Saturday, March 31, 2018

Bài học. Thứ Bảy 31-3-2018

Kinh Tăng Chi B - Anguttara Nikaya

Giảng Sư: TT Pháp Tân

Chương IX

Chín Pháp

  VII. Phẩm Niệm Xứ

(VII) (69) Xan Tham

1. - Này các Tỷ-kheo, có năm xan tham này. Thế nào là năm?

2. Xan tham trú xứ, xan tham gia đình, xan tham lợi dưỡng, xan tham dung sắc, xan tham pháp.

3. Này các Tỷ-kheo, để đoạn tận năm xan tham này, Bốn niệm xứ cần phải tu tập. Thế nào là bốn? ... Bốn niệm xứ này cần phải tu tập.


II Thảo Luận: TT Giác Đẳng điều hợp

TT Giác Đẳng đúc kết phần trắc nghiệm


 III Trắc Nghiệm

TK Giac Dang  [9:37 AM] : 

1. - Này các Tỷ-kheo, có năm xan tham này. Thế nào là năm? Xan tham trú xứ, xan tham gia đình, xan tham lợi dưỡng, xan tham tán thán, xan tham pháp. Này các Tỷ-kheo, có năm xan tham này. Trong năm xan tham này, này các Tỷ-kheo, cái này là tối hạ liệt, tức là xan tham pháp.

Trắc nghiệm 1. Những điều nào sau đây có ý nghĩa tương đồng hay gần giống với từ vựng xan tham? 
A. Keo kiết/ 
B. Độc chiếm / 
C. Ích kỷ /
 D. Cả ba câu trên

ĐĐ Nguyên Thông cho đáp án trắc nghiệm 1: D

Trắc nghiệm 2. Mình học được một điều hay trong kinh điển nhưng chỉ muốn giữ riêng mình không chia sẻ với ai. Lối suy nghĩ đó nằm trong điều nào sau đây? 
A. Xan tham trú xứ/ 
B. xan tham gia đình /
C. xan tham lợi dưỡng /
 D. xan tham dung sắc/ 
E. xan tham pháp.

TT Pháp Tân cho đáp án trắc nghiệm 2: E

Trắc nghiệm 3. Có thức ăn ngon muốn dành hưởng trọn không chia cho ai. Lối suy nghĩ đó nằm trong điều nào sau đây?
 A. Xan tham trú xứ/ 
B. xan tham gia đình /
C. xan tham lợi dưỡng / 
D. xan tham dung sắc/ 
E. xan tham pháp.

ĐĐ Nguyên Thông cho đáp án trắc nghiệm 3: C

Trắc nghiệm 4. Chỉ muốn riêng mình đẹp và được khen là đẹp nhất. Lối suy nghĩ đó nằm trong điều nào sau đây?
 A. Xan tham trú xứ/ 
B. xan tham gia đình /
C. xan tham lợi dưỡng /
 D. xan tham dung sắc/ 
E. xan tham pháp.

TT Pháp Tân cho đáp án trắc nghiệm 4: D

Trắc nghiệm 5. Dù chỉ cần một phòng để ngủ nhưng muốn độc chiếm cả căn nhà mênh mông. Lối suy nghĩ đó nằm trong điều nào sau đây?
 A. Xan tham trú xứ/ B. xan tham gia đình /
C. xan tham lợi dưỡng / 
D. xan tham dung sắc/ 
E. xan tham pháp.

ĐĐ Nguyên Thông cho đáp án trắc nghiệm 5: A

Trắc nghiệm 6. Một vị tu sĩ chỉ muốn đàn tín là của riêng mình. Lối suy nghĩ đó nằm trong điều nào sau đây?
 A. Xan tham trú xứ/ 
B. xan tham gia đình /
C. xan tham lợi dưỡng / 
D. xan tham dung sắc/ 
E. xan tham pháp.


TT Pháp Tân cho đáp án trắc nghiệm 6: A
TT Giác Đẳng cho đáp án trắc nghiệm 6: B

Trắc nghiệm 7. Sự xan tham nào sau đây được Đức Phật dạy là TỆ HẠI NHẤT trong các xan tham? 
A. Xan tham trú xứ/ 
B. xan tham gia đình /
C. xan tham lợi dưỡng /
 D. xan tham dung sắc/ 
E. xan tham pháp


ĐĐ Nguyên Thông cho đáp án trắc nghiệm: B

Trắc nghiệm 8. Khi tâm thấp hèn, tầm thường ghi nhận và biết đây là tâm hạ liệt. cái biết đó thuộc pháp quán nào sau đây? 
A. Thân quán niệm xứ / 
B. Thọ quán niệm xứ /
 C. Tâm quán niệm xứ /
 D. Pháp quán niệm xứ


