Saturday, March 10, 2018

Bài học. Thứ Bảy ngày 10-3-2018

Kinh Tăng Chi B - Anguttara Nikaya

Giảng Sư: TT Pháp Tân

Chương IX

Chín Pháp

III. Phẩm Chỗ Cư Trú Của Hữu Tình


(IX) (29) Hiềm Hận Sự

1. - Này các Tỷ-kheo, có chín hiềm hận sự. Thế nào là chín?

2. "Vị ấy đã làm hại tôi", hiềm hận khởi lên. "Vị ấy đang làm hại tôi", xung đột khởi lên. "Vị ấy sẽ làm hại tôi", hiềm hận khởi lên. "Vị ấy đã làm hại người tôi thương, tôi mến"... "Vị ấy đang làm hại người tôi thương, tôi mến"... "Vị ấy sẽ làm hại người tôi thương, tôi mến", xung đột khởi lên. "Vị ấy đã làm lợi cho người tôi không thương, không mến"... "Vị ấy đang làm lợi..." Vị ấy sẽ làm lợi cho người tôi không thương, không mến", xung đột khởi lên.

Này các Tỷ-kheo, đây là chín hiềm hận sự.

(X) (30) Ðiều Phục Hiềm Hận

1. - Này các Tỷ-kheo, có chín điều phục hiềm hận sự. Thế nào là chín? "Vị ấy đã làm hại tôi; có ích lợi gì mà nghĩ như vậy", nhờ vậy xung đột được điều phục. "Vị ấy sẽ làm hại tôi; có ích lợi gì mà nghĩ như vậy", nhờ vậy xung đột được điều phục. "Vị ấy đã làm hại người tôi thương mến; có ích lợi gì mà nghĩ như vậy", nhờ vậy hiềm hận sự được điều phục. "Vị ấy đã làm hại... vị ấy làm hại người tôi thương tôi mến; có ích lợi gì mà nghĩ như vậy", nhờ vậy xung đột được điều phục. "Vị ấy đã làm lợi cho người tôi không thương, không mến"... "Vị ấy đang làm lợi... vị ấy sẽ làm lợi cho người tôi không thương, không mến, có lợi ích gì mà nghĩ như vậy", nhờ vậy xung đột được điều phục


Này các Tỷ-kheo, đây là chín hiềm hận sự được điều phục.


II Thảo Luận: TT Giác Đẳng điều hợp

TT Giác Đẳng đúc kết phần thảo luận


 III Trắc Nghiệm

Trắc nghiệm 1. Những người thù ghét những ca sĩ khác khi nghĩ là người kia đụng chạm tến người mình hâm mộ nằm trong điều nào sau đây?
 A. Hiềm hận vì nghĩ rằng "Vị ấy đã làm hại tôi", xung đột khởi lên. "Vị ấy đang làm hại tôi", xung đột khởi lên. "Vị ấy sẽ làm hại tôi", xung đột khởi lên./ 
B. Hiềm hận vì nghĩ rằng "Vị ấy đã làm hại người tôi thương, tôi mến"... "Vị ấy đang làm hại người tôi thương, tôi mến"... "Vị ấy sẽ làm hại người tôi thương, tôi mến", xung đột khởi lên./
C. Hiềm hận vì nghĩ rằng "Vị ấy đã làm lợi cho người tôi không thương, không mến"... "Vị ấy đang làm lợi..." Vị ấy sẽ làm lợi cho người tôi không thương, không mến"/
 D. Hiềm hận vì nghĩ rằng nên tìm lý do phải luôn cảnh giác đối với những người thù địch

TT Tuệ Siêu cho đáp án câu 1: B

Trắc nghiệm 2. Điều nào sau đây là thí dụ về sự vô ích khi nghĩ về thù hận?
 A. Hận thù với người đã gây sự với mình trong ba năm trước (bây giờ thì chưa biết ra sao) /
 B. Thù ghét những quốc gia không nằm trong liên minh với đất nước mình (ghét Do Thái thì nghĩ là Palestine hoàn toàn đúng hay ngược lại) /
C. Ghét bỏ cầu thủ thuộc đội banh thắng đội banh mình hâm mộ /
 D. Cả ba điều trên

ĐĐ Nguyên Thông cho đáp án câu 2 : A

Trắc nghiệm 3. Điều nào sau đây cho thấy sự hiềm hận thường do sự suy nghĩ nông nổi? 
A. Suy nghĩ "người đó sẽ làm hại mình", một phán quyết chắc chắn một điều chưa xẩy ra /
 B. Suy nghĩ "người đó làm lợi cho người mình ghét" có nghĩa là đòi hỏi cả thế giới phải thương ghét theo quan điểm của mình / 
C. Suy nghĩ "mình ghét người đó vì người đó đụng chạm đến những người mình thương" như vậy càng có nhiều người thương thì càng có nhiều kẻ thù /
 D. Cả ba câu trên đều đúng

ĐĐ Huy Niệm cho đáp án câu 3 D

Trắc nghiệm 4. Bốn câu ca dao sau đây nói lên bốn trạng thái tâm. Câu nào cho thấy là trong có suy nghĩ có “chánh tư niệm”?
 A. Ai thương ai ghét mặc tình, Phận mình cứ giữ tâm mình thật ngay /
 B. Khi thương củ ấu cũng tròn, Khi ghét trì trái bồ hòn cũng méo / 
C. Thương ai thương cả đường đi, Ghét ai ghét cả tông chi họ hàng / 
D. Trâu cột thì ghét trâu ăn, Quan võ thì ghét quan văn dài quần


TT Pháp Đăng cho đáp án câu 4: A



No comments:

Post a Comment