Sunday, September 18, 2016

Bài học. Chủ Nhật ngày 18-9-2016

Kinh Tăng Chi B - Anguttara Nikaya

Giảng Sư: TT Giác Đẳng

Chương Bốn Pháp
XIX. Phẩm Chiến Sĩ

(VIII) (188) Upaka

1. Một thời, Thế Tôn trú ở Ràjagaha, tại Gijjhakùta. Rồi Upaka Mandikàputta đi đến Thế Tôn; sau khi đến, đảnh lễ Thế Tôn rồi ngồi xuống một bên. Ngồi xuống một bên, Upaka Mandikàputta bạch Thế Tôn:

- Bạch Thế Tôn, con nói như sau, con thấy như sau: "Ai bắt đầu mắng nhiếc người khác và tiếp tục như vậy, người ấy về mọi phương diện không thể bênh vực lập trường của mình, do không thể bênh vực lập trường của mình, người ấy đáng bị quở trách, đáng bị phạm tội".

- Này Upaka, ai bắt đầu mắng nhiếc người khác và tiếp tục như vậy, người ấy về mọi phương diện không thể bênh vực lập trường của mình, do không thể bênh vực lập trường của mình, người ấy đáng bị quở trách, đáng bị phạm tội! Này Upaka, Ông bắt đầu mắng nhiếc người khác và tiếp tục như vậy, Ông về mọi phương diện không thể bênh vực lập trường của mình, do không thể bênh vực lập trường của mình, Ông đáng bị quở trách, đáng bị phạm tội!

2. - Ví như, bạch Thế Tôn, một người bắt con vật của mình săn với một bẫy sập lớn, khi con vật thò đầu ra. Cũng vậy, con bị Thế Tôn bắt với cái bẫy sập lớn bằng chữ khi con vừa mới mở miệng (khi con vừa mới thò đầu ra).

- Này Upaka, "Ðây là bất thiện". Ta nêu rõ như vậy với vô lượng câu, với vô lượng chữ, với vô lượng thuyết pháp của Như Lai. "Ðây là bất thiện!", này Upaka, bất thiện này cần phải đoạn tận. Ta nêu rõ như vậy với vô lượng câu, với vô lượng chữ, với vô lượng thuyết pháp của Như Lai. "Ðây, pháp bất thiện này cần phải đoạn tận". "Ðây là thiện", này Upaka. Ta nêu rõ như vậy với vô lượng câu, với vô lượng chữ, với vô lượng thuyết pháp của Thế Tôn: "Ðây là pháp thiện". Thiện pháp này cần phải tu tập. Này Upaka, Ta nêu rõ như vậy với vô lượng câu, với vô lượng chữ, với vô lượng thuyết pháp của Thế Tôn: "Ðây, pháp thiện này cần phải tu tập".

3. Rồi Upaka Mandikàputta hoan hỷ tín thọ lời Thế Tôn dạy, từ chỗ ngồi đứng dậy, đảnh lễ Thế Tôn, thân hữu hướng về phía Ngài, rồi đi đến Ajàtasattu Vedehiputta, vua nước Magadha. Sau khi đến, Upaka tường thuật lại cho Ajàtasattu Vedehiputta, vua nước Magadha nghe tất cả cuộc đàm luận với Thế Tôn.

Ðược nghe nói như vậy, Ajàtasattu Vedehiputta, vua nước Magadha phẫn nộ, không hoan hỷ nói với Upaka Mandikàputta:

- Thật là độc hại, đứa trẻ làm muối này! Thật là lắm mồm, thật là kẻ liều mạng. Nghĩ rằng nó có thể nhiếc mắng Thế Tôn, bậc A-la-hán, Chánh Ðẳng Giác. Hãy đi đi, này Upaka! Chớ để Ta thấy Ông nữa!


II. Thảo Luận:   TT Giác Đẳng điu hợp.

Thảo luận 1. Tại sao có lúc nói rằng "cứu cánh tu tập vượt qua mọi thiện ác" nhưng có lúc Đức Phật lại nhấn mạnh sự phân biệt thiện ác? ĐĐ Nguyên Thông


Thảo luận 2. Khiển trách kẻ ác quấy làm người đó buồn khổ mình có tạo nghiệp bất thiện chăng? ĐĐ Nguyên Thông

Thảo luận 3. Đối với một người lầm lỗi thế nào là "sám hối đúng pháp"? TT Tuệ Quyền

Thảo luận 4. Trong trường nào hối hận là thiện pháp? trong trường hợp nào là bất thiện pháp?ĐĐ Pháp Tín  


 III. Trắc Nghim
Trắc nghiệm 1. Chữ thiện trong Phật Pháp bao gồm ý nghĩa nào dưới đây? 
A. Tốt, đẹp, khéo 
/ B. Lợi người, lợi mình, lợi cả hai hoặc vô hại cho người, vô hại cho mình, vô hại cho cả hai
 / C. Nhân lành cho quả vui 
/ Cả ba câu trên

TT Pháp Đăng cho đáp án Trắc Nghiệm 1 . D.

Trắc nghiệm 2. Yếu tố nào sau đây khiến một người khiển trách kẻ ác quấy, làm người ấy khổ tâm, nhưng mình không tạo nghiệp bất thiện?
 A. "Vừa đánh vừa xoa"
 / B. Khiển trách với tâm từ 
/ C. Khiển trách đúng theo kinh sách thì không có quả xấu 

/ D. Ba câu trên đều sai

Trắc nghiệm 3. Có một tỳ kheo đệ tử Đức Phật tánh tình cang ngạnh. Mãi đến khi Đức Thế Tôn trước giờ viên tịch căn dặn chư tỳ kheo dùng phép "phạm đàn" để răn phạt. Câu nào sau đây là đúng với dữ kiện lịch sử?
 A. Đó là người rất thân cận với Thái tử Sĩ Đạt Ta nên ỷ mình người  thân của Đức Phật
 / B. Đức Phật viên tịch và chư tăng không sinh hoạt chung khiến vị nầy tủi thân 
/ C. Nhờ phép "phạm đàn" khiến vị nầy chuyển hướng tu tập và thành tựu đạo quả
 / D. Cả ba câu trên đều đúng


TT Pháp Đăng cho đáp án Trắc Nghiệm 3: .D

Trắc nghiệm 4. Người Phật tử tạo điều lầm lỗi nên có thái độ nào sau đây? 
A. Bày tỏ sự sám hối trước bậc thiện trí 
/ B. Tích cực làm điều thiện để khẳng định sự thay đổi
/ C. Không nuôi dưỡng sự phiền muộn
 / D. Cả ba câu trên đều đúng

TT Tuệ Quyền cho đáp án câu 4 la D

No comments:

Post a Comment