TT Pháp Tân cho đáp án trắc nghiệm 8:  C

Trắc nghiệm 9. Khi tâm khổ sở vì không muốn ai chia bớt cái mình có, ghi nhận và biết đây là khổ thọ. cái biết đó thuộc pháp quán nào sau đây? ? 
A. Thân quán niệm xứ / 
B. Thọ quán niệm xứ /
 C. Tâm quán niệm xứ /
 D. Pháp quán niệm xứ

ĐĐ Nguyên Thông cho đáp án trắc nghiệm 9: B

Trắc nghiệm 10. Khi tâm khổ sở vì không muốn ai chia bớt cái mình có, ghi nhận và biết đây là ý định cất giấu và đây là hành động cất giấu. cái biết đó thuộc pháp quán nào sau đây? ?
A. Thân quán niệm xứ /
 B. Thọ quán niệm xứ /
 C. Tâm quán niệm xứ /
 D. Pháp quán niệm xứ

ĐĐ Nguyên Thông cho đáp án trắc nghiệm 10: C




Friday, March 30, 2018

Bài học. Thứ Sáu ngày 30-3-2018

Kinh Tăng Chi B - Anguttara Nikaya

Giảng Sư: TT Giác Đẳng

Chương IX

Chín Pháp

  VII. Phẩm Niệm Xứ

(VI) (68) Sanh Thú

1. - Này các Tỷ-kheo, có năm sanh thú này. Thế nào là năm?

2. Ðịa ngục, loài bàng sanh, cõi ngạ quỷ, loài Người, chư Thiên. Này các Tỷ-kheo, có năm sanh thú này.

3. Này các Tỷ-kheo, để đoạn tận năm sanh thú này, Bốn niệm xứ cần phải tu tập. Thế nào là bốn? ... Bốn niệm xứ này cần phải tu tập.


II Thảo Luận: TT Giác Đẳng điều hợp

Thảo luận 1. Phải chăng tất cả chúng ta đều "thích luân hồi" mặc dù nói tiến trình sanh tử là khổ đau? - TT Tuệ Siêu


Thảo luận 2. Phải chăng trong cái nhìn của người tu tứ niệm xứ thì "sự hiện hữu của năm uẩn dù quá khứ, hiện tại, bên trong, bên ngoài, thô thiển, vi tế, hạ liệt, thù thắng, gần hoặc xa" đều giống nhau? giống ở điểm nào? nhận ra giống nhau có tác dụng gì? - TT Tuệ Siêu


Thảo luận 3. Phải chăng phần lớn những khó khăn đối với người tu tập thiền quán do đi ngược lại với thói quen cố hữu? - TT Tuệ Quyền



 III Trắc Nghiệm

Trắc nghiệm 1. Điều nào sau đây cho chúng ta thấy "ý hướng mong cầu trầm luân sanh tử"? 
A. Muốn thoát khổ cảnh giới nầy bằng ý muốn sanh vào cảnh giới khác/ 
B. Luôn thấy sự hiện hữu của "cái tôi" là quan trọng / 
C. Trôi dạt về đâu cũng được miễn là "có đi là vui rồi" /
 D. Cả ba tâm trạng trên

ĐĐ Nguyên Thông cho đáp án trắc nghiệm 1: D

Trắc nghiệm 2. Điểm nào sau đây cho thấy sự tương đồng giữa kiếp luân hồi và một canh bạc? 
A. Lúc đánh bạc thì sự hơn thua quan trọng nhưng qua rồi thì vô nghĩa /
 B. Người ghiền cờ bạc thấy không đánh bạc không được nhưng người không ghiền thì thấy KHÔNG ĐÁNH BẠC KHÔNG CÓ VẤN ĐỀ GÌ/
 C. Người đang đánh bạc thấy cái sung sướng của việc bài bạc RẤT ĐÁNG CÓ DÙ PHẢI PHẢI CHẤP NHẬN CHẤP NHẬN NHỮNG HỆ LUỴ CỦA CỜ BẠC/
 D. Cả ba câu trên đều đúng

