Phật Pháp Vấn Đáp qua Kinh Milindapanha
Giảng Sư: ĐĐ Pháp Tín
Giảng Sư: ĐĐ Pháp Tín
Milinda Vấn Đạo
Câu hỏi của Vua Milinda
VII. PHẨM XÁC ĐỊNH CÁC PHÁP VÔ SẮC
Tỳ khưu Nguyệt Thiên dịch
CHỈ LÀ HIỆN TƯỢNG CỦA TÂM THỨC
15. Viññāṇanānatthapañho
15. Rājā āha ‘‘bhante nāgasena, ‘viññāṇa’nti vā ‘paññā’ti vā ‘bhūtasmiṃ jīvo’ti vā ime dhammā nānatthā ceva nānābyañjanā ca, udāhu ekatthā byañjanameva nāna’’nti ? ‘‘Vijānanalakkhaṇaṃ, mahārāja, viññāṇaṃ, pajānanalakkhaṇā paññā, bhūtasmiṃ jīvo nupalabbhatī’’ti. ‘‘Yadi jīvo nupalabbhati, atha ko carahi cakkhunā rūpaṃ passati, sotena saddaṃ suṇāti, ghānena gandhaṃ ghāyati, jivhāya rasaṃ sāyati, kāyena phoṭṭhabbaṃ phusati, manasā dhammaṃ vijānātī’’ti? Thero āha ‘‘yadi jīvo cakkhunā rūpaṃ passati…pe… manasā dhammaṃ vijānāti, so jīvo cakkhudvāresu uppāṭitesu mahantena ākāsena bahimukho suṭṭhutaraṃ rūpaṃ passeyya, sotesu uppāṭitesu, ghāne uppāṭite, jivhāya uppāṭitāya, kāye uppāṭite mahantena ākāsena suṭṭhutaraṃ saddaṃ suṇeyya, gandhaṃ ghāyeyya, rasaṃ sāyeyya, phoṭṭhabbaṃ phuseyyā’’ti? ‘‘Na hi , bhante’’ti. ‘‘Tena hi, mahārāja, bhūtasmiṃ jīvo nupalabbhatī’’ti.
‘‘Kallosi, bhante nāgasenā’’ti.
Viññāṇanānatthapañho pannarasamo.
15. Đức vua đã nói rằng: “Thưa ngài Nāgasena, ‘thức’ hay ‘tuệ’ hay ‘mạng sống ở chúng sanh,’ các pháp này khác về nội dung khác về hình thức, hay là có chung nội dung chỉ khác về hình thức tên gọi?”
“Tâu đại vương, thức có sự nhận thức là tướng trạng, tuệ có sự biết rõ là tướng trạng, mạng sống ở chúng sanh là không có.”
“Nếu mạng sống không có, vậy thì ai nhìn thấy cảnh sắc bằng mắt, nghe âm thanh bằng tai, ngửi hương bằng mũi, nếm vị bằng lưỡi, chạm cảnh xúc bằng thân, nhận thức cảnh pháp bằng ý?”
Vị trưởng lão đã nói rằng: “Nếu mạng sống nhìn thấy cảnh sắc bằng mắt, nghe âm thanh bằng tai, ngửi hương bằng mũi, nếm vị bằng lưỡi, chạm cảnh xúc bằng thân, nhận thức cảnh pháp bằng ý, phải chăng mạng sống ấy, khi các mắt bị hoại, vẫn có thể nhìn thấy cảnh sắc rõ hơn ở bên ngoài trước mặt qua bầu không gian lớn hơn? Có phải khi các tai bị hoại, khi mũi bị hoại, khi lưỡi bị hoại, khi thân bị hoại, vẫn có thể nghe âm thanh, có thể ngửi mùi, có thể nếm vị, có thể chạm cảnh xúc rõ hơn qua bầu không gian lớn hơn?”
“Thưa ngài, không phải.”
“Tâu đại vương, chính vì điều ấy mạng sống ở chúng sanh là không có.”
“Thưa ngài Nāgasena, ngài thật khôn khéo.”
II. Thảo Luận: TT Giác Đẳng điều hợp.
1. Cụm từ Bhutasmin jivo ở đây nên được hiểu thế nào? - TT Tuệ Siêu
2. Ở trong Phật Pháp có từ nào nói về "bóng vía" không? - TT Tuệ Siêu
3. Phật pháp có từ ngữ nào tương đương với thần thức chăng? - TT Pháp Đăng
4. Những thành ngữ quen thuộc như "hồn khôn vía dại" hay "sống khôn thác thiêng" được nhận định thế nào trong Phật học? - TT Tuệ Quyền
5: Xin cho vài thí dụ về sự khác biệt trong nhận thức của tâm và cái biết của trí. - TT Pháp Đăng
6. Sự hiểu biết về tâm có lợi ích thế nào đối với người tu Phật? - TT Tuệ Siêu
2. Ở trong Phật Pháp có từ nào nói về "bóng vía" không? - TT Tuệ Siêu
3. Phật pháp có từ ngữ nào tương đương với thần thức chăng? - TT Pháp Đăng
4. Những thành ngữ quen thuộc như "hồn khôn vía dại" hay "sống khôn thác thiêng" được nhận định thế nào trong Phật học? - TT Tuệ Quyền
5: Xin cho vài thí dụ về sự khác biệt trong nhận thức của tâm và cái biết của trí. - TT Pháp Đăng
6. Sự hiểu biết về tâm có lợi ích thế nào đối với người tu Phật? - TT Tuệ Siêu
No comments:
Post a Comment