Monday, March 12, 2018

Bài học. Thứ Hai ngày 12-3-2018

Kinh Tăng Chi B - Anguttara Nikaya

Giảng Sư: TT Tuệ Siêu

Chương IX

Chín Pháp

IV. Ðại Phẩm

(I) (32) Chín Tuần Tự An Trú (1)

1. - Này các Tỷ-kheo, có chín tuần tự an trú này. Thế nào là chín?

2. Này Hiền giả, ở đây có Tỷ-kheo ly dục, ly bất thiện pháp, chứng và an trú Thiền thứ nhất, một trạng thái hỷ lạc do ly dục sanh có tầm và tứ. Diệt tầm và tứ... Thiền thứ hai... Thiền thứ ba... chứng và trú Thiền thứ tư. Sau khi vượt qua sắc tưởng một cách hoàn toàn, sau khi chấm dứt các đối ngại tưởng, không tác ý các tưởng sai biệt, biết rằng: "Hư không là vô biên", chứng và trú Không vô biên xứ. Sau khi vượt qua Không vô biên xứ một cách hoàn toàn, biết rằng: "Thức là vô biên", chứng và trú Thức vô biên xứ. Sau khi vượt qua Thức vô biên xứ một cách hoàn toàn, biết rằng: "Không có sự gì", chứng và trú Vô sở hữu xứ. Sau khi vượt qua Vô sở hữu xứ một cách hoàn toàn, chứng và trú Phi tưởng phi phi tưởng xứ. Sau khi vượt qua Phi tưởng phi phi tưởng xứ một cách hoàn toàn, chứng và trú Diệt thọ tưởng định.

Này các Tỷ-kheo, đây là chín tuần tự an trú.

(I) (32) Chín Tuần Tự An Trú (1) (TT Giác Đẳng hiệu đính)

1. - Này các Tỷ-kheo, có chín tuần tự an trú này. Thế nào là chín?

2. Với những ai dập tắt sự ham muốn dục lạc và sống an trú trong trạng thái ấy, Như Lai nói rằng: "Chắc chắn Tôn giả ấy không hy cầu vì thiếu thốn và khao khát, đã vượt qua, đã đến bờ bên kia với Thiền chi ấy".

Nếu có ai nói rằng: “Các dục tịnh chỉ ở đâu? Ai là người dập tắt các dục và an trú trạng thái đó? Đó là điều không hề được biết, được thấy” Người ấy cần được trả lời “Ở đây, này Hiền giả, Tỷ-kheo ly các dục... chứng và an trú Thiền thứ nhất. Tại đây, các dục được đoạn diệt, các vị ấy sau khi đoạn diệt các dục, sống an trú trong trạng thái ấy". Nếu đó là một người thành thật và trung thực thì sẽ hoan hỷ và tuỳ thuận với lời “sàdhu lành thay”. Sau khi tán thán còn đãnh lễ, phục vụ.

3. Với những ai dập tắt tầm và tứ; sống an trú trong trạng thái ấy, Như Lai nói rằng: "Chắc chắn Tôn giả ấy không hy cầu vì thiếu thốn và khao khát, đã vượt qua, đã đến bờ bên kia với Thiền chi ấy".

Nếu có ai nói rằng: “Các tầm và tứ tịnh chỉ ở đâu? Ai là người dập tắt tầm, tứ và an trú trạng thái đó? Đó là điều không hề được biết, được thấy” Người ấy cần được trả lời "Ở đây, này Hiền giả, Tỷ-kheo diệt tầm và tứ... chứng và trú Thiền thứ hai. Tại đây, các tầm và tứ được đoạn diệt, các vị ấy sau khi đoạn diệt tầm và tứ, sống an trú trong trạng thái ấy". Nếu đó là một người thành thật và trung thực thì sẽ hoan hỷ và tuỳ thuận với lời “sàdhu lành thay”. Sau khi tán thán còn đãnh lễ, phục vụ.

4. Với những ai dập tắt hỷ; sống an trú trong trạng thái ấy, Như Lai nói rằng: "Chắc chắn Tôn giả ấy không hy cầu vì thiếu thốn và khao khát, đã vượt qua, đã đến bờ bên kia với Thiền chi ấy".

