Sunday, September 15, 2013

Bài học, Thứ Hai 16-9-2013

Phật Pháp Vấn Đáp qua Kinh Milindapanha

Giảng Sư: TT Tuệ Siêu

Milinda Vn Đo

Câu hỏi của Vua Milinda
VII. PHẨM XÁC ĐỊNH CÁC PHÁP VÔ SẮC


Tỳ khưu Nguyệt Thiên dịch

PHÁP NHƯ CƠN GIÓ GIỮA TRƯA HÈ

‘‘Aparampi, mahārāja, uttariṃ kāraṇaṃ suṇohi yena kāraṇena tathāgatassa parinibbutassa asādiyantasseva kato adhikāro avañjho bhavati saphalo. Yathā, mahārāja, mahatimahāvāto vāyitvā uparameyya, api nu kho so, mahārāja, uparato vāto sādiyati puna nibbattāpana’’nti? ‘‘Na hi, bhante, uparatassa vātassa ābhogo vā manasikāro vā puna nibbattāpanāya’’. ‘‘Kiṃ kāraṇaṃ’’? ‘‘Acetanā sā vāyodhātū’’ti. ‘‘Api nu tassa, mahārāja, uparatassa vātassa vātoti samaññā apagacchatī’’ti? ‘‘Na hi, bhante, tālavaṇṭavidhūpanāni vātassa uppattiyā paccayā, ye keci manussā uṇhābhitattā pariḷāhaparipīḷitā, te tālavaṇṭena vā vidhūpanena vā attano thāmabalavīriyena paccattapurisakārena taṃ nibbattetvā tena vātena uṇhaṃ nibbāpenti pariḷāhaṃ vūpasamentī’’ti. ‘‘Tena hi, mahārāja, titthiyānaṃ vacanaṃ micchā bhavati ‘asādiyantassa kato adhikāro vañjho bhavati aphalo’ti.

‘‘Yathā, mahārāja, mahatimahāvāto vāyi, evameva bhagavā dasasahassiyā lokadhātuyā sītalamadhurasantasukhumamettāvātena upavāyi. Yathā, mahārāja, mahatimahāvāto vāyitvā uparato, evameva bhagavā sītalamadhurasantasukhumamettāvātena upavāyitvā anupādisesāya nibbānadhātuyā parinibbuto. Yathā, mahārāja, uparato vāto puna nibbattāpanaṃ na sādiyati, evameva lokahitassa sādiyanā pahīnā upasantā. Yathā, mahārāja, te manussā uṇhābhitattā pariḷāhaparipīḷitā, evameva devamanussā tividhaggisantāpapariḷāhaparipīḷitā. Yathā tālavaṇṭavidhūpanāni vātassa nibbattiyā paccayā honti, evameva tathāgatassa dhātu ca ñāṇaratanañca paccayo hoti tissannaṃ sampattīnaṃ paṭilābhāya. Yathā manussā uṇhābhitattā pariḷāhaparipīḷitā tālavaṇṭena vā vidhūpanena vā vātaṃ nibbattetvā uṇhaṃ nibbāpenti pariḷāhaṃ vūpasamenti, evameva devamanussā tathāgatassa parinibbutassa asādiyantasseva dhātuñca ñāṇaratanañca pūjetvā kusalaṃ nibbattetvā tena kusalena tividhaggisantāpapariḷāhaṃ nibbāpenti vūpasamenti. Imināpi, mahārāja, kāraṇena tathāgatassa parinibbutassa asādiyantasseva kato adhikāro avañjho bhavati saphaloti.
3. “Tâu đại vương, hãy lắng nghe thêm lý do khác nữa mà với lý do ấy hành động hướng thượng được làm đến đức Như Lai, dẫu cho Ngài đã Viên Tịch Niết Bàn không còn ưng thuận, là không vô ích, có quả báu. Tâu đại vương, giống như cơn gió lớn thổi qua rồi ngừng nghỉ, tâu đại vương phải chăng cơn gió đã ngừng nghỉ ấy cũng ưng thuận việc sanh lên lần nữa?”
“Thưa ngài, cơn gió đã ngừng nghỉ hẵn không có tư tưởng hoặc tác ý cho việc sanh lên lần nữa. Vì lý do gì? Bản chất của gió ấy là không có suy tư.”
“Tâu đại vương, phải chăng có việc nhận biết về ‘cơn gió’ khi cơn gió ấy đã ngừng nghỉ?”
“Thưa ngài, không có. Cành lá thốt nốt và cây quạt là điều kiện để tạo ra cơn gió. Những người nào bị bực bội bởi sức nóng, bị hành hạ bởi sự đốt nóng, những người ấy bằng thể lực, sức mạnh, và sự nỗ lực của bản thân, do việc làm của mỗi cá nhân thì làm phát sanh lên cơn gió với cành lá thốt nốt hoặc với cây quạt rồi làm dập tắt sự nóng nực, làm dịu đi sự đốt nóng.”

