Thursday, September 8, 2016

Bài học. Thứ Năm ngày 8-9-2016

Kinh Tăng Chi B - Anguttara Nikaya

Giảng Sư: TT Tuệ Siêu

Chương Bốn Pháp
XVIII. Phẩm Chủ Tâm Tạo Tác (Tư Tâm Sở)

(VIII) (178) Hồ Nước Ở Làng

1.- Này các Tỷ-kheo, có bốn hạng người này có mặt, xuất hiện ở đời. Thế nào là bốn?

Ở đây, này các Tỷ-kheo, Tỷ-kheo đạt được và an trú một loại an tịnh tâm giải thoát. Vị ấy tác ý có thân diệt, do vị ấy tác ý có thân diệt, tâm không phấn chấn, không có tịnh tín, không an trú, không giải thoát đối với có thân diệt. Này các Tỷ-kheo, Tỷ-kheo như vậy không có chờ đợi được có thân diệt. Ví như, này các Tỷ-kheo, một người lấy tay có dính nhựa cầm một cành cây, tay của vị ấy sẽ dính vào, nắm lấy, cột vào cành cây ấy. Cũng vậy, này các Tỷ-kheo, Tỷ-kheo đạt được và an trú một loại an tịnh tâm giải thoát. Vị ấy tác ý có thân diệt, do vị ấy tác ý có thân diệt, tâm không phấn chấn, không có tịnh tín, không an trú, không giải thoát đối với có thân diệt. Này các Tỷ-kheo, Tỷ-kheo như vậy không có chờ đợi được có thân diệt.

2. Ở đây, này các Tỷ-kheo, Tỷ-kheo chứng đạt và an trú một loại an tịnh tâm giải thoát. Vị ấy tác ý có thân diệt, do vị ấy tác ý có thân diệt, tâm vị ấy phấn chấn, tịnh tín, an trú và giải thoát đối với có thân diệt. Này các Tỷ-kheo, Tỷ-kheo như vậy được chờ đợi là có được có thân diệt. Ví như, này các Tỷ-kheo, một người lấy tay sạch cầm một cành cây, tay của vị ấy không dính vào, không nắm lấy, không cột vào cành cây ấy. Cũng vậy, này các Tỷ-kheo, Tỷ-kheo đạt được và an trú một loại an tịnh tâm giải thoát. Vị ấy tác ý có thân diệt, do vị ấy tác ý có thân diệt, tâm vị ấy phấn chấn, tịnh tín, an trú và giải thoát đối với có thân diệt. Này các Tỷ-kheo, Tỷ-kheo như vậy được chờ đợi là có được có thân diệt.

3. Nhưng ở đây, này các Tỷ-kheo, Tỷ-kheo đạt được và an trú một loại an tịnh tâm giải thoát. Vị ấy tác ý phá hoại vô minh, không có phấn chấn, không có tịnh tín, không có an trú, không có giải thoát đối với phá hoại vô minh. Này các Tỷ-kheo, Tỷ-kheo như vậy không có chờ đợi được vô minh phá hoại. Ví như, này các Tỷ-kheo, một hồ nước đã được nhiều năm, có người đến bịt tất cả các lỗ nước chảy vào, mở ra tất cả các lỗ nước chảy ra, và trời lại không mưa đều đặn. Hồ nước như vậy, này các Tỷ-kheo, không có chờ đợi tức nước vỡ bờ. Cũng vậy, này các Tỷ-kheo, Tỷ-kheo đạt được và an trú một loại an tịnh tâm giải thoát. Vị ấy tác ý phá hoại vô minh. Do vị ấy tác ý phá hoại vô minh, tâm không có phấn chấn, không có tịnh tín, không có an trú, không có giải thoát đối với phá hoại vô minh. Này các Tỷ-kheo, Tỷ-kheo như vậy không có chờ đợi được vô minh phá hoại .