ĐĐ Nguyên Thông cho đáp án trắc nghiệm 2: D

Trắc nghiệm 3. Thói quen nào sau đây là trở ngại của người tu tập tứ niệm xứ ở bước đầu?
 A. Thói quen phê phán và phản ứng đối với mọi việc, ít khi khách quan "thấy chỉ biết là thấy, nghe chỉ biết là nghe, thọ tưởng chỉ biết là thọ tưởng" / 
B. Thấy sự tập trung chánh niệm vào thân tâm trong giây phút hiện tại là buồn nản vì thường nghĩ tưởng quá khứ, vọng móng tương lai/ 
C. Chúng ta thường "đi tìm cái mình thích" hơn là sống an nhiên chánh niệm với hơi thở ra vào hay những hiện tượng sanh diệt ở thân tâm /
 D. Cả ba câu trên đều đúng

ĐĐ Nguyên Thông cho đáp án trắc nghiệm 3: D

Thursday, March 29, 2018

Bài học. Thứ Năm ngày 29-3-2018

Kinh Tăng Chi B - Anguttara Nikaya

Giảng Sư: ĐĐ Huy Niệm

Chương IX

Chín Pháp

  VII. Phẩm Niệm Xứ

(V) (67) Năm Hạ Phần Kiết Sử

1. - Này các Tỷ-kheo có năm hạ phần kiết sử này. Thế nào là năm?

2. Thân kiến, nghi, giới cấm thủ, dục tham, sân. Này các Tỷ-kheo, có năm hạ phần kiết sử này.

3. Này các Tỷ-kheo, để đoạn tận tâm hạ phần kiết sử này, Bốn niệm xứ cần phải tu tập. Thế nào là bốn? ... Bốn niệm xứ này cần phải tu tập.



II Thảo Luận: TT Giác Đẳng điều hợp

Thảo luận 1. Câu kinh quen thuộc: "Tỷ-kheo trú tùy quán thân trên thân, nhiệt tâm tỉnh giác, chánh niệm, để nhiếp phục tham ưu ở đời. Vị ấy trú tùy quán thọ trên các cảm thọ.... trú tùy quán pháp trên các pháp, nhiệt tâm, tỉnh giác, chánh niệm để nhiếp phục tham ưu ở đời." những cụm từ quán thân trên trên thân, quán thọ trên thọ, quán tâm trên tâm, quán pháp trên pháp có ý nghĩa thế nào? - TT Pháp Tân

Thảo luận 2. Nhận rõ sanh diệt (sanh khởi và chấm dứt) ở thân tâm có tác dụng gì với hành giả tu tứ niệm xứ? - TT Tuệ Quyền


Thảo luận 5. Nhận biết các pháp như tứ diệu đế, năm uẩn, thất giác chi ... ở kinh điển khác biệt gì với sự nhận biết trong pháp quán niệm xứ? - TT Tuệ Siêu


Thảo luận  3. Phân biệt danh sắc (như ý định hành động và hành động) có tác dụng gì với hành giả tu tứ niệm xứ? - TT Tuệ Siêu



 III Trắc Nghiệm

Trắc nghiệm 1. Suy nghĩ về tương lai trong sự hoang mang thuộc kiết sử nào sau đây? 
A.Thân kiến/
 B. nghi hoặc/
 C. giới cấm thủ/
 D. dục tham/
 E. sân hận

ĐĐ Nguyên Thông cho đáp án trắc nghiệm 1: B

Trắc nghiệm 2. Đối với những hiện tượng sanh diệt tâm, sinh lý chấp thủ "dây là ta, là của ta, là tự ngã của ta" thuộc kiết sử nào sau đây?
 A.Thân kiến/ 
B. nghi hoặc/
 C. giới cấm thủ/
 D. dục tham/
 E. sân hận


ĐĐ Huy Niệm cho đáp án trắc nghiệm 2. A

Trắc nghiệm 3. "Đói con mắt" và "đói bao tử" cái đói nào thuộc về danh? cái nào thuộc về sắc?


Trắc nghiệm 4. "văn mình, vợ người" cái nào thuộc về dục thủ? cái nào thuộc ngã chấp thủ?



Wednesday, March 28, 2018

Bài học. Thứ Tư ngày 28-3-2018

Kinh Tăng Chi B - Anguttara Nikaya

Giảng Sư: TT Pháp Đăng

Chương IX

Chín Pháp

  VII. Phẩm Niệm Xứ

(IV) (66) Thủ Uẩn

1. - Này các Tỷ-kheo có năm thủ uẩn này. Thế nào là năm?

2. Sắc thủ uẩn, thọ thủ uẩn, tưởng thủ uẩn, hành thủ uẩn, thức thủ uẩn. Này các Tỷ-kheo, có năm thủ uẩn này.

3. Này các Tỷ-kheo, để đoạn tận năm thù uẩn này, Bốn niệm xứ cần phải tu tập. Thế nào là bốn? .... Bốn niệm xứ cần phải tu tập.




