Tuesday, September 13, 2016

Bài học. Thứ Ba ngày 13-9-2016

Kinh Tăng Chi B - Anguttara Nikaya

Giảng Sư: TT Tuệ Quyền

Chương Bốn Pháp
XIX. Phẩm Chiến Sĩ

(V) (185) Các Sự Thật Bà La Môn

1. Một thời, Thế Tôn trú ở Ràjagaha (Vương Xá), núi Gijjhakùta (Linh Thứu). Lúc bấy giờ, nhiều vị du sĩ có danh tiếng, có danh tiếng sống ở khu vườn của các du sĩ trên bờ sông Sappini như Annabhàra, Varadhara, Sakuludàyi, và những vị du sĩ có danh tiếng, có danh tiếng khác.

Rồi Thế Tôn vào buổi chiều từ Thiền Tịnh đứng dậy, đi đến khu vườn của các du sĩ trên bờ sông Sappini. Lúc bấy giờ, giữa các du sĩ ngoại đạo ấy đang ngồi tập họp, câu chuyện này được khởi lên: "Ðây là những sự thật Bà-la-môn, đây là những sự thật Bà-la-môn".

2. Rồi Thế Tôn đi đến các du sĩ ấy, sau khi đến, ngồi xuống trên chỗ đã soạn sẵn. Ngồi xong, Thế Tôn nói với các du sĩ ấy:

- Nay câu chuyện gì được khởi lên, này các du sĩ, khi các Ông đang ngồi họp ở đây? Câu chuyện gì chưa được nói xong giữa các Ông?

- Ở đây, thưa Tôn giả Gotama, chúng tôi đang ngồi họp, câu chuyện sau này khởi lên giữa chúng tôi: "Ðây là những sự thật Bà-la-môn, đây là những sự thật Bà-la-môn".

3.- Bốn sự thật Bà La Môn này, này các du sĩ, sau khi tự mình chứng ngộ với thắng trí, đã được ta tuyên bố lên. Thế nào là bốn?

- Ở đây, này các du sĩ, Bà-la-môn nói như sau: "Tất cả loài hữu tình không được làm hại". Người Bà-la-môn nói như vậy là nói sự thật, không nói láo. Do vậy, vị ấy không nghĩ đến "Sa-môn", không nghĩ đến "Bà-la-môn", không nghĩ đến: "Ta hơn (các người khác)", không nghĩ đến: "Ta bằng (các người khác)", không nghĩ đến: "Ta là hạ liệt". Lại nữa do thắng tri sự thật hàm chứa ở đấy, người ấy thực hành lòng thương tưởng, lòng từ mẫn đối với các loài hữu tình.

4. Lại nữa, này các du sĩ, Bà-la-môn nói như sau: "Mọi dục là vô thường, khổ, chịu sự biến hoại". Người Bà-la-môn nói như vậy là nói sự thật, không nói láo. Do vậy, vị ấy không nghĩ đến "Sa-môn", không nghĩ đến "Bà-la-môn", không nghĩ đến: "Ta hơn (các người khác)", không nghĩ đến: "Ta bằng (các người khác)", không nghĩ đến: "Ta là hạ liệt". Lại nữa do thắng tri sự thật hàm chứa ở đấy, (trong lời nói ấy), người ấy thực hành nhàm chán, ly tham, đoạn diệt đối với các dục.

5. Lại nữa, này các du sĩ, Bà-la-môn nói như sau: "Tất cả hữu là vô thường, khổ, chịu sự biến hoại". Người Bà-la-môn nói như vậy là nói sự thật, không nói láo. Do vậy, vị ấy không nghĩ đến "Sa-môn", không nghĩ đến "Bà-la-môn", không nghĩ đến: "Ta hơn (các người khác)", không nghĩ đến: "Ta bằng (các người khác)", không nghĩ đến: "Ta là hạ liệt". Lại nữa do thắng tri sự thật hàm chứa ở đấy, người ấy thực hiện nhàm chán, ly tham, đoạn diệt đối với các hữu.

