Phật Pháp Vấn Đáp qua Kinh Milindapanha
Giảng Sư: TT Pháp Tân
Giảng Sư: TT Pháp Tân
Milinda Vấn Đạo
Câu hỏi của Vua Milinda
Tỳ khưu Nguyệt Thiên dịch
ĐÃ TẠO TRỌNG NGHIỆP BẤT THIỆN THÌ KHÔNG THỂ CHỨNG ĐẠO QUẢ
1. “Thưa ngài Nāgasena, ở đây có người tại gia nào đó phạm tội cực nặng,[5] người ấy vào lúc khác xuất gia, người ấy tự mình cũng không biết rằng: ‘Khi là người tại gia, ta đã phạm tội cực nặng;’ cũng không có ai nói cho người ấy rằng: ‘Khi là người tại gia, ngươi đã phạm tội cực nặng.’ Và người ấy thực hành để chứng đạt Niết Bàn, phải chăng đối với người ấy có thể có sự chứng ngộ Giáo Pháp?”“Tâu đại vương, không có.”“Thưa ngài, vì lý do gì?”“Điều kiện đưa đến sự chứng ngộ Giáo Pháp của người ấy đã bị đứt đoạn đối với người ấy, do đó không có sự chứng ngộ Giáo Pháp.”“Thưa ngài Nāgasena, ngài nói rằng: ‘Đối với người biết thì có sự hối hận. Khi có sự hối hận thì có sự che lấp, khi tâm bị che lấp thì không có sự chứng ngộ Giáo Pháp.’ Tuy nhiên, người này trong khi không biết, thì đã không sanh lòng hối hận, sống có tâm an tịnh, vì lý do gì mà đối với người này thì không có sự chứng ngộ Giáo Pháp? Câu hỏi này quanh co khúc mắc. Xin ngài suy nghĩ rồi hãy trả lời.”“Tâu đại vương, có phải hạt giống có phẩm chất, được ủ tốt đẹp sẽ nẩy mầm ở thửa ruộng mầu mỡ, được cày kỹ lưỡng, có bùn non?”“Thưa ngài, đúng vậy.”“Tâu đại vương, phải chăng chính hạt giống ấy có thể nẩy mầm ở bề mặt tảng đá cứng?”“Thưa ngài, không đúng.”“Tâu đại vương, vậy thì tại sao cũng hạt giống ấy lại nẩy mầm ở bãi bùn, tại sao lại không nẩy mầm ở tảng đá cứng?”2. “Thưa ngài, điều kiện cho việc nẩy mầm của hạt giống ấy không có ở tảng đá cứng. Do không có điều kiện, hạt giống không nẩy mầm.”“Tâu đại vương, tương tợ y như thế với điều kiện nào mà người ấy có sự chứng ngộ Giáo Pháp, điều kiện ấy đối với người ấy đã bị trừ tuyệt. Do không có điều kiện, thì không có sự chứng ngộ Giáo Pháp. Tâu đại vương, hoặc là giống như cây gậy, cục đất, cây côn, cái vồ đi đến việc trụ lại ở trái đất, phải chăng chính các cây gậy, cục đất, cây côn, cái vồ ấy đi đến việc trụ lại ở không trung?” “Thưa ngài, không có.”“Tâu đại vương, vậy thì ở đây điều gì là lý do mà với lý do ấy chính các cây gậy, cục đất, cây côn, cái vồ ấy đi đến việc trụ lại ở trái đất? Vì lý do gì chúng không trụ lại ở không trung?”“Thưa ngài, điều kiện cho việc trụ lại của các cây gậy, cục đất, cây côn, cái vồ ấy không có ở không trung. Do không có điều kiện, chúng không trụ lại.”“Tâu đại vương, tương tợ y như thế do tội lỗi ấy điều kiện của sự chứng ngộ đã bị đứt đoạn đối với người ấy. Khi điều kiện đã bị tiêu diệt, do không có điều kiện, thì không có sự chứng ngộ. Tâu đại vương, hoặc là giống như ngọn lửa phát cháy ở đất bằng, tâu đại vương, phải chăng chính ngọn lửa ấy phát cháy ở trong nước?”“Thưa ngài, không đúng.”“Tâu đại vương, vậy thì ở đây điều gì là lý do mà với lý do ấy chính ngọn lửa ấy phát cháy ở đất bằng? Vì lý do gì nó không phát cháy ở trong nước?”