Thursday, September 15, 2016

Bài học. Thứ Năm ngày 15-9-2016

Kinh Tăng Chi B - Anguttara Nikaya

Giảng Sư: TT Tuệ Siêu

Chương Bốn Pháp
XIX. Phẩm Chiến Sĩ


(VII) (187) Vassakàra

1. Một thời, Thế Tôn trú ở Ràjagaha (Vương Xá), tại Trúc Lâm, chỗ nuôi dưỡng các con sóc. Rồi Bà-la-môn Vassakàra, một đại thần nước Magadha đi đến Thế Tôn, sau khi đến, nói lên với Thế Tôn những lời chào đón thăm hỏi. Sau khi nói lên với Thế Tôn những lời chào đón thăm hỏi thân hữu, Bà-la-môn Vassakàra, bậc đại thần nước Magadha bạch Thế Tôn:

- Thưa Tôn giả Gotama, bậc không phải chân nhân có thể biết một người không phải chân nhân: "Vị này không phải là bậc chân nhân"?

- Không có trường hợp này, này Bà-la-môn, không có cơ hội để một người không phải chân nhân có thể biết một người không phải chân nhân: "Vị này không phải là bậc chân nhân".

2.- Thưa Tôn giả Gotama, bậc không phải chân nhân có thể biết bậc chân nhân là: "Vị này là bậc chân nhân"?

- Không có trường hợp này, này Bà-la-môn, không có cơ hội để một người không phải chân nhân có thể biết một người chân nhân: "Vị này là bậc chân nhân".

3.- Thưa Tôn giả Gotama, bậc chân nhân có thể biết một bậc chân nhân: "Vị này là bậc chân nhân"?

- Có trường hợp, này Bà-la-môn, có cơ hội để một người chân nhân có thể biết một người chân nhân: "Vị này là bậc chân nhân".

4. - Nhưng thưa Tôn giả Gotama, có trường hợp một người chân nhân biết một người không phải là chân nhân: "Vị này không phải là bậc chân nhân"?

- Có trường hợp, này Bà-la-môn, có cơ hội để một người chân nhân có thể biết một người không phải là chân nhân: "Vị này không phải là bậc chân nhân".

5. - Thật vi diệu thay, thưa Tôn giả Gotama, thật hy hữu thay, thưa Tôn giả Gotama! Thật khéo là lời nói này của Tôn giả Gotama: "Không có trường hợp này, này Bà-la-môn, không có cơ hội để một người không phải chân nhân có thể biết một người không phải chân nhân: "Vị này không phải là bậc chân nhân". Không có trường hợp này, này Bà-la-môn, không có cơ hội để một người không phải chân nhân có thể biết một người chân nhân: "Vị này là bậc chân nhân". Có trường hợp, này Bà-la-môn, có cơ hội để một người chân nhân có thể biết một người chân nhân: "Vị này là bậc chân nhân". Có trường hợp, này Bà-la-môn, có cơ hội để một người chân nhân có thể biết một người không phải là chân nhân: "Vị này không phải là bậc chân nhân".

6. Một thời, thưa Tôn giả Gotama, hội chúng của Bà-la-môn Todeyya đang nói lên những lời nhiếc mắng người khác như sau: "Ngu si là vua Eleyya, đã quá hoan hỷ với Sa-môn Ràmaputta, đã làm những cử chỉ hết sức hạ liệt như sau đối với Sa-môn Ràmaputta, tức là đảnh lễ, từ chỗ ngồi đứng dậy, chắp tay, đối xử thân thiện. Lại nữa, những tập đoàn này của vua Eleyya là ngu si, như Yamaka, Moggalla, Ugga, Nàvindaki, Gandhabba, Aggivessa. Những người này đã quá hoan hỷ với Sa-môn Ràmaputta, đã làm những cử chỉ hết sức hạ liệt như sau đối với Sa-môn Ràmaputta, tức là đảnh lễ, từ chỗ ngồi đứng dậy, chắp tay, đối xử thân thiện".

- Này Bà-la-môn, Ông có thấy như thế nào Bà-la-môn Todeyya dẫn dắt chúng bằng cách dắt dẫn này: "Các vị nghĩ thế nào, hiền trí là vua Eleyya? Giữa những người có minh kiến giải quyết những vấn đề tranh chấp, giữa những người có minh kiến giải quyết những vấn đề cần được giải thích, có phải vua Eleyya được xem là vị có minh kiến thù thắng?"

- Thưa vâng, Tôn giả! Hiền trí là vua Eleyya. Giữa những người có minh kiến giải quyết những vấn đề tranh chấp, giữa những người có minh kiến giải quyết những vấn đề cần được giải thích, vua Eleyya được xem là vị có minh kiến thù thắng. Vì rằng Sa-môn Ràmaputta còn hiền trí hơn sự hiền trí, còn có minh kiến thù thắng hơn sự minh kiến thù thắng của vua Eleyya, giữa những người có minh kiến giải quyết những vấn đề tranh chấp, giữa những người có minh kiến giải quyết những vấn đề cần được giải thích; do vậy vua Eleyya đã quá hoan hỷ với Sa-môn Ràmaputta, đã làm những cử chỉ hết sức hạ liệt như sau đối với Sa-môn Ràmaputta, tức là đảnh lễ, từ chỗ ngồi đứng dậy, chắp tay, đối xử thân thiện.

- Các Tôn giả nghĩ thế nào "Hiền trí là tập đoàn của vua Eleyya, như Yamaka, Moggalla, Ugga, Nàvindaki, Gandhabba, Aggivessa không? Giữa những người có minh kiến giải quyết những vấn đề tranh chấp, giữa những người có minh kiến giải quyết những vấn đề cần được giải thích, có phải tập đoàn của vua Eleyya là những bậc có minh kiến thù thắng?

