của tôi, cái này không phải là tôi, cái này không phải tự ngã của tôi".

Phàm có thức gì thuộc quá khứ, vị lai, hiện tại, nội hay ngoại, thô hay tế, liệt hay thắng, xa hay gần, tất cả các thức, vị ấy thấy như thật với chánh trí tuệ rằng: "Cái này không phải của tôi, cái này không phải là tôi, cái này không phải tự ngã của tôi".

5. Và này các Tỷ-kheo, thế nào là Tỷ-kheo bắn như chớp nhoáng?

Ở đây, này các Tỷ-kheo, Tỷ-kheo như thật quán tri: "Ðây là khổ", như thật quán tri: "Ðây là khổ tập"; như thật quán tri: "Ðây là khổ diệt", như thật quán tri "Ðây là con đường đưa đến khổ diệt". Như vậy, này các Tỷ-kheo, là Tỷ-kheo bắn như chớp nhoáng.

6. Và này các Tỷ-kheo, như thế nào là Tỷ-kheo đâm thủng vật to lớn?

Ở đây, này các Tỷ-kheo, Tỷ-kheo đâm thủng vô minh uẩn to lớn. Như vậy, này các Tỷ-kheo, là Tỷ-kheo đâm thủng vật to lớn.

Ðầy đủ bốn chi phần này, này các Tỷ-kheo, Tỷ-kheo xứng đáng được cung kính, xứng đáng được tôn trọng, xứng đáng được cúng dường, xứng đáng được chắp tay, là ruộng phước vô thượng ở đời.



II. Thảo Luận:   TT Giác Đẳng điu hợp.

Thảo luận  1: Nếu hành giả là một chiến sĩ thì kẻ địch là đối tượng nào? thế nào là sự chiến thắng? TT Pháp Tân


 III. Trắc Nghim
Trắc nghiệm 1. Những điều nào sau đây là sự tương đồng của một "chiến sĩ tinh thần" so với một "chiến sĩ trận mạc"?
 A. Cần nhuệ khí 
 / B. Cần thực lực 
/ C. Cần cảnh giác 
/ D. Cả ba điều trên

TT Phap Dang cho dap an cau 1 la D

Trắc nghiệm 2: "Tư thế vững vàng" được ví dụ cho "thiện xảo trong giới bổn" bởi vì đặc điểm nào sau đây? 
A. Lòng tự tin khả năng tự chế
/ B. Thiết lập được lằn ranh "đâu là chốn an toàn" 
/ C. Nhận ra được thế mạnh và thế yếu bản thân 
/ D. Cả ba câu trên

DD Phap Tin cho dap an cau 2 la D

 Trắc nghiệm 3. "Khả năng bắn xa" chỉ cho "cái nhìn toàn diện đối với ba thời, xa gần, thô tế cho thấy điều nào sau đây?
 A. Có khi không vướng mắc cái trước mắt mà lại chấp thủ cái xa xôi 
/ B. Nhiều người thản nhiên với hiện tại mà là sống nặng với dĩ vãng 
/ C. Sự chấp thủ năm uẩn vốn mang nhiều hình thái không đơn giản 
/ D. Cả ba câu trên đều đúng

DD Nguyen Thong cho dap an cau 3 la D

Trắc nghiệm 4. "Bắn nhanh chớp nhoáng" chỉ cho "khả năng nhận diện tứ đến ở chính thân tâm" nói lên điều nào sau đây?
 A. Sự sanh diệt ở thân tâm càng nhận rõ thì càng thấy nhanh
 / B. Nếu không bén nhạy nhậm lẹ thì khó phân đâu là nhân, đâu là quả, đâu là khổ, đâu là nhân sanh khổ .. ở chính thân tâm 
/ C. Không nhận thức mau chóng hiện tượng danh sắc khó có thể nhận ra sự liên đới giữa các đầu mối 
/ D. Cả ba câu trên

TT Tue Quyen cho dap an cau 4 la D

Trắc nghiệm 5. "Đâm thủng vật lớn" chỉ cho "chọc thủng vô minh" cho thấy điều nào sau đây? 
A. Hầu hết chúng sanh hành động bằng quán tính (theo thói quen cố hữu) hơn là sự tỉnh táo 
/ B. Nếu không có vô minh thì không tạo tác ra nghiệp quả luân hồi 
/ C. Vô minh và ái là hai đầu mối quan trọng nhất của trầm luân sanh tử 
/ D. Cả ba câu trên đều đúng

TT Phap Tan cho dap an cau 5 la D



No comments:

Post a Comment