Kinh Tăng Chi Bộ - Anguttara Nikaya
Giảng Sư: TT Pháp Đăng
Chương X - Mười Pháp
V
Phẩm Mắng Nhiếc
(V) (45) Ði Vào Hậu Cung
1. - Này các Tỷ-kheo, vào hậu cung của vua có mười nguy hại này. Thế nào là mười?
2. Ở đây, này các Tỷ-kheo, vua đang ngồi với hoàng hậu. Khi thấy Tỷ-kheo, hoàng hậu mỉm cười; hay khi thấy hoàng hậu, Tỷ-kheo mỉm cười. Ở đây, vua khởi lên ý nghĩ: "Chắc những người này đã làm hay sẽ làm (tội lỗi) gì? " Này các Tỷ-kheo, đây là nguy hại thứ nhất khi vào hậu cung của vua.
3. Lại nữa, này các Tỷ-kheo, vua bận nhiều công việc, bận nhiều công việc phải làm, đi đến với một cung nữ rồi quên. Cung nữ ấy có thai. Ở đây, vua khởi lên ý nghĩ: "Không có một ai vào đây, trừ vị xuất gia. Có thể vị xuất gia đã làm như vậy". Này các Tỷ-kheo, đây là nguy hại thứ hai khi vào các hậu cung của vua.
4. Lại nữa, này các Tỷ-kheo, trong hậu cung của vua có một châu báu bị mất cắp. Ở đây, vua khởi lên ý nghĩ: "Không có một ai vào đây, trừ vị xuất gia. Có thể là vị xuất gia đã làm như vậy". Này các Tỷ-kheo, đây là sự nguy hại thứ ba, khi vào hậu cung của vua.
5. Lại nữa, này các Tỷ-kheo, trong hậu cung của vua, có những việc cơ mật bị tiết lộ ra ngoài. Ở đây, vua khởi lên ý nghĩ: "Không có một ai vào đây, trừ vị xuất gia. Có thể là vị xuất gia đã làm như vậy". Này các Tỷ-kheo, đây là sự nguy hại thứ tư, khi vào hậu cung của vua.
6. Lại nữa, này các Tỷ-kheo, trong hậu cung của vua, cha giết con, hay con muốn giết cha. Họ khởi lên ý nghĩ: "Không có một ai vào đây, trừ vị xuất gia. Có thể vị xuất gia đã làm như vậy." Này các Tỷ-kheo, đây là sự nguy hại thứ năm, khi vào hậu cung của vua.
7. Lại nữa, này các Tỷ-kheo, vua đặt người có địa vị thấp lên địa vị cao. Việc này không làm vừa ý một số người. Các người này khởi lên ý nghĩ: "Vua thân cận với vị xuất gia. Có thể vị xuất gia đã làm như vậy". Này các Tỷ-kheo, đây là sự nguy hại thứ sáu, khi vào hậu cung của vua.
8. Lại nữa, này các Tỷ-kheo, vua đặt người có địa vị cao xuống chỗ địa vị thấp. Việc này không làm vừa lòng một số người. Các người này khởi lên ý nghĩ: "Vua thân cận với vị xuất gia. Có thể là vị xuất gia đã làm như vậy". Này các Tỷ-kheo, đây là sự nguy hại thứ bảy, khi vào hậu cung của vua.
9. Lại nữa, này các Tỷ-kheo, vua điều động quân đội không đúng thời. Việc này không làm vừa lòng một số người. Các người này khởi lên ý nghĩ: "Vua thân cận với vị xuất gia. Có thể vị xuất gia đã làm như vậy". Này các Tỷ-kheo, đây là sự nguy hại thứ tám, khi vào hậu cung của vua.
10. Lại nữa, này các Tỷ-kheo, vua sau khi điều động quân đội không đúng thời, từ giữa đường lại rút lui quân. Việc làm này không làm vừa lòng một số người. Các người này khởi lên ý nghĩ: "Vua thân cận với vị xuất gia. Có thể là vị xuất gia đã làm như vậy". Này các Tỷ-kheo, đây là sự nguy hại thứ chín, khi vào hậu cung của vua.