Nếu có ai nói rằng: “Hỷ tịnh chỉ ở đâu? Ai là người dập tắt hỷ và an trú trạng thái đó? Đó là điều không hề được biết, được thấy” Người ấy cần được trả lời "Ở đây, này Hiền giả, Tỷ-kheo diệt hỷ... chứng và trú Thiền thứ ba. Tại đây, hỷ được đoạn diệt, các vị ấy sau khi đoạn diệt lạc, sống an trú trong trạng thái ấy". Nếu đó là một người thành thật và trung thực thì sẽ hoan hỷ và tuỳ thuận với lời “sàdhu lành thay”. Sau khi tán thán còn đãnh lễ, phục vụ.

5. Với những ai dập tắt lạc; sống an trú trong trạng thái ấy, Như Lai nói rằng: "Chắc chắn Tôn giả ấy không hy cầu vì thiếu thốn và khao khát, đã vượt qua, đã đến bờ bên kia với Thiền chi ấy".

Nếu có ai nói rằng: “Lạc tịnh chỉ ở đâu? Ai là người dập tắt lạc và an trú trạng thái đó? Đó là điều không hề được biết, được thấy” Người ấy cần được trả lời "Ở đây, này Hiền giả, Tỷ-kheo diệt lạc... chứng và trú Thiền thứ tư. Tại đây, lạc được đoạn diệt, các vị ấy sau khi đoạn diệt lạc, sống an trú trong trạng thái ấy". Nếu đó là một người thành thật và trung thực thì sẽ hoan hỷ và tuỳ thuận với lời “sàdhu lành thay”. Sau khi tán thán còn đãnh lễ, phục vụ.

6. Với những ai dập tắt các sắc tưởng; sống an trú trong trạng thái ấy, Như Lai nói rằng: "Chắc chắn Tôn giả ấy không hy cầu vì thiếu thốn và khao khát, đã vượt qua, đã đến bờ bên kia với Thiền chi ấy".

Nếu có ai nói rằng: “Các sắc tưởng tịnh chỉ ở đâu? Ai là người dập tắt sắc tưởng và an trú trạng thái đó? Đó là điều không hề được biết, được thấy” Người ấy cần được trả lời "Ở đây, này Hiền giả, Tỷ-kheo diệt các sắc tưởng... chứng và trú Thiền không vô biên xứ. Tại đây, các sắc tưởng được đoạn diệt, các vị ấy sau khi đoạn diệt các sắc tưởng, sống an trú trong trạng thái ấy". Nếu đó là một người thành thật và trung thực thì sẽ hoan hỷ và tuỳ thuận với lời “sàdhu lành thay”. Sau khi tán thán còn đãnh lễ, phục vụ.

7. Với những ai dập tắt không vô biên xứ tưởng; sống an trú trong trạng thái ấy, Như Lai nói rằng: "Chắc chắn Tôn giả ấy không hy cầu vì thiếu thốn và khao khát, đã vượt qua, đã đến bờ bên kia với Thiền chi ấy".

Nếu có ai nói rằng: “Không vô biên xứ tưởng tịnh chỉ ở đâu? Ai là người dập tắt không vô biên xứ tưởng và an trú trạng thái đó? Đó là điều không hề được biết, được thấy” Người ấy cần được trả lời "Ở đây, này Hiền giả, Tỷ-kheo diệt không vô biên xứ tưởng... chứng và trú thiền thức vô biên xứ. Tại đây, không vô biên xứ tưởng được đoạn diệt, các vị ấy sau khi đoạn diệt không vô biên xứ tưởng, sống an trú trong trạng thái ấy". Nếu đó là một người thành thật và trung thực thì sẽ hoan hỷ và tuỳ thuận.

8. Với những ai dập tắt thức vô biên xứ tưởng; sống an trú trong trạng thái ấy, Như Lai nói rằng: "Chắc chắn Tôn giả ấy không hy cầu vì thiếu thốn và khao khát, đã vượt qua, đã đến bờ bên kia với Thiền chi ấy".

Nếu có ai nói rằng: “Thức vô biên xứ tưởng tịnh chỉ ở đâu? Ai là người dập tắt thức vô biên xứ tưởng và an trú trạng thái đó? Đó là điều không hề được biết, được thấy” Người ấy cần được trả lời "Ở đây, này Hiền giả, Tỷ-kheo diệt thức vô biên xứ tưởng... chứng và trú thiền vô sở hữu xứ. Tại đây, thức vô biên xứ tưởng được đoạn diệt, các vị ấy sau khi đoạn diệt thức vô biên xứ tưởng, sống an trú trong trạng thái ấy". Nếu đó là một người thành thật và trung thực thì sẽ hoan hỷ và tuỳ thuận với lời  “sàdhu lành thay”. Sau khi tán thán còn đãnh lễ, phục vụ.

