Phật Pháp Vấn Đáp qua Kinh Milindapanha
Giảng Sư: ĐĐ Pháp Tín
Giảng Sư: ĐĐ Pháp Tín
Milinda Vấn Đạo
Câu hỏi của Vua Milinda
Tỳ khưu Nguyệt Thiên dịch
VẤN ĐỀ KHÔNG PHẢI Ở ĐỒNG TIỀN MÀ CHÍNH CÁCH XÀI TIỀN1. “Thưa ngài Nāgasena, điều này cũng đã được đức Thế Tôn nói đến:‘Sợ hãi sanh ra từ sự thân thiết, bụi bặm sanh ra từ nhà ở, không nhà ở không thân thiết, quả thật điều ấy
là quan điểm của bậc hiền trí.’[22]Và thêm nữa, Ngài đã nói rằng: ‘Nên cho xây dựng trú xá đẹp, nên thỉnh các bậc nghe nhiều (học rộng) ngụtại nơi ấy.’[23]Thưa ngài Nāgasena, nếu điều đã được nói bởi đức Như Lai là: ‘Sợ hãi sanh ra từ sự thân thiết, bụi bặmsanh ra từ nhà ở, không nhà ở không thân thiết, quả thật điều ấy là quan điểm của bậc hiền trí,’ như thếthì lời nói rằng: ‘Nên cho xây dựng trú xá đẹp, nên thỉnh các bậc nghe nhiều (học rộng) ngụ tại nơi ấy’là sai trái.Nếu điều đã được nói bởi đức Như Lai là: ‘Nên cho xây dựng trú xá đẹp, nên thỉnh các bậc nghe nhiều
(học rộng) ngụ tại nơi ấy,’ như thế thì lời nói rằng: ‘Sợ hãi sanh ra từ sự thân thiết, bụi bặm sanh ra từ nhàở, không nhà ở không thân thiết, quả thật điều ấy là quan điểm của bậc hiền trí’ cũng là sai trái. Câu hỏinày cũng có cả hai khía cạnh, được dành cho ngài. Nó nên được giải quyết bởi ngài.”2. “Tâu đại vương, điều này cũng đã được đức Thế Tôn nói đến: ‘Sợ hãi sanh ra từ sự thân thiết, bụi bặmsanh ra từ nhà ở, không nhà ở không thân thiết, quả thật điều ấy là quan điểm của bậc hiền trí.’Và Ngài đã nói rằng: ‘Nên cho xây dựng trú xá đẹp, nên thỉnh các bậc nghe nhiều (học rộng) ngụ tại nơi ấy.’Tâu đại vương, điều đã được đức Thế Tôn nói là: ‘Sợ hãi sanh ra từ sự thân thiết, bụi bặm sanh ra từ nhàở, không nhà ở không thân thiết, quả thật điều ấy là quan điểm của bậc hiền trí,’ điều ấy là lời nói vềbản thể, là lời nói không thiếu sót, là lời nói không thay đổi, (điều ấy) tương xứng với Sa-môn, thích hợpvới Sa-môn, thích đáng với Sa-môn, xứng đáng với Sa-môn, (việc ấy) là hành xứ của Sa-môn, là cáchthức của Sa-môn, là pháp hành của Sa-môn.Tâu đại vương, giống như con nai, là loài thú rừng, trong khi lang thang ở rừng cây, rừng rậm, không chỗ ngụ, không nhà ở, thì ngủ (nơi nào) theo như ý thích, tâu đại vương, tương tợ y như thế vị tỳ khưu nên suy tư rằng: ‘Sợ hãi sanh ra từ sự thân thiết, bụi bặm sanh ra từ nhà ở, không nhà ở không thân thiết, quả thật điều ấy là quan điểm của bậc hiền trí.’3. Tâu đại vương, trái lại về điều đã được đức Thế Tôn nói là: ‘Nên cho xây dựng trú xá đẹp, nên thỉnh các bậc nghe nhiều (học rộng) ngụ tại nơi ấy,’ điều ấy đã được đức Thế Tôn nói trong khi xem xét về hai lợi ích. Hai điều nào? Việc gọi là bố thí trú xá được tất cả chư Phật ngợi khen, đồng ý, tán dương, ca tụng rằng: ‘Những người ấy sau khi dâng cúng vật thí về trú xá ấy thì sẽ hoàn toàn giải thoát khỏi sanh-già-chết.’ Đây là lợi ích thứ nhất trong việc bố thí trú xá.Còn có điều khác nữa, trong khi trú xá được hiện hữu thì các tỳ khưu ni sẽ có được nơi gặp gỡ các vị (tỳ khưu) có kinh nghiệm, đối với những người có ước muốn tiếp kiến thì việc tiếp kiến sẽ là việc dễ dàng đạt được, việc khó tiếp kiến sẽ xảy ra khi không có trú xứ. Đây là lợi ích thứ nhì trong việc bố thí trú xá. Trong khi xem xét về hai lợi ích này, đức Thế Tôn đã nói rằng: ‘Nên cho xây dựng trú xá đẹp, nên thỉnh các bậc nghe nhiều (học rộng) ngụ tại nơi ấy.’ Trong trường hợp ấy, người con trai của đức Phật không nên biến chỗ ngụ thành nhà ở.”“Thưa ngài Nāgasena, tốt lắm! Trẫm chấp nhận điều này đúng theo như vậy.”
II. Thảo Luận: TT Giác Đẳng điều hợp.
1. Một người cúng dường chư tăng những thứ hư, cũ, tầm thường với ý nghĩ như vậy sẽ giúp các vị tu hành không sanh tâm ái chấp như vậy có gọi là " tạo phước với tâm hợp trí chăng"?
2. Trường hợp nào sau đây mang lại phước báu nhiều cho thí chủ: người nhận hoan hỷ với vật thí hay nhận bằng tâm xã?
3. . Người Phật tử ngày nay nên cúng dường cho việc xây cất chùa chiền thế nào gọi là hợp theo lẽ đạo?
4. "Các bậc đa văn quảng kiến" trong câu vấn đáp hôm nay nên được hiểu thế nào?
5. Ai là người có trách nhiệm gìn giữ những giá trị tốt đẹp? Hàng xuất gia hay hàng tại gia?
No comments:
Post a Comment