11. Lại nữa, này các Tỷ-kheo, trong hậu cung nhà vua, rộn rịp với voi, rộn rịp với ngựa, rộn rịp với xe cộ, có những sắc, thanh, hương, vị, xúc hấp dẫn, không thích hợp với người xuất gia. Như vậy, này các Tỷ-kheo, đây là sự nguy hại thứ mười, khi vào hậu cung của vua.
Này các Tỷ-kheo, đây là mười sự nguy hại khi vào hậu cung của vua.
II Thảo Luận: TT Giác Đẳng điều hợp
Thảo luận 2. TT Giác Đẳng đúc kết bài học hôm nay
III Trắc Nghiệm
A. Chốn lợi danh không thích hợp cho hàng Tăng sĩ /
B. Chốn lợi danh là cõi lắm tai ượng hoạn nạn /
C. Chốn lợi danh dễ làm tâm ô nhiễm/
D. Ba câu trên đều đúng
TT Pháp Đăng cho đáp án trắc nghiệm 1: D
Trắc nghiệm 2. Câu nào sau đây được xem là đúng theo giới luật của chư tỳ kheo?
A. Các vị tỳ kheo không nên đi xem diễn binh /
B. Chư tỳ kheo không nên đàm thoại với nữ nhân một mình dù là đối với hoàng hậu hay những người có địa vị /
C. Chư tỳ kheo không nên rời chùa đi vào thôn xóm (tất nhiên kể cả hoàng cung) lúc phi thời/
D. Cả ba câu trên đều đúng
TT Tuệ Siêu cho đáp án trắc nghiệm 2: D
Trắc nghiệm 3. Câu nào sau đây được xem là SAI khi nói về nghiệp báo?
A. Khi nghiệp ác trỗ quả thì lên non xuống biển cũng không tránh khỏi /
B. Mình cứ sống thoải mái vì có cẩn thận cũng vô ích /
C. Quả của nghiệp trỗ sanh có yếu tố của quá khứ cũng có yếu tố hiện tại /
D. Những giới luật của Đức Phật chế định có khi vì tránh nghiệp bất thiện, có khi vì sự phản cảm đối với văn hoá địa phương (người đời chê trách), có khi vì sự tốt đẹp của công đồng Tăng chúng
ĐĐ Pháp Tín cho đáp án trắc nghiệm 3: B
Trắc nghiệm 4. Bài kinh hôm nay đề cập đến trường hợp chư vị tỳ kheo không nên lui tới hoàng cung. Tuy vậy chúng ta có thể tìm thấy những trường hợp nào sau đây cũng mang những hiểm hoạ tương tự?
A. Chính trường /
B. Thương trường/
C. Quan trường /
D. Cả ba câu A, B, C
ĐĐ Nguyên Thông cho đáp án trắc nghiệm 4: D
Trắc nghiệm 5. Câu chuyện nào sau đây được tìm thấy trong kinh điển?
A. Một đạo sĩ chân chánh tạm trú tại vườn ngự uyển khiến nhà vua ghen tuông /
B. Một vị A La Hán thường thọ thự tại nhà người thợ kim hoàn bị tai hoạ khi viên ngọc bị mất
/ C. Một đạo sĩ có thần thông nhưng nhìn thấy sắc đẹp của một hoàng hậu khiến cho thiền chứng bị hỏng /
D. Cả ba câu chuyện trên
TT Pháp Đăng cho đáp án câu 5 là: D
Trắc nghiệm 5. Câu chuyện nào sau đây được tìm thấy trong kinh điển?
A. Một đạo sĩ chân chánh tạm trú tại vườn ngự uyển khiến nhà vua ghen tuông /
B. Một vị A La Hán thường thọ thự tại nhà người thợ kim hoàn bị tai hoạ khi viên ngọc bị mất
/ C. Một đạo sĩ có thần thông nhưng nhìn thấy sắc đẹp của một hoàng hậu khiến cho thiền chứng bị hỏng /
D. Cả ba câu chuyện trên
TT Pháp Đăng cho đáp án câu 5 là: D
No comments:
Post a Comment