9. Với những ai dập tắt vô sở hữu xứ tưởng; sống an trú trong trạng thái ấy, Như Lai nói rằng: "Chắc chắn Tôn giả ấy không hy cầu vì thiếu thốn và khao khát, đã vượt qua, đã đến bờ bên kia với Thiền chi ấy".

Nếu có ai nói rằng: “Vô sở hữu xứ tưởng tịnh chỉ ở đâu? Ai là người dập tắt vô sở hữu xứ tưởng và an trú trạng thái đó? Đó là điều không hề được biết, được thấy” Người ấy cần được trả lời "Ở đây, này Hiền giả, Tỷ-kheo diệt vô sở hữu xứ tưởng... chứng và trú thiền phi tưởng phi phi tưởng xứ. Tại đây, vô sở hữu xứtưởng được đoạn diệt, các vị ấy sau khi đoạn diệt vô sở hữu xứ tưởng, sống an trú trong trạng thái ấy". Nếu đó là một người thành thật và trung thực thì sẽ hoan hỷ và tuỳ thuận với lời “sàdhu lành thay”. Sau khi tán thán còn đãnh lễ, phục vụ.

10 . Với những ai dập tắt phi tưởng phi phi tưởng; sống an trú trong trạng thái ấy, Như Lai nói rằng: "Chắc chắn Tôn giả ấy không hy cầu vì thiếu thốn và khao khát, đã vượt qua, đã đến bờ bên kia với Thiền chi ấy".

Nếu có ai nói rằng: “phi tưởng phi phi tưởng tịnh chỉ ở đâu? Ai là người dập tắt vô sở hữu xứtưởng và an trú trạng thái đó? Đó là điều không hề được biết, được thấy” Người ấy cần được trả lời "Ở đây, này Hiền giả, Tỷ-kheo diệt phi tưởng phi phi tưởng... chứng và trú diệt thọ tưởng định. Tại đây, phi tưởng phi phi tưởng được đoạn diệt, các vị ấy sau khi đoạn diệt phi tưởng phi phi tưởng, sống an trú trong trạng thái ấy". Nếu đó là một người thành thật và trung thực thì sẽ hoan hỷ và tuỳ thuận với lời “sàdhu lành thay”. Sau khi tán thán còn đãnh lễ, phục vụ.


Này các Tỷ-kheo, đây chín là thứ tuần tự an trú Thiền chứng.

(III) (34) Niết Bàn

1. Như vầy tôi nghe:

Một thời, Tôn giả Sàriputta trú ở Ràjagaha, tại Veluvana, chỗ nuôi dưỡng các con sóc. Tại đấy, Tôn giả Sàriputta bảo các Tỷ-kheo:

- Này các Hiền giả, lạc là Niết-bàn này; này các Hiền giả, lạc là Niết-bàn này.

2. Khi nghe nói vậy, Tôn giả Udàyi nói với Tôn giả Sàriputta:

- Thưa Hiền giả Sàriputta, sao đây là lạc, khi ở đây không có cái gì được cảm thọ?

3. - Này Hiền giả, cái này ở đây là lạc, dầu rằng lạc ấy ở đây không được cảm thọ. Này Hiền giả, có năm dục trưởng dưỡng này. Thế nào là năm?

Các sắc do mắt nhận thức, khả lạc, khả hỷ, khả ý, khả ái, liên hệ đến dục, hấp dẫn. Các tiếng do tai nhận thức... Các hương do mũi nhận thức... Các vị do lưỡi nhận thức... Các xúc do thân nhận thức, khả lạc, khả hỷ, khả ý, khả ái, liên hệ đến dục, hấp dẫn.

Này Hiền giả, có năm dục trưởng dưỡng này. Này Hiền giả do duyên năm dục trưởng dưỡng này khởi lên lạc hỷ, này Hiền giả, đây gọi là dục lạc.

