Tuesday, March 27, 2018

Bài học. Thứ Ba ngày 27-3-2018

Kinh Tăng Chi B - Anguttara Nikaya

Giảng Sư: TT Tuệ Quyền

Chương IX

Chín Pháp

  VII. Phẩm Niệm Xứ

(III) (65) Dục Trưởng Dưỡng

1.- Này các Tỷ-kheo, có năm dục trưởng dưỡng này. Thế nào là năm?

2. Các sắc do mắt nhận thức, khả lạc, khả hỷ, khả ý, khả ái, liên hệ đến dục, hấp dẫn, các tiếng do tai nhận thức khả lạc... hấp dẫn. Này các Tỷ-kheo, có năm dục trưởng dưỡng này.

3. Này các Tỷ-kheo, để đoạn tận năm dục trưởng dưỡng này, Bốn niệm xứ này phải tu tập.



II Thảo Luận: TT Giác Đẳng điều hợp

Thảo luận  1. Thuật ngữ kāmaguṇāna thường được dịch là dục công đức, dục trưởng dưỡng được hiểu chính xác là gì? - TT Pháp Tân


Thảo luận 2. Phải chăng sự cảm nhận trực tiếp các cảnh trần (thức tri) chi phối chúng ta ít hơn là nhận thức "nhai lại" những gì đã tiếp xúc (tưởng tri)? - TT Tuệ Siêu

TT Giác Đẳng chia sẻ thêm về bài học hôm nay

TK Giac Dang  [9:30 AM] : 

- Vậy này Bàhiya, Ông cần phải học tập như sau: "Trong cái thấy, sẽ chỉ là cái thấy. Trong cái nghe, sẽ chỉ là cái nghe. Trong cái thọ tưởng, sẽ chỉ là cái thọ tưởng. Trong cái thức tri, sẽ chỉ là các thức tri ". Như vậy, nàyBàhiya, Ông cần phải học tập. Vì rằng, này Bàhiya, nếu với Ông, trong cái thấy, sẽ chỉ là cái thấy; trong cái nghe, sẽ chỉ là cái nghe; trong cái thọ tưởng, sẽ chỉ là cái thọ tưởng; trong cái thức tri, sẽ chỉ là cái thức tri. Do vậy, này Bàhiva, ông không là chỗ ấy. Vì rằng, này Bàhiya, Ông không là đời này, không là đời sau, không là đời chặng giữa. Như vậy là đoạn tận khổ đau.




 III Trắc Nghiệm

Trắc nghiệm 1. Năm cảnh sắc thinh, khí, vị, xúc có ảnh hưởng nào sau đây đối với chúng ta?
 A. Hầu hết chúng ta có thói quen hướng ngoại; hướng ngoại có nghĩa là "ghiền" năm cảnh ngoại /
 B. Khi sống lệ thuộc ngoại cảnh nghĩa là "yếu" về nội tại /
 C. Khi nội tâm bị chi phối bởi "cảnh phiền não" thì năm pháp dục tham, sân hận, hôn thuỳ, trạo hối, nghi hoặc trở thành bản chất tự nhiên của tâm / 
D. Cả ba câu trên đều đúng

TT Pháp Đăng cho đáp án trắc nghiệm 1: D

Trắc nghiệm  2. Câu nào sau đây được xem là đúng theo Phật học?
 A. Cái biết của mắt về màu sắc, chiều kích đối với cảnh đó là nhãn thức (thuộc thức tri) /
 B. Từ sự nhận diện cảnh sắc giải thích bằng kinh nghiệm từ quá khứ (tưởng tri) như đây là tranh vẽ của Vincent van Gogh giá trị như vậy, đẹp như vậy ... / 
C. Thay vì tham đắm hành giải tứ niệm xứ ghi nhận đây là cảnh sắc, tham ái sanh khời, tham ái chấm dứt đó là nhận thức bằng chánh niệm (tuệ tri) / 
D. Cả ba câu trên đều đúng


TT Tuệ Quyền cho đáp án trắc nghiệm 2: D.

Trắc nghiệm 3. Năm cảnh sắc, thinh, khí, vị, xúc thường được kinh điển đề cập với từ vựng nào sau đây?
 A. Năm cảnh dục (ngũ dục) /
 B. Năm cảnh trần (ngũ trần)/
 C. Năm cảnh ngoại /
 D. Cả ba A, B, C

ĐĐ Nguyên Thông cho đáp án trắc nghiệm 3 : D .


No comments:

Post a Comment