Phật Pháp Vấn Đáp qua Kinh Milindapanha
Giảng Sư: TT Pháp Đăng
Giảng Sư: TT Pháp Đăng
Milinda Vấn Đạo
Câu hỏi của Vua Milinda
Tỳ khưu Nguyệt Thiên dịch
XÓM CHÀI TANH CÁ, LÀNG NHANG THƠM TRẦM
1. “Thưa ngài Nāgasena, điều này cũng đã được đức Thế Tôn nói đến khi là voi chúa Chaddanta:[27] ‘Trong khi siết chặt (nghĩ rằng): Ta có thể hủy diệt gã này,’ con voi đã nhìn thấy tấm y ca-sa, biểu tượng của các vị ẩn sĩ. Con thú bị hành hạ đau khổ đã có ý tưởng sanh khởi rằng: Biểu tượng của các vị A-la-hán là cao quý, là hình bóng không thể bị hủy diệt.’
Và thêm nữa, Ngài đã nói rằng: ‘Trong khi là người thanh niên Bà-la-môn Jotipāla thì đã sỉ vả, đã chê bai đức Thế Tôn, bậc A-la-hán, Chánh Đẳng Giác Kassapa bằng những lời nói vô lễ, thô lỗ nói là kẻ trọc đầu, nói là kẻ Sa-môn nhỏ nhoi.’
Thưa ngài Nāgasena, nếu đức Bồ Tát trong khi là loài thú đã tôn kính tấm y ca-sa, như thế thì lời nói rằng: ‘Đức Thế Tôn, bậc A-la-hán, Chánh Đẳng Giác Kassapa đã bị người thanh niên Bà-la-môn Jotipāla sỉ vả, chê bai bằng những lời nói vô lễ, thô lỗ nói là kẻ trọc đầu, nói là kẻ Sa-môn nhỏ nhoi’ là sai trái. Nếu đức Thế Tôn, bậc A-la-hán, Chánh Đẳng Giác Kassapa đã bị người thanh niên Bà-la-môn Jotipāla sỉ vả, chê bai bằng những lời nói vô lễ, thô lỗ nói là kẻ trọc đầu, nói là kẻ Sa-môn nhỏ nhoi, như thế thì lời nói rằng: ‘Y ca-sa đã được tôn kính bởi voi chúa Chaddanta’ cũng là sai trái. Nếu đức Bồ Tát, lúc là loài thú, dẫu đang chịu đựng cảm thọ thô thiển, nhức nhối, đau đớn, cũng đã tôn kính tấm y ca-sa được kẻ thợ săn khoác lên, tại sao trong khi là loài người, có trí tuệ đã chín muồi, có sự hiểu biết đã chín muồi, sau khi nhìn thấy đức Thế Tôn, bậc A-la-hán, Chánh Đẳng Giác, đấng Thập Lực, vị Lãnh Đạo Thế Gian Kassapa, vô cùng nổi bật, có hào quang một sải tay rực sáng, bậc cao quý tối thượng đang khoác lên tấm y ca-sa vải xứ Kāsī cao quý và ưng ý thì đã không tôn kính? Câu hỏi này cũng có cả hai khía cạnh, được dành cho ngài. Nó nên được giải quyết bởi ngài.”
2. “Tâu đại vương, điều này cũng đã được đức Thế Tôn nói đến khi là voi chúa Chaddanta: ‘Trong khi là người thanh niên Bà-la-môn Jotipāla thì đã sỉ vả, đã chê bai đức Thế Tôn, bậc A-la-hán, Chánh Đẳng Giác Kassapa bằng những lời nói vô lễ, thô lỗ nói là kẻ trọc đầu, nói là kẻ Sa-môn nhỏ nhoi.’
Và đức Thế Tôn, bậc A-la-hán, Chánh Đẳng Giác Kassapa đã bị người thanh niên Bà-la-môn Jotipāla sỉ vả, chê bai bằng những lời nói vô lễ, thô lỗ nói là kẻ trọc đầu, nói là kẻ Sa-môn nhỏ nhoi. Tuy nhiên, điều đó là do tác động của dòng dõi, do tác động của gia tộc. Tâu đại vương, thanh niên Bà-la-môn Jotipāla đã được sanh ra ở gia tộc không có đức tin, không có tịnh tín. Cha mẹ, anh chị em, và những người tôi trai, tớ gái, kẻ hầu, và tùy tùng của anh ta là những người thờ phụng đấng Brahmā, kính trọng đấng Brahmā. Họ (nghĩ rằng): ‘Chỉ có các vị Bà-la-môn là tối thượng, cao quý’ rồi chê trách, nhờm gớm các vị xuất gia còn lại. Thanh niên Bà-la-môn Jotipāla đã nghe điều ấy từ những người ấy, nên khi được người thợ làm đồ gốm Ghaṭīkāra mời mọc về việc diện kiến đấng Đạo Sư đã nói như vầy: ‘Cái gì với việc diện kiến vị Sa-môn nhỏ nhoi trọc đầu của ngươi?’