II Thảo Luận: TT Giác Đẳng điều hợp

Thảo luận 1. Năm thủ uẩn khác với năm uẩn như thế nào? Năm thủ uẩn là chấp thủ hay là sở chấp? - TT Pháp Đăng


Thảo luận 2. Nếu không có gì để bám víu thì có hạnh phúc chăng? - TT Tuệ Siêu

Thảo luận 3. TT Giác Đẳng đúc kết bài học


 III Trắc Nghiệm

Trắc nghiệm 1. Thí dụ nào sau đây được xem là thích hợp để minh hoạ cho ý nghĩa của thủ uẩn? 
A. Thuốc uống có thứ đắng và không đắng /
 B. Thuốc uống có chất nghiện (addictives) hay không có chất nghiện / 
C. Thuốc uống trị được bệnh hay không trị được bệnh / 
D. Thuốc uống thuộc loại đắt tiền hay rẽ tiền


ĐĐ Nguyên Thông cho đáp án trắc nghiệm 1: B

Trắc nghiệm 2. Một người có ăn ngon mới vui; hôm nào ăn không ngon thì bực bội. Thái độ cố chấp đó nằm trong pháp nào sau đây? 
A. Dục thủ (chấp vào cái gì khả ái, khả ý) / 
B. Kiến thủ (chấp thủ vào quan kiến sai lạc) /
 C. Giới cấm thủ (chấp thủ vào sự hành trì sai lạc) / 
D. Ngã thủ (chấp thủ đây là ta, là của ta, là tự ngã của ta)

TT Tuệ Quyền cho đáp án trắc nghiệm 2 : . A .

Trắc nghiệm 3. Một người chỉ biết hành động theo "ý thức hệ" bất kể là gây đau thương cho đồng loại ra sao. Thái độ cố chấp đó nằm trong pháp nào sau đây ?
 A. Dục thủ (chấp vào cái gì khả ái, khả ý) /
 B. Kiến thủ (chấp thủ vào quan kiến sai lạc) / 
C. Giới cấm thủ (chấp thủ vào sự hành trì sai lạc) /
 D. Ngã thủ (chấp thủ đây là ta, là của ta, là tự ngã của ta)

TT Pháp Đăng cho đáp án trăc nghiệm 3: D

Trắc nghiệm 4. Một người vừa ra đường chợt nhớ mình quên điện thoại ở nhà; dù cách nhà không xa nhưng cương quyết không quay lại vì tin rằng hễ ra đường mà quay đầu lại là xui xẻo. Thái độ cố chấp đó nằm trong pháp nào sau đây ? 
A. Dục thủ (chấp vào cái gì khả ái, khả ý) / 
B. Kiến thủ (chấp thủ vào quan kiến sai lạc) / 
C. Giới cấm thủ (chấp thủ vào sự hành trì sai lạc) / 
D. Ngã thủ (chấp thủ đây là ta, là của ta, là tự ngã của ta)

ĐĐ Nguyên Thông cho đáp án trắc nghiệm 4: C 


Trắc nghiệm 5. Một người chỉ thấy hoa đẹp khi trồng trong sân của mình. Thái độ cố chấp đó nằm trong pháp nào sau đây ?
 A. Dục thủ (chấp vào cái gì khả ái, khả ý) /
B. Kiến thủ (chấp thủ vào quan kiến sai lạc) / 
C. Giới cấm thủ (chấp thủ vào sự hành trì sai lạc) / 
D. Ngã thủ (chấp thủ đây là ta, là của ta, là tự ngã của ta)

TT Tuệ Siêu cho đáp án trắc nghiệm 5 : D

Trắc nghiệm 6. Xem sắc đẹp ngoại hình là điều quan trọng nhất trong cuộc sống. Cái nhìn đó nằm trong điều nào sau đây? 

A. Sắc thủ uẩn /
 B. Thọ thủ uẩn / 
C. Tưởng thủ uẩn / 
D. Hành thủ uẩn / 
E. Thức thủ uẩn

TT Tuệ Quyền cho đáp án trắc nghiệm 6: A


Trắc nghiệm 7. Một người rất hãnh diện vì mình đã từng thăm viếng Paris hay Roma. Niềm hãnh diện đó nằm trong điều nào sau đây? 

