Sunday, May 6, 2018

Bài học. Chủ Nhật ngày 6-5-2018

Kinh Tăng Chi B - Anguttara Nikaya


Giảng Sư: TT Tuệ Siêu


Chương X - Mười Pháp

  V.
Phẩm Mắng Nhiếc




(I) (41) Tranh Luận và (II-III) (42-43) Cội Gốc Của Tranh Luận

(TT Giác Đẳng hiệu đính)

1. Bấy giờ có Tôn giả Upàli đi đến Thế Tôn, sau khi đến, đảnh lễ Thế Tôn rồi ngồi xuống một bên. Ngồi xuống một bên, Tôn giả Upàli bạch Thế Tôn:/ 2. Do nhân gì, do duyên gì, bạch Thế Tôn, Tăng chúng khởi lên cạnh tranh, tranh luận, xung đột, đấu tranh và Tỷ-kheo sống không an ổn?

2. Ở đây, này Upàli, các Tỷ-kheo thuyết phi pháp là pháp; thuyết pháp là phi pháp; thuyết phi luật là luật; thuyết luật là phi luật; thuyết điều Như Lai không nói, không thuyết, là điều Như Lai nói, Như Lai thuyết; thuyết điều Như Lai có nói, có thuyết, là điều Như Lai không nói, không thuyết; thuyết điều Như Lai thường không hành xử là điều Như Lai thường hành xử; thuyết điều Như Lai thường hành xử là điều Như Lai không thường hành xử; thuyết điều Như Lai không chế định là điều Như Lai chế định; thuyết điều Như Lai có chế định là điều Như Lai không có chế định. Chính do mười sự này, họ khởi lên cạnh tranh, tranh luận, xung đột, đấu tranh và Tỷ-kheo sống không an ổn.

(II-III) (42-43) Cội Gốc Của Tranh Luận

1. - Bạch Thế Tôn, có bao nhiêu cội gốc của tranh luận?

2. - Này Upàli, có mười cội gốc của tranh luận. Thế nào là mười?


3. Ở đây, này Upàli, Tỷ-kheo thuyết phi pháp là pháp...(như kinh 35)...



II Thảo Luận: TT Giác Đẳng điều hợp

TT Giác Đẳng đúc kết phần thảo luận



 III Trắc Nghiệm

Trắc nghiệm 1. Điều nào sau đây là nguyên nhân chủ yếu của sự bất hoà, tranh luận trong Tăng chúng? 
A. Cá tính khác biệt của mỗi vị tỳ kheo /
 B. Sự dị biệt trong cái nhìn về Đức Phật và giáo pháp /
 C. Sự va chạm quyền lợi /
 D. Thiếu vắng sự có mặt của những vị trưởng lão đầu đàn

ĐĐ Pháp Tín cho đáp án trắc nghiệm 1. D

Trắc nghiệm 2. Theo tinh thần rút từ lời dạy của Đức Phật thì nỗ lực nào sau đây khiến Tăng chúng hoà hợp, từ đó, trở nên hưng thịnh? 
A. Tạo nguồn kinh tế dồi dào để ủng hộ các chùa viện / 
B. Chấn chỉnh cơ cấu tổ chức của Tăng chúng / 
C. Làm thế nào Tăng chúng có cái nhìn chân xác về lời dạy uyên nguyên của Đức Phật /
 D. Làm thế nào xây dựng chùa chiền to lớn, chư tăng đông đảo


ĐĐ Nguyên Thông cho đáp án trắc nghiệm 2: C

Trắc nghiệm 3. Vị vua nào sau đây là người có đóng góp lớn cho sự chấn hưng Phật Pháp, hoà hợp Tăng Chúng? 
A. Vua Ajatasattu (A Xà Thế) người bảo trợ Đại hội Kết tập Tam Tạng thứ nhất / 
B. Vua Asoka (A Dục) người bảo trợ Đại hội Trùng tuyên Tam Tạng lần thứ ba /
 C. Vua Mindon (Miến Điện) người bảo trợ Đại hội Trùng tuyên Tam Tạng lần thứ năm/
 D. Cả ba câu trên đều đúng


ĐĐ Pháp Tín cho đáp án trắc nghiệm 3: D

Trắc nghiệm 4. Câu nào sau đây không phải là lời Phật nói nếu tra cứu kỹ lưỡng?
 A. Tất cả chúng sanh là Phật sẽ thành /
 B. Suốt bốn mươi chín năm Như Lai chưa nói lời nào (Văn Thù, ngô tứ thập cửu niên trụ thế vị tằng thuyết nhất tự) / 
C. Không có sự khác biệt trong máu cùng đỏ, nước mắt cùng mặn / 
D. Cả ba câu trên

TT Tuệ Quyền cho đáp án trắc nghiệm 4: B

Trắc nghiệm 5. Câu nào sau đây là lời Phật nói nếu tra cứu kỹ lưỡng?
 A. tự mình là ngọn đèn cho chính mình, tự mình nương tựa chính mình, không nương tựa một gì khác, dùng Chánh pháp làm ngọn đèn, dùng Chánh pháp làm chỗ nương tựa, không nương tựa vào một pháp gì khác / 
B. Thân của Như Lai bây giờ như chiếc xe cũ phải phải bảo dưỡng mới sử dụng được / 
C. Trong tấm thân nhỏ bé nầy Như lai tuyên bố sự khổ, nguyên nhân sanh khổ, sự diệt khổ và con đường đưa đến diệt khổ /
 D. Cả ba câu trên


TT Tuệ Quyền cho đáp án trắc nghiệm 5: D

No comments:

Post a Comment