Sunday, March 25, 2018

Bài học. Chủ Nhật ngày 25-3-2018

Kinh Tăng Chi B - Anguttara Nikaya

Giảng Sư: TT Tuệ Siêu

Chương IX

Chín Pháp

  VII. Phẩm Niệm Xứ

(II) (64) Triền Cái

1. - Này các Tỷ-kheo, có năm triền cái này. Thế nào là năm?

2. Dục tham triền cái, sân triền cái, hôn trầm thụy miên triền cái, trạo hối triền cái, nghi triền cái. Này các Tỷ-kheo, có năm triền cái này.

3. Này các Tỷ-kheo, để đoạn tận năm triền cái này, Bốn niệm xứ cần phải tu tập. Thế nào là bốn?

4. Ở đây, này các Tỷ-kheo, Tỷ-kheo trú quán thân trên thân... trú quán pháp trên các pháp, nhiệt tâm, tỉnh giác, chánh niệm để nhiếp phục tham ưu ở đời. Này các Tỷ-kheo, để đoạn tận năm triền cái, Bốn niệm xứ cần phải tu tập.


II Thảo Luận: TT Giác Đẳng điều hợp

Thảo luận 1. Tại sao phiền não có nhiều nhưng chỉ có 5 pháp Dục tham, sân , hôn trầm thụy miên, trạo hối , hoài nghi được xem là triền cái? - TT Tuệ Siêu


Thảo luận 2. Trong Tăng Chi Bộ phẩm Một Pháp có đoạn: Tâm này, này các Tỷ-kheo, là sáng chói. Và tâm này bị ô nhiễm bởi các cấu uế từ ngoài vào. Kẻ phàm phu ít nghe, không như thật rõ biết tâm ấy. Do vậy, Ta nói rằng tâm kẻ phàm phu ít nghe, không được tu tập." Nếu tâm không có 5 triền cái thì có gọi là "sáng chói"? - TT Tuệ Siêu

Thảo luận  3. Năm triền cái được đối trị bằng 5 chi thiền (tầm, tứ, hỳ, lạc, định) vậy thì trong thiền quán (tứ niệm xứ) điều nầy được áp dụng thế nào? - TT Pháp Tân

Thảo luận 4. Nói về hôn trầm thuỵ miên chúng ta có thể hiểu mê ngủ hay lười biếng là tánh xấu nhưng sự uể oải buồn ngủ do thiếu ngủ hay do mệt mỏi có được xem là phiền não chăng? - TT Pháp Đăng


Thảo luận 5. Sự thích muốn hay khó chịu bình thường có được kể là triền cái chưa? - ĐĐ Nguyên Thông

Thảo luận 6. TT Giác Đẳng đúc kết phần thảo luận


 III Trắc Nghiệm

Trắc nghiệm 1. Một người hành thiền thấy hân hoan trong sự hành trì và sự hân hoan đó khiến người nầy không khó chịu bực tức với sự tê nhức của thân hay thời tiết nóng lạnh thì có thể mô tả với điều nào sau đây? 
A. Sự tập trung giúp giảm thiểu vọng tâm ham muốn / 
B. Sự hân hoan giúp giảm thiểu bực tức khó chịu / 
C. Sự hướng tâm đối với đề mục giúp gỉảm thiểu uể oải lười biếng /
 D. Sự an lạc giúp giảm thiểu giao động lo âu / 
D. Sự bén nhạy nắm bắt giúp giảm thiểu hoài nghi

TT Tuệ Quyền cho đáp án câu  1 : B.

Trắc nghiệm 2. Một người có sự tập trung đủ mạnh để áp đảo vọng niệm đối với những ưa thích của thị dục thì có thể mô tả với điều nào sau đây?
 A. Sự tập trung giúp giảm thiểu vọng tâm ham muốn /
 B. Sự hân hoan giúp giảm thiểu bực tức khó chịu /
 C. Sự hướng tâm đối với đề mục giúp gỉảm thiểu uể oải lười biếng / 
D. Sự an lạc giúp giảm thiểu giao động lo âu / 
D. Sự bén nhạy nắm bắt giúp giảm thiểu phân vân, ngờ vực

TT Pháp Tân cho đáp án Câu Số 2 : A

Trắc nghiệm 3. Do thuần thục trong sự hành thiền nhanh chóng "bắt tay" vào sự gom tâm không có thái độ "trù trừ. lưỡng lự" thì có thể mô tả với điều nào sau đây?
 A. Sự tập trung giúp giảm thiểu vọng tâm ham muốn /
 B. Sự hân hoan giúp giảm thiểu bực tức khó chịu / 
C. Sự hướng tâm đối với đề mục giúp gỉảm thiểu uể oải lười biếng / 
D. Sự an lạc giúp giảm thiểu giao động lo âu /
 D. Sự bén nhạy nắm bắt giúp giảm thiểu hoài nghi

No comments:

Post a Comment