“Tâu đại vương, chính vì điều ấy lời nói của các giáo chủ tà giáo: ‘Hành động hướng thượng được làm đến người không ưng thuận là vô ích, không có quả báu’ là sai trái. Tâu đại vương, giống như cơn gió lớn đã thổi qua, tương tợ y như thế đức Thế Tôn đã thổi đến cơn gió mát mẻ, ngọt ngào, êm dịu, và từ ái ở mười ngàn thế giới. Tâu đại vương, giống như cơn gió lớn thổi qua rồi ngừng nghỉ, tương tợ y như thế đức Thế Tôn sau khi thổi đến cơn gió mát mẻ, ngọt ngào, êm dịu, và từ ái rồi đã Viên Tịch Niết Bàn ở cảnh giới Niết Bàn không còn dư sót. Tâu đại vương, giống như cơn gió lớn đã ngừng nghỉ thì không còn ưng thuận việc sanh lên lần nữa, tương tợ y như thế sự ưng thuận của đấng Phúc Lợi Thế Gian là đã được dứt bỏ, được yên lặng. Tâu đại vương, giống như những người ấy bị bực bội bởi sức nóng, bị hành hạ bởi sự đốt nóng, tương tợ y như thế chư Thiên và nhân loại bị hành hạ bởi sức nóng bởi sự đốt nóng của ngọn lửa gồm ba loại (tham sân si). Giống như cành lá thốt nốt và cây quạt là điều kiện để tạo ra cơn gió, tương tợ y như thế xá-lợi và báu vật trí tuệ của đức Như Lai là điều kiện cho việc đạt được ba sự thành tựu. Giống như những người bị bực bội bởi sức nóng, bị hành hạ bởi sự đốt nóng thì làm phát sanh lên cơn gió với cành lá thốt nốt hoặc với cây quạt rồi làm tắt ngấm sự nóng nực, làm dịu đi sự đốt nóng, tương tợ y như thế chư Thiên và nhân loại sau khi cúng dường xá-lợi và báu vật trí tuệ của đức Như Lai dẫu cho Ngài đã Viên Tịch Niết Bàn không còn ưng thuận, sau khi làm phát sanh pháp thiện, với pháp thiện ấy làm tắt ngấm, làm dịu sự nóng nực và sự đốt nóng của ngọn lửa gồm ba loại. Tâu đại vương, cũng vì lý do này dẫu cho đức Như Lai đã Viên Tịch Niết Bàn không còn ưng thuận, hành động hướng thượng được làm đến Ngài là không vô ích, có quả báu.


II. Thảo Luận: TT Giác Đẳng  điều hợp.

 1:Những giây phút an lạc giữa cuộc đời nhiệt não có đáng để người tu tập mong cầu? - ĐĐ Pháp Tín

 2:Nhìn chúng sanh như là những hiện tượng tự nhiên (năm uẩn, 12 xứ...) có làm giảm thiểu tâm bi mẫn? - TT Tuệ Siêu

 3:Chúng ta có nên dùng "phương tiện" mang tính cảm xúc để tăng trưởng niềm tin của người Phật tử? - TT Tuệ Quyền

 4: Một người phát tâm cầu giác ngộ giải thoát có nên mong muốn diện kiến chư Phật chăng? - TT Pháp Đăng


 5: Phải chăng Tam Tạng Pali mang đặc tính là làm sao càng rõ ràng càng tốt nên thường có nhiều thí dụ? (Có một số truyền thống tôn giáo chuộng khuynh hướng mơ hồ, cao xa,Cái gì huyền hoặc thì huyền nhiệm) "chư thiên thương yêu cái gì tăm tối" - TT Tuệ Siêu



No comments:

Post a Comment