4. Ở đây, này các Tỷ-kheo, Tỷ-kheo đạt được và an trú một loại an tịnh tâm giải thoát. Vị ấy tác ý phá hoại vô minh. Do vị ấy tác ý phá hoại vô minh, tâm có phấn chấn, có tịnh tín, có an trú, có giải thoát đối với phá hoại vô minh. Này các Tỷ-kheo, Tỷ-kheo như vậy có chờ đợi được vô minh phá hoại. Ví như, này các Tỷ-kheo, một hồ nước đã được nhiều năm, có người đến bịt tất cả các lỗ nước chảy ra, mở ra tất cả các lỗ nước chảy vào, và trời lại mưa đều đặn. Hồ nước như vậy, này các Tỷ-kheo, có chờ đợi tức nước vỡ bờ. Cũng vậy, này các Tỷ-kheo, Tỷ-kheo đạt được và an trú một loại an tịnh tâm giải thoát. Vị ấy tác ý phá hoại vô minh. Do vị ấy tác ý phá hoại vô minh, tâm có phấn chấn, có tịnh tín, có an trú, có giải thoát đối với phá hoại vô minh. Này các Tỷ-kheo, Tỷ-kheo như vậy có chờ đợi được phá hoại vô minh. Này các Tỷ-kheo, có bốn hạng người này có mặt, hiện hữu ở đời.


II. Thảo Luận:   TT Giác Đẳng điu hợp.
Thảo luận 1:  Một người đi tu để tìm sự an ổn khác biệt thế nào với một người tu tập để đoạn diệt phiền não? TT Pháp Đăng 

Thảo luận 2: Phải chăng ba ý niệm "tôi là", "tôi sẽ là", "tôi không là" đều liên quan đến sự chấp thủ thân kiến (sakkayaditthi)? ĐĐ Nguyên Thông 


Thảo luận 3: Phật giáo Bắc Truyền có nói về "Phật tánh vốn có trong tất cả chúng sanh", Tam Tạng Pali ghi lại Phật ngôn "giống như hạt lúa đặt đúng hướng có thể cắt đứt da thịt, trí tuệ đặt đúng hướng có thể chọc thủng vô minh. Hai điều trên có giống nhau chăng? ĐĐ Pháp Tín 



 III. Trắc Nghim
Trắc nghiệm 1. Ý nghĩa nào sau đây được đề cập trong bài học hôm nay? 
A. Để vượt qua thân kiến và phá vỡ vô minh cần đến  sự bùng vỡ 
/ B. Sự an tịnh nhất thời không đủ tạo nên xung lực 
/ C. Cả hai câu trên đều đúng 
/ D. Cả hai câu trên đều sai

DD Phap Tin cho dap an cau 1 la C

Trắc nghiệm 2: Trong bài kinh hôm nay đề cập đến người tay dính nhựa cây cầm vật gì cũng dính nhựa có thể nói là tương đồng với thí dụ nào sau đây?
 A. Ba người hứa với nhau giữ im lặng. Người thứ nhất chịu không được lên tiếng: im lặng khiến mình cảm thấy thời gian thật lâu; người thứ hai cảnh báo: bạn đang phá vỡ sự im lặng; người thứ ba: rốt cuộc chỉ có tôi là im lặng. 
/ B. Một người trân trọng tuyên bố: trong đời chỉ có tôi là khiêm tốn 
/ C. Nếu không ai làm phiền tôi thì tôi đâu có khổ 
/ D. Cả ba thí dụ trên

 TT Tuệ Siêu cho dap an cau 2 la D

 Trắc nghiệm 3. Thí dụ về hồ nước hôm nay đề cập đến điều nào sau đây?
 A. Xung lực cần được huân tập, kết tụ để phá vỡ vô minh 
/ B. Phải làm thế nào niệm lực, định lực và ý chí không bị cạn kiệt
  / C. Khả năng bùng vỡ đòi hỏi sự sung mãn để có thể tạo thành hiện tượng "tức nước vỡ bờ"
 / D. Cả ba câu trên đều đúng


TT Phap Dang cho dap an cau 3 la D

No comments:

Post a Comment