Kinh Tăng Chi Bộ - Anguttara Nikaya
Giảng Sư: ĐĐ Huy Niệm
Chương X - Mười Pháp
IV. Phẩm Upàli Và Ananda
(II) (32) Người Ðoạn Sự
1. - Bạch Thế Tôn, một Tỷ-kheo thành tựu bao nhiêu pháp để được làm người đoạn sự viên?
- Này Upàli, một Tỷ-kheo thành tựu mười pháp để được làm người đoạn sự viên. Thế nào là mười?
2. Ở đây, này Upàli, vị Tỷ-kheo giữ giới sống chế ngự với sự chế ngự của giới bổn Pàtimokkha, đầy đủ uy nghi chánh hạnh, thấy sợ hãi trong những lỗi nhỏ nhặt, chấp nhận và học tập trong các học pháp, là người nghe nhiều, thọ trì điều đã nghe, cất chứa điều đã nghe. Những pháp nào, sơ thiện, trung thiện, hậu thiện, có nghĩa, có văn, tán thán Phạm hạnh hoàn toàn viên mãn thanh tịnh, những pháp như vậy, vị ấy được nghe nhiều, được thọ trì, được đọc tụng bằng lời, được quan sát với ý, được khéo léo thể nhập với chánh kiến. Cả hai giới bổn Pàtimokkha được khéo truyền đạt một cách rộng rãi, được khéo phân tích, khéo thông hiểu, khéo quyết định theo kinh, theo chi tiết. Vị ấy được khéo an trú trên luật, không có dao động; có khả năng làm cho cả hai phe chống đối thông hiểu, chinh phục họ, làm cho họ thấy, làm cho họ hòa giải với nhau. Vị ấy thiện xảo trong sự sanh khởi và chấm dứt các tránh sự, biết các tránh sự, biết tránh sự sanh khởi, biết tránh sự đoạn diệt, biết con đường đưa đến tránh sự được đoạn diệt.
Thành tựu mười pháp này, này Upàli, Tỷ-kheo được xem là khả năng làm vị đoạn sự viên.
II Thảo Luận: TT Giác Đẳng điều hợp
Thảo luận 2. Nếu bảy pháp diệt tránh nằm trong 227 giới của vị tỳ kheo thì phải chăng các vị tỳ kheo PHẢI TUÂN HÀNH quyết định dựa trên bảy pháp diệt tranh ? Nếu không tôn trọng quyết định chung thì tội gì? - TT Tuệ Siêu
Thảo luận 3. Pháp diệt tránh đầu tiên là xử theo cách đối chất. Luật xuất gia có cho phép xử khiếm diện trong trường hợp nào không? - TT Tuệ Siêu
Thảo luận 4. Pháp diệt tránh thứ hai là nguyên tắc dựa trên trí nhớ của đương sự. Trong trường hợp việc xẩy ra không nhớ rõ thì xử thế nào? - TT Tuệ Siêu
Thảo luận 5. Phải chăng đối với một tỳ kheo bị điên loạn thì tất cả giới luật đều không áp dụng? - TT Tuệ Siêu
III Trắc Nghiệm
No comments:
Post a Comment