Tâu đại vương, giống như thuốc trường sanh sau khi đặt gần thuốc độc thì trở nên đắng. Và giống như nước mát sau khi để gần ngọn lửa thì trở nên nóng. Tâu đại vương, tương tợ y như thế thanh niên Bà-la-môn Jotipāla đã được sanh ra ở gia tộc không có đức tin, không có tịnh tín; anh ta, sau khi trở nên mù quáng vì tác động của gia tộc, đã sỉ vả, đã chê bai đức Như Lai.
Tâu đại vương, giống như khối lửa lớn đã được đốt lên phát cháy, có ánh sáng, sau khi gặp nước thì trở nên có màu đen, mát lạnh, ánh sáng và sức nóng bị mất đi, tợ như trái cây nigguṇḍi đã được chín muồi. Tâu đại vương, tương tợ y như thế thanh niên Bà-la-môn Jotipāla có phước đức, có đức tin, có sự sáng láng bao la của trí tuệ, sau khi đã được sanh ra ở gia tộc không có đức tin, không có tịnh tín; anh ta, sau khi trở nên mù quáng vì tác động của gia tộc, đã sỉ vả, đã chê bai đức Như Lai, và sau khi đi đến gần và đã biết được ân đức của Phật thì đã trở thành như là người hầu, và sau khi xuất gia trong Giáo Pháp của đấng Chiến Thắng, đã làm sanh khởi các thắng trí và các thiền chứng, rồi đã đi đến cõi Phạm Thiên.”
“Thưa ngài Nāgasena, tốt lắm! Trẫm chấp nhận điều này đúng theo như vậy.”
Câu hỏi về Chaddanta và Jotipāla là thứ sáu.
II. Thảo Luận: TT Giác Đẳng điều hợp.
1: Cho đến mức độ nào một người được xem là đạt đến chỗ không bị thối chuyển, không bị ảnh hưởng do thân cận bạn xấu? - TT Pháp Tân
2: Phải chăng giai cấp, học vị cao thường khiến người ta cao ngạo khi nghĩ về các vị sa môn tu hành? và điều đó cũng là một chướng ngại cho chúng ta ? - ĐĐ Pháp Tín
3: Tại sao những bậc sắp viên thành đại nguyện đôi khi vẫn có thái độ xa lạ, lãnh đạm với Phật, với Pháp? - TTTuệ Quyền
4: Tại vài quốc gia Phật Giáo người Phật tử thường phát nguyện do phước báu đã tạo xin trong những kiếp luân hồi không thân cận người ác xấu tà kiến. Lời nguyện đó có quan trọng với người tu tập chăng? - TT Tuệ Siêu
5: Trong một câu chuyện Ngài Mục Kiền Liên đã nói với vị thí chủ là Ngài có thể bảo đảm được thọ mạng và tài sản của vị ấy nhưng niềm tin thì vị đó phại tự lo chứ Ngài không bảo đảm. Câu trả lời của Ngài mang ý nghĩa gì? - TT Pháp Đăng
6. TT Giác Đẳng tóm tắt bài học
2: Phải chăng giai cấp, học vị cao thường khiến người ta cao ngạo khi nghĩ về các vị sa môn tu hành? và điều đó cũng là một chướng ngại cho chúng ta ? - ĐĐ Pháp Tín
3: Tại sao những bậc sắp viên thành đại nguyện đôi khi vẫn có thái độ xa lạ, lãnh đạm với Phật, với Pháp? - TTTuệ Quyền
4: Tại vài quốc gia Phật Giáo người Phật tử thường phát nguyện do phước báu đã tạo xin trong những kiếp luân hồi không thân cận người ác xấu tà kiến. Lời nguyện đó có quan trọng với người tu tập chăng? - TT Tuệ Siêu
5: Trong một câu chuyện Ngài Mục Kiền Liên đã nói với vị thí chủ là Ngài có thể bảo đảm được thọ mạng và tài sản của vị ấy nhưng niềm tin thì vị đó phại tự lo chứ Ngài không bảo đảm. Câu trả lời của Ngài mang ý nghĩa gì? - TT Pháp Đăng
6. TT Giác Đẳng tóm tắt bài học
No comments:
Post a Comment