Phật Pháp Vấn Đáp qua Kinh Milindapanha
Giảng Sư: TT Giác Đẳng
Giảng Sư: TT Giác Đẳng
Milinda Vấn Đạo
Câu hỏi của Vua Milinda
VII. PHẨM XÁC ĐỊNH CÁC PHÁP VÔ SẮC
Tỳ khưu Nguyệt Thiên dịch
ĐỨC TÁNH NÊN CÓ CỦA VỊ THẦY
‘‘Bhante nāgasena, ayaṃ bhūmibhāgo aṭṭha mantadosavivajjito, ahañca loke paramo mantisahāyo [mantasahāyo (sī.)], guyhamanurakkhī cāhaṃ yāvāhaṃ jīvissāmi tāva guyhamanurakkhissāmi, aṭṭhahi ca me kāraṇehi buddhi pariṇāmaṃ gatā, dullabho etarahi mādiso antevāsī, sammā paṭipanne antevāsike ye ācariyānaṃ pañcavīsati ācariyaguṇā, tehi guṇehi ācariyena sammā paṭipajjitabbaṃ. Katame pañcavīsati guṇā?
‘‘Idha, bhante nāgasena, ācariyena antevāsimhi satataṃ samitaṃ ārakkhā upaṭṭhapetabbā, asevanasevanā jānitabbā, pamattāppamattā jānitabbā, seyyavakāso jānitabbo, gelaññaṃ jānitabbaṃ, bhojanassa [bhojanīyaṃ (syā.)] laddhāladdhaṃ jānitabbaṃ, viseso jānitabbo, pattagataṃ saṃvibhajitabbaṃ, assāsitabbo ‘mā bhāyi, attho te abhikkamatī’ti, ‘iminā puggalena paṭicaratī’ti [paṭicarāhīti (ka.)] paṭicāro jānitabbo, gāme paṭicāro jānitabbo, vihāre paṭicāro jānitabbo, na tena hāso davo kātabbo [na tena saha sallāpo kātabbo (sī. pī.)], tena saha ālāpo kātabbo, chiddaṃ disvā adhivāsetabbaṃ, sakkaccakārinā bhavitabbaṃ, akhaṇḍakārinā bhavitabbaṃ, arahassakārinā bhavitabbaṃ, niravasesakārinā bhavitabbaṃ, ‘janemimaṃ [jānemimaṃ (syā.)] sippesū’ti janakacittaṃ upaṭṭhapetabbaṃ, ‘kathaṃ ayaṃ na parihāyeyyā’ti vaḍḍhicittaṃ upaṭṭhapetabbaṃ, ‘balavaṃ imaṃ karomi sikkhābalenā’ti cittaṃ upaṭṭhapetabbaṃ, mettacittaṃ upaṭṭhapetabbaṃ, āpadāsu na vijahitabbaṃ, karaṇīye nappamajjitabbaṃ, khalite dhammena paggahetabboti. Ime kho, bhante, pañcavīsati ācariyassa ācariyaguṇā, tehi guṇehi mayi sammā paṭipajjassu, saṃsayo me, bhante, uppanno, atthi meṇḍakapañhā jinabhāsitā , anāgate addhāne tattha viggaho uppajjissati, anāgate ca addhāne dullabhā bhavissanti tumhādisā buddhimanto, tesu me pañhesu cakkhuṃ dehi paravādānaṃ niggahāyā’’ti.
9. “Thưa ngài Nāgasena, phần lãnh thổ này được xa lánh tám điều sai trái đối với các nhà tư tưởng. Và trẫm ở thế gian là người bạn tối thắng của các nhà tư tưởng, trẫm có sự gìn giữ điều được bí mật. Trẫm sẽ gìn giữ điều được bí mật cho đến khi nào trẫm còn sống. Và tánh giác của trẫm đã đạt đến sự tiến triển nhờ vào tám lý do. Hiện nay người học trò thực hành đúng đắn như trẫm là khó kiếm được. Các vị thầy có hai mươi lăm đức tính của vị thầy đối với người học trò. Vị thầy nên thực hành đúng đắn các đức tính ấy. Là hai mươi lăm đức tính nào?
Thưa ngài, ở đây đối với người học trò vị thầy:
nên thiết lập sự hộ trì một cách thường xuyên liên tục,
nên biết sự thân cận hay không thân cận,
nên biết tình trạng xao lãng hay không xao lãng,
nên biết về trường hợp cho phép nằm,
nên biết về sự bệnh hoạn,
nên biết vật thực đã được nhận hay chưa được nhận,
nên biết về cá tánh,
nên phân phát vật đã có ở bình bát,
nên an ủi rằng: ‘Chớ lo sợ, điều tốt lành sẽ đến cho con,’
nên biết về sự tiếp xúc: ‘Nó tiếp xúc với nhân vật này,’
nên biết về sự tiếp xúc ở trong làng,
nên biết về sự tiếp xúc ở trong chỗ cư ngụ,
không nên cười đùa giỡn hớt với người ấy,
sau khi nhìn thấy yếu điểm nên nhẫn nại,
nên là người có hành động thận trọng,
nên là người có hành động không nhỏ mọn,
nên là người có hành động không khuất lấp,
nên là người có hành động không thừa thãi,
nên thiết lập tâm của người đào tạo rằng: ‘Ta đào tạo người này về các ngành nghề,’
nên thiết lập tâm về sự tiến triển: ‘Làm thế nào để người này không thể bị suy giảm?’
nên thiết lập tâm: ‘Ta đào tạo người này trở nên mạnh mẽ với sự mạnh mẽ của việc học tập,’
nên thiết lập tâm từ,
không nên bỏ rơi trong các trường hợp bất hạnh,
không nên xao lãng việc cần làm,
nên sách tấn bằng pháp khi (học trò) bị lỗi lầm.
Thưa ngài, đây là hai mươi lăm đức tính của vị thầy được dành cho vị thầy. Xin ngài hãy thực hành đúng đắn đối với trẫm bằng các đức tính này. Thưa ngài, có điều hoài nghi đã sanh khởi đến trẫm: Có những câu hỏi đối chọi đã được thuyết giảng bởi đấng Chiến Thắng. Vào thời vị lai xa xôi, sẽ nảy sanh sự tranh cãi về chúng, và vào thời vị lai xa xôi, các bậc giác ngộ như ngài sẽ khó đạt được. Xin ngài hãy cho ý kiến về những câu hỏi ấy của trẫm vì sự bắt bẻ của các học thuyết khác.”
II. Thảo Luận: TT Giác Đẳng điều hợp.
1. Trong sự học hỏi có nhất thiết phải có quan hệ thầy trò thực sự? ĐĐ Pháp Tín
2:Vai trò của vị thầy dạy đạo có gì khác với vi thầy bình thường? - TT Pháp Đăng
3:Trong văn học Phạn ngữ có rất nhiều từ vựng chỉ cho "bậc thầy". Xin cho biết một số ý nghĩa của các từ nầy? - TT Tuệ Siêu
4: Chữ sàdhu trong kinh Pali co khi nào đươc hiểu như bậc thầy như trong Ấn giáo chăng? - TT Tuệ Siêu
No comments:
Post a Comment