“Thưa ngài, điều kiện cho việc phát cháy của ngọn lửa không có ở trong nước. Do không có điều kiện, nó không phát cháy.”“Tâu đại vương, tương tợ y như thế do tội lỗi ấy điều kiện của sự chứng ngộ đã bị đứt đoạn đối với người ấy. Khi điều kiện đã bị tiêu diệt, do không có điều kiện, thì không có sự chứng ngộ.”3. “Thưa ngài Nāgasena, xin ngài hãy suy nghĩ lại về ý nghĩa này. Trẫm không có sự tin chắc ở tâm về trường hợp ấy là: ‘Đối với người không biết, khi không có sự hối hận, lại có sự che lấp.’ Hãy giúp cho trẫm hiểu bằng lý lẽ.”“Tâu đại vương, phải chăng chất độc dữ dội đã được ăn vào mặc dầu không biết, cũng lấy đi mạng sống?”“Thưa ngài, đúng vậy.”“Tâu đại vương, tương tợ y như thế việc ác đã được làm mặc dầu không biết, cũng là việc tạo ra chướng ngại cho sự chứng ngộ. Tâu đại vương, phải chăng ngọn lửa cũng thiêu đốt người bước lên mà không biết?”“Thưa ngài, đúng vậy.”“Tâu đại vương, tương tợ y như thế việc ác đã được làm mặc dầu không biết, cũng là việc tạo ra chướng ngại cho sự chứng ngộ. Tâu đại vương, phải chăng rắn độc sau khi cắn người không biết (bản thân đã bị rắn cắn) cũng lấy đi mạng sống?”“Thưa ngài, đúng vậy.”“Tâu đại vương, tương tợ y như thế việc ác đã được làm mặc dầu không biết, cũng là việc tạo ra chướng ngại cho sự chứng ngộ. Tâu đại vương, quả là Samaṇakolañña, vua xứ Kāliṅga, được tùy tùng với bảy báu vật, sau khi cỡi lên con voi báu, trong khi đi đến thăm gia đình, mặc dầu không biết cũng đã không thể di chuyển phía bên trên khu vực cội cây Bồ Đề. Tâu đại vương, ở đây điều này là lý do mà với lý do ấy việc ác đã được làm, mặc dầu không biết, cũng là việc tạo ra chướng ngại cho sự chứng ngộ.”“Thưa ngài Nāgasena, không thể bác bỏ lý do đã được đấng Chiến Thắng giảng giải. Điều này đúng là ý nghĩa của việc ấy. Trẫm chấp nhận như thế.”
II. Thảo Luận: TT Giác Đẳng điều hợp.
1. Giả sử như một người phạm ngũ nghịch đại tội và mình biết rõ họ phạm tội sau đó người đó phát tâm xuất gia thì trên phương diện giới luật người đó có được phép xuất gia có được phép thọ tỳ kheo giới hay không? - TT Tuệ Siêu
2. Phải chăng khi nói đến quả của ngũ nghịch đại tội mang tính cố định là nói về sanh báo nghiệp? - TT Tuệ Siêu
3. Ngoài ngũ nghịch đại tội còn có ác nghiệp nào có sanh báo nghiệp cố định? -TT Tuệ Siêu
4: Theo Phật Pháp thì có thể chăng để dùng nguyện lực tránh sự tạo bất thiện trọng nghiệp ? - TT Pháp Ðăng
5. Chúng ta biết rằng đại bồ tát tức là một vị chánh đẳng chánh giác khi còn là bồ tát thời gian mà Ngài đã thọ ký rồi thì theo trong chú giải Ngài có những cảnh giới tái sanh mà Ngài không bao giờ có, có những ác nghiệp mà Ngài không bao giờ tạo như ngũ nghịch đại tội chẳng hạn. Có phải chăng là mặc dầu chưa đắc đạo chứng quả nhưng Ngài không phạm những trọng tội là do nguyện lực của Ngài hay do lý do gì? TT Tuệ Siêu
6. Ngày xưa rất hiếm khi chúng ta nghe chuyện con mà giết cha giết mẹ nhưng mà đời này thì chúng ta nghe rất nhiều câu chuyện con cái giết cha mẹ. Xin cho biết cảm nhận về chuyện này. TT Tuệ Quyền
No comments:
Post a Comment