Monday, November 4, 2013

Bài học, Thứ Ba 5-11-2013

Phật Pháp Vấn Đáp qua Kinh Milindapanha

Giảng Sư: TT Tuệ Quyền

Milinda Vn Đo

Câu hỏi của Vua Milinda

Tỳ khưu Nguyệt Thiên dịch

ĐỘNG LỰC SAI BIỆT HẠNH NGHIỆP SAI BIỆT
1. “Thưa ngài Nāgasena, điều này cũng đã được đức Thế Tôn nói đến: ‘Vào thời quá khứ, trong khi có bản thể nhân loại, Ta đã là người có bản tánh không hãm hại chúng sanh.’ Và thêm nữa, Ngài đã nói rằng: ‘Trong khi là vị ẩn sĩ tên Lomasakassapa đã giết chết hàng trăm mạng sống và đã hiến cúng đại lễ tế thần Vājapeyya.’[25]
Thưa ngài Nāgasena, nếu điều đã được nói bởi đức Thế Tôn là: ‘Vào thời quá khứ, trong khi có bản thể nhân loại, Ta đã là người có bản tánh không hãm hại chúng sanh,’ như thế thì lời nói rằng: ‘Đại lễ tế thần Vājapeyya đã được ẩn sĩ Lomasakassapa hiến cúng sau khi đã giết chết hàng trăm mạng sống’ là sai trái. Nếu đại lễ tế thần Vājapeyya đã được ẩn sĩ Lomasakassapa hiến cúng sau khi đã giết chết hàng trăm mạng sống, như thế thì lời nói rằng: ‘Vào thời quá khứ, trong khi có bản thể nhân loại, Ta đã là người có bản tánh không hãm hại chúng sanh’ cũng là sai trái. Câu hỏi này cũng có cả hai khía cạnh, được dành cho ngài. Nó nên được giải quyết bởi ngài.”
2. “Tâu đại vương, điều này cũng đã được đức Thế Tôn nói đến: ‘Vào thời quá khứ, trong khi có bản thể nhân loại, Ta đã là người có bản tánh không hãm hại chúng sanh.’ Và đại lễ tế thần Vājapeyya đã được ẩn sĩ Lomasakassapa hiến cúng sau khi đã giết chết hàng trăm mạng sống. Tuy nhiên, việc ấy là do tác động của ái luyến, không có sự suy nghĩ, không có sự cố ý.”
“Thưa ngài Nāgasena, tám hạng người này giết hại mạng sống. Tám hạng nào? Hạng luyến ái giết hại mạng sống do tác động của luyến ái, hạng xấu xa giết hại mạng sống do tác động của sân, hạng mê mờ giết hại mạng sống do tác động của si, hạng ngã mạn giết hại mạng sống do tác động của ngã mạn, hạng tham lam giết hại mạng sống do tác động của tham, hạng không có gì giết hại mạng sống vì mục đích nuôi mạng, hạng ngu dốt giết hại mạng sống do tác động của sự đùa giỡn, đức vua giết hại mạng sống do tác động của kỷ cương. Thưa ngài Nāgasena, đây là tám hạng người giết hại mạng sống. Thưa ngài Nāgasena, có phải việc đã làm bởi đức Bồ Tát có tính chất tự nhiên?”
“Tâu đại vương, việc đã làm bởi đức Bồ Tát không phải có tính chất tự nhiên. Tâu đại vương, nếu đức Bồ Tát hạ thấp (phẩm cách) để hiến cúng đại lễ tế thần vì bản tánh tự nhiên thì không nói lên lời kệ này:
‘Ta không mong muốn vùng đất có sự bao quanh của biển cả, có biển là vòng đai, cùng với lời phỉ báng. Này Sayha, ngươi hãy nhận biết như vậy.’[26]
3. Tâu đại vương, với lời nói như vậy đức Bồ Tát do việc nhìn thấy nàng Candavatī, con gái của đức vua, đã không còn có sự suy nghĩ, tâm bị tán loạn, bị luyến ái, có trạng thái không suy nghĩ, vô cùng bối rối, vô cùng vội vã. Với tâm đã bị tán loạn, đã bị lay động, đã bị khuấy động ấy, vị ấy đã hiến cúng đại lễ tế thần Vājapeyya với sự tích lũy to lớn khổng lồ về lượng máu từ cần cổ của những con thú bị giết.
