Kinh Tăng Chi Bộ - Anguttara Nikaya
Giảng Sư: TT Giác Đẳng
Chương IX
Chín Pháp
III. Phẩm Chỗ Cư Trú Của Hữu Tình
(III) (23) Ái
1. - Này các Tỷ-kheo, Ta sẽ thuyết về chín pháp lấy ái làm cội gốc. Hãy nghe và khéo tác ý, Ta sẽ giảng. Và này các Tỷ-kheo, thế nào là chín pháp lấy ái làm cội gốc?
2. Do duyên ái nên cầu tìm; do duyên cầu tìm nên có được; do duyên có được nên có quyết định; do duyên quyết định nên có dục tham; do duyên dục tham nên đắm trước; do duyên đắm trước nên có chấp trước; do duyên chấp trước nên có xan tham; do duyên xan tham nên có thủ hộ, chấp trượng, chấp kiếm, đấu tranh, tránh tranh, kháng tranh, ly gián ngữ, vọng ngữ, rất nhiều các ác, bất thiện pháp khởi lên.
Này các Tỷ-kheo, đây là chín pháp lấy ái làm cội gốc.
II Thảo Luận: TT Giác Đẳng điều hợp
Thảo luận 2. Phải chăng có một thứ an lạc đến từ lối sống nhẹ nhàng, thanh đạm? - ĐĐ Pháp Tín
Thảo luận 3. Tại sao người xưa muốn từ bỏ danh lợi thường bỏ phố thị vào sống ở rừng sâu? - TT Tuệ Quyền
III Trắc Nghiệm
A. Nguyên nhân/
B. Cội rễ /
C. Tác động /
D. Năng duyên
TT Pháp Đăng cho đáp án câu 1: B
Trắc nghiệm 2. Câu nào sau đây khíến cho sự ham muốn trở thành "mất vui"?
A. Ngã chấp (ajjhosàna), chiếm hữu (pariggaha), xan lẩn (macchariya), thủ hộ (àrakkha), sử dụng khí giới (dandàdàna)/
B. Truy cầu (pariyesanà), thủ đắc (làbha), phân định (vinicchaya), dục tham (chandaràga) /
C. Cả hai câu A và B đều đúng/
D. Cả hai câu A và B đều sai
TT Pháp Tân cho đáp án câu 2 : C.
Trắc nghiệm 3. Điều nào sau đây được Đức Phật dạy cho một đời sống an lạc?
A. Buông xả an lạc hơn bám víu /
B. Chú trọng sự an lạc nội tâm hơn vật chất /
C. Ít phiền não thì bớt khổ /
D. Cả ba câu trên đều đúng
ĐĐ Nguyên Thông cho đáp án câu 3 là D
No comments:
Post a Comment