Phật Pháp Vấn Đáp qua Kinh Milindapanha
Giảng Sư: TT Tuệ Quyền
Giảng Sư: TT Tuệ Quyền
Milinda Vấn Đạo
Câu hỏi của Vua Milinda
VII. PHẨM XÁC ĐỊNH CÁC PHÁP VÔ SẮC
Tỳ khưu Nguyệt Thiên dịch
SAU KHI NHƯ LAI VIÊN TỊCH, PHÁP VÀ LUẬT LÀ THẦY CỦA CÁC CON
‘‘Aparampi, mahārāja, uttariṃ kāraṇaṃ suṇohi paravādānaṃ niggahāya. Yathā, mahārāja, puriso bheriṃ ākoṭetvā saddaṃ nibbatteyya, yo so bherisaddo purisena nibbattito, so saddo antaradhāyeyya, api nu kho so, mahārāja, saddo sādiyati puna nibbattāpana’’nti? ‘‘Na hi, bhante, antarahito so saddo, natthi tassa puna uppādāya ābhogo vā manasikāro vā, sakiṃ nibbatte bherisadde antarahite so bherisaddo samucchinno hoti. Bherī pana, bhante, paccayo hoti saddassa nibbattiyā, atha puriso paccaye sati attajena vāyāmena bheriṃ akoṭetvā saddaṃ nibbattetī’’ti. ‘‘Evameva kho, mahārāja, bhagavā sīlasamādhipaññāvimuttivimuttiñāṇadassanaparibhāvitaṃ dhāturatanañca dhammañca vinayañca anusiṭṭhañca [anusatthiñca (sī. pī.)] satthāraṃ ṭhapayitvā sayaṃ anupādisesāya nibbānadhātuyā parinibbuto, na ca parinibbute bhagavati sampattilābho upacchinno hoti, bhavadukkhapaṭipīḷitā sattā dhāturatanañca dhammañca vinayañca anusiṭṭhañca paccayaṃ karitvā sampattikāmā sampattiyo paṭilabhanti, imināpi, mahārāja, kāraṇena tathāgatassa parinibbutassa asādiyantasseva kato adhikāro avañjho bhavati saphaloti.
‘‘Diṭṭhañcetaṃ, mahārāja, bhagavatā anāgatamaddhānaṃ. Kathitañca bhaṇitañca ācikkhitañca ‘siyā kho panānanda, tumhākaṃ evamassa atītasatthukaṃ pāvacanaṃ natthi no satthāti, na kho panetaṃ, ānanda, evaṃ daṭṭhabbaṃ, yo vo, ānanda, mayā dhammo ca vinayo ca desito paññatto, so vo mamaccayena satthā’ti. Parinibbutassa tathāgatassa asādiyantassa kato adhikāro vañjho bhavati aphaloti, taṃ tesaṃ titthiyānaṃ vacanaṃ micchā abhūtaṃ vitathaṃ alikaṃ viruddhaṃ viparītaṃ dukkhadāyakaṃ dukkhavipākaṃ apāyagamanīyanti.
4. Tâu đại vương, hãy lắng nghe thêm lý do khác nữa để phản bác lại các học thuyết khác. Tâu đại vương, giống như người đàn ông sau khi vỗ vào cái trống thì tạo ra âm thanh; âm thanh nào của cái trống đã được tạo ra bởi người đàn ông thì âm thanh ấy sẽ biến mất. Tâu đại vương, phải chăng âm thanh ấy cũng ưng thuận việc tạo ra lần nữa?”
“Thưa ngài, không đúng. Âm thanh ấy đã biến mất, nó không có tư tưởng hoặc tác ý cho việc sanh lên lần nữa. Khi âm thanh của cái trống đã được tạo ra một lần rồi biến mất, âm thanh của cái trống ấy được chấm dứt. Thưa ngài, tuy nhiên cái trống là điều kiện cho việc tạo ra âm thanh. Và người đàn ông khi có điều kiện vỗ vào cái trống bằng sự nỗ lực của chính mình thì tạo ra âm thanh.”