A. Sắc thủ uẩn / 
B. Thọ thủ uẩn / 
C. Tưởng thủ uẩn / 
D. Hành thủ uẩn /
 E. Thức thủ uẩn

Tuesday, March 27, 2018

Bài học. Thứ Ba ngày 27-3-2018

Kinh Tăng Chi B - Anguttara Nikaya

Giảng Sư: TT Tuệ Quyền

Chương IX

Chín Pháp

  VII. Phẩm Niệm Xứ

(III) (65) Dục Trưởng Dưỡng

1.- Này các Tỷ-kheo, có năm dục trưởng dưỡng này. Thế nào là năm?

2. Các sắc do mắt nhận thức, khả lạc, khả hỷ, khả ý, khả ái, liên hệ đến dục, hấp dẫn, các tiếng do tai nhận thức khả lạc... hấp dẫn. Này các Tỷ-kheo, có năm dục trưởng dưỡng này.

3. Này các Tỷ-kheo, để đoạn tận năm dục trưởng dưỡng này, Bốn niệm xứ này phải tu tập.



II Thảo Luận: TT Giác Đẳng điều hợp

Thảo luận  1. Thuật ngữ kāmaguṇāna thường được dịch là dục công đức, dục trưởng dưỡng được hiểu chính xác là gì? - TT Pháp Tân


Thảo luận 2. Phải chăng sự cảm nhận trực tiếp các cảnh trần (thức tri) chi phối chúng ta ít hơn là nhận thức "nhai lại" những gì đã tiếp xúc (tưởng tri)? - TT Tuệ Siêu

TT Giác Đẳng chia sẻ thêm về bài học hôm nay

TK Giac Dang  [9:30 AM] : 

- Vậy này Bàhiya, Ông cần phải học tập như sau: "Trong cái thấy, sẽ chỉ là cái thấy. Trong cái nghe, sẽ chỉ là cái nghe. Trong cái thọ tưởng, sẽ chỉ là cái thọ tưởng. Trong cái thức tri, sẽ chỉ là các thức tri ". Như vậy, nàyBàhiya, Ông cần phải học tập. Vì rằng, này Bàhiya, nếu với Ông, trong cái thấy, sẽ chỉ là cái thấy; trong cái nghe, sẽ chỉ là cái nghe; trong cái thọ tưởng, sẽ chỉ là cái thọ tưởng; trong cái thức tri, sẽ chỉ là cái thức tri. Do vậy, này Bàhiva, ông không là chỗ ấy. Vì rằng, này Bàhiya, Ông không là đời này, không là đời sau, không là đời chặng giữa. Như vậy là đoạn tận khổ đau.




 III Trắc Nghiệm

Trắc nghiệm 1. Năm cảnh sắc thinh, khí, vị, xúc có ảnh hưởng nào sau đây đối với chúng ta?
 A. Hầu hết chúng ta có thói quen hướng ngoại; hướng ngoại có nghĩa là "ghiền" năm cảnh ngoại /
 B. Khi sống lệ thuộc ngoại cảnh nghĩa là "yếu" về nội tại /
 C. Khi nội tâm bị chi phối bởi "cảnh phiền não" thì năm pháp dục tham, sân hận, hôn thuỳ, trạo hối, nghi hoặc trở thành bản chất tự nhiên của tâm / 
D. Cả ba câu trên đều đúng

TT Pháp Đăng cho đáp án trắc nghiệm 1: D

Trắc nghiệm  2. Câu nào sau đây được xem là đúng theo Phật học?
 A. Cái biết của mắt về màu sắc, chiều kích đối với cảnh đó là nhãn thức (thuộc thức tri) /
 B. Từ sự nhận diện cảnh sắc giải thích bằng kinh nghiệm từ quá khứ (tưởng tri) như đây là tranh vẽ của Vincent van Gogh giá trị như vậy, đẹp như vậy ... / 
C. Thay vì tham đắm hành giải tứ niệm xứ ghi nhận đây là cảnh sắc, tham ái sanh khời, tham ái chấm dứt đó là nhận thức bằng chánh niệm (tuệ tri) / 
D. Cả ba câu trên đều đúng


TT Tuệ Quyền cho đáp án trắc nghiệm 2: D.

Trắc nghiệm 3. Năm cảnh sắc, thinh, khí, vị, xúc thường được kinh điển đề cập với từ vựng nào sau đây?
 A. Năm cảnh dục (ngũ dục) /
 B. Năm cảnh trần (ngũ trần)/
 C. Năm cảnh ngoại /
 D. Cả ba A, B, C

ĐĐ Nguyên Thông cho đáp án trắc nghiệm 3 : D .