6. Lại nữa, này các du sĩ, người Bà-la-môn nói như sau: "Ta không là bất cứ ai, bất cứ thuộc ai, bất cứ là gì. Trong ấy, không có cái gì được gọi là của ta, bất cứ ở đâu, bất cứ là gì". Người Bà-la-môn nói như vậy là nói sự thật, không nói láo. Do vậy, vị ấy không nghĩ đến "Sa-môn", không nghĩ đến "Bà-la-môn", không nghĩ đến: "Ta hơn (các người khác)", không nghĩ đến: "Ta bằng (các người khác)", không nghĩ đến: "Ta là hạ liệt". Lại nữa do thắng tri sự thật hàm chứa ở đấy, (trong lời nói ấy) người ấy thực hành con đường không có sự vật gì.

Này các du sĩ, có bốn sự thật Bà-la-môn này, Ta đã tự mình chứng ngộ với thắng trí và tuyên bố lên.


II. Thảo Luận:   TT Giác Đẳng điu hợp.
Thảo luận 1: Người ta thường ca ngợi "bình đẳng tính" nhưng phải chăng dù không có nghĩ tới hơn thua mà nghĩ là bình đẳng thỉ cũng có vấn đề? TT Pháp Tân 



 III. Trắc Nghim
Trắc nghiệm 1. Đoạn kinh sau:" Do vậy, vị ấy không nghĩ đến "Sa-môn", không nghĩ đến "Bà-la-môn", không nghĩ đến: "Ta hơn (các người khác)", không nghĩ đến: "Ta bằng (các người khác)", không nghĩ đến: "Ta là hạ liệt" khẳng định điều nào sau đây?
 A. Trong cái nhìn chân thực thì giai cấp xã hội không có giá trị 
/ B. Trong cái nhìn chân thực không có gì để tự hào về danh vị bản thân 
/ C. Trong cái nhìn chân thực không có sự tồn tại của chân ngã 
/ D. Cả ba câu trên đều đúng

TT Phap Dang cho dap an cau 1 la D

Trắc nghiệm 2. Tại sao: "Tất cả loài hữu tình không được làm hại"?
 A. Vì đó là đối tượng tạo nghiệp 
/ B. Vì sự tồn tại của chúng sanh là đặc hữu 
/ C. Vì khả tính và tương duyên chồng chéo của chúng sanh
 / D. Cả ba câu trên

DD Phap Tin cho dap an cau 2 la D

Trắc nghiệm 3. Câu nói "Mọi dục là vô thường, khổ, chịu sự biến hoại" xác định điều nào sau đây? 
A. Một người đầy đủ dục lạc tới mức nào thì cũng không hưởng mãi mãi 
/ B. Một người dù phước báu thù thắng đến đâu cũng không thoát khỏi vô thường 
/ C. "Thiên đàng không thể là cứu cánh" 
/ D. Cả ba câu trên

DD Nguyen Thong cho dap an cau 3 la D

Trắc nghiệm 4. Câu "Tất cả hữu là vô thường, khổ, chịu sự biến hoại" nói lên điều nào sau đây?
 A. Dù sanh là chư thiên, ma vương, phạm thiên ... đều không vượt khỏi vô thường 
/ B. Sự hiện hữu nào là sản phẩm của vô minh và ái thì phải có những khuyết điểm nhất định
 / C. Tất cả ý nghĩ "ta sẽ là" hoặc "ta sẽ không là.." đều nghèo nàn 
/ D. Cả ba câu trên

TT Phap Tan cho dap an cau 4 la D

Trắc nghiệm 5. Câu ""Ta không là bất cứ ai, bất cứ thuộc ai, bất cứ là gì. Trong ấy, không có cái gì được gọi là của ta, bất cứ ở đâu, bất cứ là gì" nói lên điều nào sau đây? 
A. Tất cả chúng sanh đều bình đẳng 
/ B. Người tu phải "hạ mình" tối đa như "Thường Bất Khinh Bồ Tát"
 / C. Ba tâm lý ngã sở, ngã kiến và mạn tùy miên đều là tâm thái hoang tưởng
 / D. Người tu nên hướng cầu quả vị cao nhất

TT Giac Dang cho dap an cau 5 la C



No comments:

Post a Comment