“Tâu đại vương, tương tợ y như thế đức Thế Tôn, sau khi xác lập báu vật xá-lợi, cùng với Pháp, Luật, và lời giáo huấn đã được phát triển toàn vẹn nhờ vào Giới-Định-Tuệ-Giải Thoát-Trí Tuệ và Nhận Thức về sự Giải Thoát chính là bậc Đạo Sư, rồi đã tự mình Viên Tịch Niết Bàn ở cảnh giới Niết Bàn không còn dư sót. Và không phải khi đức Thế Tôn đã Viên Tịch Niết Bàn thì việc đạt được các sự thành tựu là bị gián đoạn. Các chúng sanh bị hành hạ bởi khổ đau ở sự hiện hữu, sau khi sử dụng báu vật xá-lợi, Pháp, Luật, và lời giáo huấn làm điều kiện, rồi có ước muốn về sự thành tựu thì đạt được các sự thành tựu. Tâu đại vương, cũng vì lý do này dẫu cho đức Như Lai đã Viên Tịch Niết Bàn, không còn ưng thuận, hành động hướng thượng được làm đến Ngài là không vô ích, có quả báu.
Tâu đại vương, đức Thế Tôn đã nhìn thấy, đã thuyết giảng, đã nói lên, đã phát biểu về điều ấy cho thời vị lai xa xôi rằng: ‘Này Ānanda, nếu các ngươi khởi ý như vầy: Có lời dạy của đấng Đạo Sư trong quá khứ, còn (hiện nay) chúng ta không có bậc Đạo Sư. Này Ānanda, điều này không nên được nhận thức như thế. Này Ānanda, Pháp và Luật nào đã được thuyết giảng, đã được quy định bởi Ta, Pháp và Luật ấy, sau khi Ta tịch diệt, là bậc Đạo Sư của các ngươi.’ Về lời nói ấy của các giáo chủ tà giáo ấy rằng: ‘Đức Như Lai đã Viên Tịch Niết Bàn không còn ưng thuận, hành động hướng thượng được làm đến Ngài là vô ích, không có quả báu’ là sai trái, không là sự thật, lìa sự chân thật, không đúng, là mâu thuẫn, là sai lệch, tạo sự khổ đau, có kết quả khổ đau, dẫn đến địa ngục.”
II. Thảo Luận: TT Giác Đẳng điều hợp.
1. Tại sao Đức Phật dùng cụm từ "Pháp và Luật (Dhammavinaya)" chỉ cho lời dạy của Ngài? - TT Pháp Tân
2. Trong khi Đức Phật dạy: Sau khi Nhu Lai viên tịch Pháp và Luật sẽ là thầy của các con. Dựa trên Phật ngôn nầy chúng ta nghĩ sao về vai trò của chư tổ?TT Pháp Đăng
3. Câu nói: các pháp hữu vi do duyên mà sanh thì câu đó ý nghĩa quan trọng thế nào với người tu Phật? ĐĐ Pháp Tín
4. Phải chăng yếu tố tự nỗ lực luôn luôn quan trọng trong đời sống tinh thần TT Pháp Tân
5. Nếu chúng ta chỉ cầu Phật mà không cầu Pháp thì có hợp lý chăng? TT Tuệ Quyền.
6. TT Giác Đẳng tóm tắt bài học
2. Trong khi Đức Phật dạy: Sau khi Nhu Lai viên tịch Pháp và Luật sẽ là thầy của các con. Dựa trên Phật ngôn nầy chúng ta nghĩ sao về vai trò của chư tổ?TT Pháp Đăng
3. Câu nói: các pháp hữu vi do duyên mà sanh thì câu đó ý nghĩa quan trọng thế nào với người tu Phật? ĐĐ Pháp Tín
4. Phải chăng yếu tố tự nỗ lực luôn luôn quan trọng trong đời sống tinh thần TT Pháp Tân
5. Nếu chúng ta chỉ cầu Phật mà không cầu Pháp thì có hợp lý chăng? TT Tuệ Quyền.
6. TT Giác Đẳng tóm tắt bài học
No comments:
Post a Comment