4. Ở đây, này Hiền giả, Tỷ-kheo ly các dục, ly ác, bất thiện pháp... chứng đạt và an trú sơ Thiền. Này Hiền giả, nếu trong khi Tỷ-kheo ấy trú với an trú này, các tưởng tác ý câu hữu với dục vẫn hiện hành; như vậy, đối với Tỷ-kheo ấy là một chứng bệnh. Ví như, này chư Hiền, với một người sung sướng, khổ đau có thể khởi lên như một chứng bệnh. Cũng vậy, với Tỷ-kheo ấy, các tưởng tác ý, câu hữu với dục vẫn hiện hành; như vậy, đối với Tỷ-kheo ấy là một chứng bệnh. Này chư Hiền, chứng bệnh được Thế Tôn gọi là khổ. Với pháp môn này, này chư Hiền, cần phải hiểu Niết-bàn là lạc.

5. Lại nữa, này chư Hiền, Tỷ-kheo diệt tầm và tứ... đạt được Thiền thứ hai và an trú. Này chư Hiền, nếu trong khi Tỷ-kheo ấy trú với an trú này, các tưởng tác ý câu hữu với tầm vẫn hiện hành; như vậy, đối với Tỷ-kheo ấy là một chứng bệnh. Ví như, này chư Hiền, với một người sung sướng, khổ đau có thể khởi lên như một chứng bệnh. Cũng vậy, với Tỷ-kheo ấy, các tưởng tác ý câu hữu với tầm vẫn hiện hành; như vậy đối với Tỷ-kheo ấy là một chứng bệnh. Này chư Hiền, chứng bệnh được Thế Tôn gọi là khổ. Với pháp môn này, này chư Hiền, cần phải hiểu Niết-bàn là lạc.

6. Lại nữa, này chư Hiền, Tỷ-kheo ly hỷ.... chứng và trú Thiền thứ ba. Này chư Hiền, nếu trong khi Tỷ-kheo ấy trú với an trú này, các tưởng tác ý câu hữu với hỷ vẫn hiện hành; như vậy, đối với Tỷ-kheo ấy là một chứng bệnh. Ví như, này chư Hiền, với một người sung sướng, khổ đau có thể khởi lên như một chứng bệnh. Cũng vậy, với Tỷ-kheo ấy, các tưởng tác ý câu hữu với hỷ vẫn hiện hành; như vậy đối với Tỷ-kheo ấy là một chứng bệnh. Này chư Hiền, chứng bệnh được Thế Tôn gọi là khổ. Với pháp môn này, này chư Hiền, cần phải hiểu Niết-bàn là lạc.

7. Lại nữa, này chư Hiền, Tỷ-kheo đoạn lạc... đạt được Thiền thứ tư. Này chư Hiền, nếu trong khi Tỷ-kheo ấy trú với an trú này, các tưởng tác ý câu hữu với xả vẫn hiện hành; như vậy, đối với Tỷ-kheo ấy là một chứng bệnh. Ví như, này chư Hiền, với một người sung sướng, khổ đau có thể khởi lên như một chứng bệnh. Cũng vậy, với Tỷ-kheo ấy, các tưởng tác ý câu hữu với xả vẫn hiện hành; như vậy đối với Tỷ-kheo ấy là một chứng bệnh. Này chư Hiền, chứng bệnh được Thế Tôn gọi là khổ. Với pháp môn này, này chư Hiền, cần phải hiểu Niết-bàn là lạc.

8. Lại nữa, này chư Hiền, Tỷ-kheo vượt khỏi các sắc tưởng một cách hoàn toàn, chấm dứt các chướng ngại tưởng, không tác ý đến các tưởng sai biệt, biết rằng: "Hư không là vô biên" chứng đạt và an trú Không vô biên xứ. Này chư Hiền, nếu trong khi Tỷ-kheo ấy trú với an trú này, các tưởng tác ý câu hữu với sắc vẫn hiện hành; như vậy, đối với Tỷ-kheo ấy là một chứng bệnh. Ví như, này chư Hiền, với một người sung sướng, khổ đau có thể khởi lên như một chứng bệnh. Cũng vậy, với Tỷ-kheo ấy, các tưởng tác ý câu hữu với sắc vẫn hiện hành; như vậy đối với Tỷ-kheo ấy là một chứng bệnh. Này chư Hiền, chứng bệnh được Thế Tôn gọi là khổ. Với pháp môn này, này chư Hiền, cần phải hiểu Niết-bàn là lạc.

