Monday, May 21, 2018

Bài học. Thứ Hai ngày 21-5-2018

Kinh Tăng Chi B - Anguttara Nikaya

Giảng Sư: TT Giác Đẳng

Chương X - Mười Pháp
  
VI. Phẩm Tâm Của Mình


(IX) (59) Xuất Gia

1. - Do vậy, này các Tỷ-kheo, các Thầy cần phải học tập như sau:

2. "Tâm chúng ta sẽ được thực hành tích tập như khi xuất gia; các pháp bất thiện được sanh không có chinh phục tâm và không tồn tại; tâm chúng ta sẽ được thực hành tích tập với tưởng vô thường; tâm chúng ta sẽ được thực hành tích tập với tưởng vô ngã; tâm chúng ta sẽ được thực hành tích tập với tưởng bất tịnh; tâm chúng ta sẽ được thực hành tích tập với tưởng nguy hại; sau khi biết được thế giới thăng bằng và không thăng bằng, tâm chúng ta sẽ được thực hành tích tập với tưởng ấy. Sau khi biết được thế giới sanh khởi và đoạn diệt, tâm chúng ta sẽ được thực hành tích tập với tưởng ấy. Sau khi biết được thế giới tập khởi và chấm dứt, tâm chúng ta sẽ được thực hành tích tập với tưởng ấy; tâm chúng ta sẽ được thực hành tích tập với tưởng đoạn tận; tâm chúng ta sẽ được thực hành tích tập với tưởng ly tham, và tâm chúng ta sẽ được thực hành tích tập với tưởng đoạn diệt."

Như vậy, này các Tỷ-kheo, các Thầy cần phải học tập.

3. Khi nào, này các Tỷ-kheo, Tỷ-kheo được tâm thực hành tích tập như khi xuất gia, và các pháp bất thiện sanh khởi không chinh phục tâm và không tồn tại, và tâm được thực hành tích tập với tưởng vô thường, và tâm được thực hành tích tập với tưởng vô ngã, và tâm được thực hành tích tập với tưởng nguy hại; sau khi biết thế giới thăng bằng và không thăng bằng, tâm được thực hành tích tập với tưởng ấy. Sau khi biết thế giới sanh khởi và đoạn diệt, tâm được thực hành tích tập với tưởng ấy. Sau khi biết thế giới tập khởi và chấm dứt, tâm được thực hành tích tập với tưởng ấy; tâm được thực hành tích tập với tưởng đoạn tận; tâm được thực hành tích tập với tưởng ly tham; tâm được thực hành tích tập với tưởng đoạn diệt.

Ðối với vị ấy, một trong hai quả này được chờ đợi, chánh trí ngay trong hiện tại hay nếu có dư y, chứng được Bất hoàn.



II Thảo Luận: TT Giác Đẳng điều hợp



 III Trắc Nghiệm

Trắc nghiệm 1. Tại sao Đức Phật dạy người xuất gia nên nhớ nghĩ về sự phát tâm ban đầu của đời sống phạm hạnh? 
A. Vì thông thường sơ phát tâm có trạng thái rất trong sạch, đầy nhiệt huyết với chí nguyện cao cả/ 
B. Vì người mới xuất gia luôn tốt hơn người tu lâu / 
C. Vì bước đầu tu tập còn ít tri kiến nên ít cố chấp /
 D. Vì bước đầu quan trọng hơn là hành trình còn lại


TT Tuệ Quyền cho đáp án trắc nghiệm 1: A

Trắc nghiệm 2. Suy tưởng thế nào về vô thường, vô ngã, bất tịnh… được xem là tích cực?
 A. Có khả năng nhìn vào sự thật dù thích hay không đó là dấu hiệu tích cực /
 B. Nhìn vào sự thật để giảm bớt hận thù, cố chấp, tham luyến … là dấu hiệu tích cực/ 
C. Nếu nhìn để hiểu và rồi biết sống với sự thật đó là dấu hiệu tích cực/
 D. Cả ba câu trên đều đúng


TT Tuệ Siêu cho đáp án trắc nghiệm 2. D

Trắc nghiệm  3. Một vị vua lúc đang thưởng ngoạn vườn ngự uyển nhìn thấy hình ảnh những chiếc vòng xuyến đeo trên tay một cung phi chạm nhau tạo thành tiếng chợt nghĩ rằng “ hình ảnh đó giống như trong thế giới mà con người cùng tranh danh đoạt lợi thì không thể tránh va chạm”. Suy nghĩ như vậy vị ấy rời bỏ ngai vàng về sau trở thành một vị Phật Độc giác. Sự suy tưởng ấy có thể gọi là? 
A. Suy tưởng về vô ngã / 
B. Suy tưởng về bất tịnh / 
C. Suy tưởng về sự hiểm nạn của thế giới /
 D. Suy tưởng về ly tham

ĐĐ Pháp Tín cho đáp án trắc nghiệm 3: C

Trắc nghiệm 4. Một vị vua căn dặn người thợ hớt tóc khi nào thấy trên đầu nhà vua có tóc bạc thì báo cho vua hay. Khi được biết trên đầu đã có tóc bạc thì vị vua nhường ngôi cho thái tử và xuất gia. Sự suy tưởng đó có thể gọi là điều nào sau đây? 
A. Suy tưởng về tịch tịnh / 
B. Suy tưởng về vô thường / 
C. Suy tưởng về bất tịnh / 
D. Suy tưởng về từ bỏ

TT Pháp Tân cho đáp án trắc nghiệm 4: B

Trắc nghiệm 5. Có một bậc đại sĩ suy tưởng thế giới bị chi phối bởi sanh già đau chết thì tại sao truy cầu đời sống tương tự. Rồi vị ấy từ bỏ ngai vàng. Sau khi trở thành một vị sa môn đã hai lần được mời ngồi lên chiếc ghế ngang hàng với vị giáo chủ nhưng Ngài vẫn từ chối ra đi. Cuối cùng bậc đại sĩ đó đã lựa chọn chỗ ngồi trên ba bó cỏ tranh với sự quyết tâm bất thối. Vị ấy là ai? 
A. Tôn giả Xá Lợi Phất/
 B. Vua A Dục /
 C. Đức Từ Phụ Thích Ca Mâu Ni /
 D. Tôn giả Ma Ha Ca Diếp

TT Tuệ Quyền cho đáp án trắc nghiệm 5: C

Trắc nghiệm 6. Chúng ta có lãnh hội chân tướng của các pháp qua phương cách nào sau đây?
 A. Đọc kinh sách /
 B. Nghe thuyết giảng /
 C. Học từ kinh nghiệm thực tế bản thân / 
D. Cả ba điều trên


ĐĐ Nguyên Thông cho đáp án trắc nghiệm 6: D

No comments:

Post a Comment