- Thưa vâng, Tôn giả! Hiền trí là tập đoàn của vua Eleyya, như Yamaka, Moggalla, Ugga, Nàvindaki, Gandhabba, Aggivessa. Giữa những người có minh kiến giải quyết những vấn đề tranh chấp, giữa những người có minh kiến giải quyết những vấn đề cần được giải thích, tập đoàn của vua Eleyya được xem là những bậc có minh kiến thù thắng. Vì rằng Sa-môn Ràmaputta được xem còn hiền trí hơn sự hiền trí, còn có minh kiến thù thắng hơn sự minh kiến thù thắng của tập đoàn vua Eleyya, giữa những người có minh kiến giải quyết những vấn đề tranh chấp, giữa những người có minh kiến giải thích những vấn đề cần được giải thích; do vậy tập đoàn của vua Eleyya đã quá hoan hỷ với Sa-môn Ràmaputta, đã làm những cử chỉ hết sức hạ liệt như sau đối với Sa-môn Ràmaputta, tức là đảnh lễ, từ chỗ ngồi đứng dậy, chắp tay, đối xử thân thiện.

7. - Thật vi diệu thay, thưa Tôn giả Gotama, thật hy hữu thay, thưa Tôn giả Gotama! Thật khéo là lời nói này của Tôn giả Gotama: "Không có trường hợp này, này Bà-la-môn, không có cơ hội để một người không phải bậc chân nhân có thể biết một người không phải chân nhân: "Vị này không phải là bậc chân nhân". Không có trường hợp này, này Bà-la-môn, không có cơ hội để một người không phải bậc chân nhân có thể biết một người chân nhân: "Vị này là bậc chân nhân". Có trường hợp, này Bà-la-môn, có cơ hội để một người chân nhân có thể biết một người chân nhân: "Vị này là bậc chân nhân". Có trường hợp, này Bà-la-môn, có cơ hội để một người chân nhân có thể biết một người không phải là chân nhân: "Vị này không phải là bậc chân nhân".

Thưa Tôn giả Gotama, nay chúng tôi phải đi, chúng tôi có nhiều công việc, có nhiều phận sự phải làm.

- Này Bà-la-môn, Ông hãy làm những gì mà Ông nghĩ là hợp thời.

Rồi Bà-la-môn Vassakàra, một đại thần xứ Magadha, hoan hỷ, tín thọ lời Thế Tôn nói, từ chỗ ngồi đứng dậy rồi ra đi.


II. Thảo Luận:   TT Giác Đẳng điu hợp.

Thảo luận 1: Chữ sappurisa (chân nhân) có ý nghĩa đồng dị thế nào so với chữ pandita (bậc thiện trí)? - TT Tuệ Siêu 

Thảo luận 2: Như vậy một người không có khả năng phân biệt ai là bạn lành, bạn ác thì người có thể gọi là phi chân nhân chăng? TT Tuệ Siêu 

Thảo luận  3: Bởi vì chỉ có bậc chân nhân mới có thể hiểu rõ mọi giai tầng vậy thì phải chăng người lãnh đạo, bậc thầy mô phạm cần phải là chân nhân? ĐĐ Nguyên Thông 


Thảo luận 4. Có người tốt trong giai đoạn nào đó nhưng lại không tốt trong giai đoạn khác thì có nên gọi người đó là chân nhân hay phi chân nhân? ĐĐ Nguyên Thông 


 III. Trắc Nghim
Trắc nghiệm 1: Điều nào sau đây được ghi trong Tam Tạng?
 A. Bậc chân nhân (sappurisa) là người không tự đề cao mình và nói xấu người khác / 
B. Bậc thiện trí (pandita) là bậc có thân, khẩu, ý hiền thiện 
/ C. Bậc đại tuệ (mahapanno) là bậc biết làm điều gì có lợi cho người, có lợi cho mình 
/ D. Cả ba câu trên

TT Tuệ Siêu cho đáp án câu  1 là D

Trắc nghiệm 2. Tại sao phi chân nhân không có khả năng phân biệt ai là chân nhân, ai là phi chân nhân? 
A. Lượng định chính xác thì không còn là phi chân nhân 
/ B. Không phải là chân nhân thì khó biết được cảnh giới đó 
/ C. Có khi nhìn bên ngoài thì giống nhau nhưng tâm thái rất khác như sự khác biệt của một người ẩn nhẫn và một người yếu hèn 
/ D. Cả ba câu trên

ĐĐ Nguyên Thông cho đáp án câu  2 là D

Trắc nghiệm 3. Thói quen tự tán hủy tha (khen mình chê người) xuất xứ từ điều nào sau đây?
 A. Quá mù quáng về ngã chấp 
/ B. Thiếu ý thức về cái tốt, cái hay của người khác 
/ C. Quá chủ quan trong cái nhìn đời 
/ D. Cả ba câu trên

ĐĐ Nguyên Thông cho đáp án câu  3 là D

Trắc nghiệm 4. Điều nào sau đây có ghi trong lịch sử Phật giáo?
 A. Tôn giả Xá Lợi Phất từng có lúc tán thán hết lời về tỳ kheo Đề Bà Đạt Đa
 / B. Tôn giả Vô Não (Angulimala) trước khi xuất gia đã từng là người cuồng sát
 / C. Thánh ni Ambapali từng là kỹ nữ 
/ D. Cả điều trên đều đúng


ĐĐ Nguyên Thông cho đáp án câu  4 là D

No comments:

Post a Comment