9. Lại nữa, này chư Hiền, Tỷ-kheo vượt khỏi Không vô biên xứ một cách hoàn toàn, biết rằng: "Thức là vô biên" chứng và an trú Thức vô biên xứ. Này chư Hiền, nếu trong khi Tỷ-kheo ấy trú với an trú này, các tưởng tác ý câu hữu với Không vô biên xứ vẫn hiện hành; như vậy, đối với Tỷ-kheo ấy là một chứng bệnh. Ví như, này chư Hiền, với một người sung sướng, khổ đau có thể khởi lên như một chứng bệnh. Cũng vậy, với Tỷ-kheo ấy, các tưởng tác ý câu hữu với Không vô biên xứ vẫn hiện hành; như vậy đối với Tỷ-kheo ấy là một chứng bệnh. Này chư Hiền, chứng bệnh được Thế Tôn gọi là khổ. Với pháp môn này, này chư Hiền, cần phải hiểu Niết-bàn là lạc.

10. Lại nữa, này chư Hiền, Tỷ-kheo vượt khỏi Thức vô biên xứ một cách hoàn toàn, biết rằng: "Không có vật gì" chứng và an trú Vô sở hữu xứ. Này chư Hiền, nếu trong khi Tỷ-kheo ấy trú với an trú này, các tưởng tác ý câu hữu với Thức vô biên xứ vẫn hiện hành; như vậy, đối với Tỷ-kheo ấy là một chứng bệnh. Ví như, này chư Hiền, với một người sung sướng, khổ đau có thể khởi lên như một chứng bệnh. Cũng vậy, với Tỷ-kheo ấy, các tưởng tác ý câu hữu với Thức vô biên xứ vẫn hiện hành; như vậy đối với Tỷ-kheo ấy là một chứng bệnh. Này chư Hiền, chứng bệnh được Thế Tôn gọi là khổ. Với pháp môn này, này chư Hiền, cần phải hiểu Niết-bàn là lạc.

11. Lại nữa, này chư Hiền, Tỷ-kheo vượt khỏi Vô sở hữu xứ một cách hoàn toàn, chứng và trú Phi tưởng phi phi tưởng xứ. Này chư Hiền, nếu trong khi Tỷ-kheo ấy trú với an trú này, các tưởng tác ý câu hữu với Vô sở hữu xứ vẫn hiện hành; như vậy, đối với Tỷ-kheo ấy là một chứng bệnh. Ví như, này chư Hiền, với một người sung sướng, khổ đau có thể khởi lên như một chứng bệnh. Cũng vậy, với Tỷ-kheo ấy, các tưởng tác ý câu hữu với Vô sở hữu xứ vẫn hiện hành; như vậy đối với Tỷ-kheo ấy là một chứng bệnh. Này chư Hiền, chứng bệnh được Thế Tôn gọi là khổ. Với pháp môn này, này chư Hiền, cần phải hiểu Niết-bàn là lạc.


12. Này chư Hiền, Tỷ-kheo vượt khỏi Phi tưởng phi phi tưởng xứ một cách hoàn toàn, chứng và trú Diệt thọ tưởng định. Vị ấy, sau khi thấy với trí tuệ, các lậu hoặc được đoạn tận. Với pháp môn này, này chư Hiền, cần phải hiểu Niết-bàn là lạc.




II Thảo Luận: TT Giác Đẳng điều hợp

TT Giác Đẳng chia sẻ thêm về bài học

Thảo luận 1. Khi cứu cánh giải thoát giác ngộ vượt ngoài tầm nhìn của phàm nhân chúng ta thi điều gì là động lực để chúng ta nỗ lực cho hành trình? - TT Pháp Tân


 III Trắc Nghiệm

Trắc nghiệm 1. Câu nào sau đây mang ý nghĩa liên hệ tới bài kinh hôm nay?
 A. Có một thứ an lạc do không lệ thuộc, nghiện ngập nhưng không dễ lãnh hội bởi người đang nghiện ngập / 
B. Trên hành trình tu tập những điều đạt đến cũng là những gì cần bỏ lại vì tất cả pháp hữu vi đều là tương đối, là giai đoạn, là điểm tựa nhất thời/
 C. Vượt qua chính mình không phải là chuyện đơn giản. Ai làm được chuyện đó hoàn toàn xứng đáng được tôn kính cúng dường / 
D. Cả ba câu trên đều liên hệ tới bài học


TT Pháp Đăng cho đáp án câu 1 : D




No comments:

Post a Comment