Tâu đại vương, giống như kẻ bị điên, có tâm bị tán loạn, bước lên ngọn lửa đã được đốt cháy, nắm bắt con rắn độc đã bị lên cơn giận, cưỡi lên con voi đã bị nổi điên, lao vào biển cả không nhìn thấy bến bờ, giẫm đạp vào vũng nước luôn cả hố phân, leo lên hàng rào gai, lao vào vực thẳm, ăn vật dơ, thậm chí lõa lồ đi ở đường phố, (hoặc) làm nhiều công việc không xứng đáng khác nữa. Tâu đại vương, tương tợ y như thế đức Bồ Tát do việc nhìn thấy nàng Candavatī, con gái của đức vua, đã không còn có sự suy nghĩ, tâm bị tán loạn, bị luyến ái, có trạng thái không suy nghĩ, vô cùng bối rối, vô cùng vội vã. Với tâm đã bị tán loạn, đã bị lay động, đã bị khuấy động ấy, vị ấy đã hiến cúng đại lễ tế thần Vājapeyya với sự tích lũy to lớn khổng lồ về lượng máu từ cần cổ của những con thú bị giết.
Tâu đại vương, việc xấu xa đã được làm bởi kẻ có tâm bị tán loạn trong thời hiện tại không phải là có tội lỗi nghiêm trọng, và tương tợ y như thế cũng không có quả thành tựu ở thời vị lai. Tâu đại vương, ở đây một kẻ điên khùng nào đó phạm vào tội đáng chết thì ngài sẽ giáng xuống kẻ đó hình phạt gì?”
4. “Thưa ngài Nāgasena, sẽ là hình phạt gì đối với kẻ điên khùng? Chúng tôi cho người đánh đập rồi bảo đuổi kẻ ấy đi; chính điều ấy là hình phạt đối với kẻ ấy.”
“Tâu đại vương, như thế cũng không có hình phạt trong việc phạm tội của kẻ điên khùng. Vì thế, trong việc đã làm của kẻ điên khùng thì không có sự sai trái, có thể tha thứ. Tâu đại vương, tương tợ y như thế vị ẩn sĩ Lomasakassapa do việc nhìn thấy nàng Candavatī, con gái của đức vua, đã không còn có sự suy nghĩ, tâm bị tán loạn, bị luyến ái, có trạng thái không suy nghĩ, đã đi ra ngoài sự kiềm chế, vô cùng bối rối, vô cùng vội vã. Với tâm đã bị tán loạn, đã bị lay động, đã bị khuấy động ấy, vị ấy đã hiến cúng đại lễ tế thần Vājapeyya với sự tích lũy to lớn khổng lồ về lượng máu từ cần cổ của những con thú bị giết. Hơn nữa, đến khi đã có tâm trở lại bình thường, có trí nhớ đã được hồi phục, khi ấy (Lomasakassapa) sau khi xuất gia trở lại lần nữa, đã làm sanh khởi năm thắng trí, và đã đi đến cõi Phạm Thiên.”
“Thưa ngài Nāgasena, tốt lắm! Trẫm chấp nhận điều này đúng theo như vậy.”
Câu hỏi về Lomasakassapa là thứ năm.



II. Thảo Luận: TT Giác Đẳng  điều hợp.

1.Nguyên nhân nào một người làm thiện nhưng vẫn gặp quả xấu, một người làm ác vẫn nhận được quả tốt, xin giải thích rõ về lý nghiệp báo - ĐĐ Pháp Tín
 2. Xin đơn cử vài động lực thù thắng của thiện nghiệp? - TT Pháp Tân
3. Câu nói "cứu cánh biện minh cho phương tiện" có áp dụng được trong giáo lý nhân quả chăng? - TT Tuệ Quyền
4. Có cách nào để ngăn ngừa bản thân không tạo ác nghiệp lớn? - TT Pháp Tân



No comments:

Post a Comment