Saturday, May 31, 2014

Bài Học. Chủ Nhật Ngày 1-6-2014

GIÁO TRÌNH "HỌC LỜI PHẬT DẠY - KINH NHƯ THỊ THUYẾT

Giảng Sư: TT Tuệ Siêu

Bài  82 - CỐ TÌNH NÓI SAI SỰ THẬT

(XXV) (Ek III, 5) (It. 18)
Ðiều này đã được Thế Tôn nói đến, đã được bậc A-la-hán nói đến, và tôi đã được nghe.
Phàm một người nào đã vi phạm một pháp, Ta nói rằng không có ác nghiệp nào vị ấy không làm được. Thế nào là một pháp? Này các Tỷ-kheo, tức là rõ biết mà nói láo.
Thế Tôn đã nói lên ý nghĩa này. Ở đây, điều này được nói đến.
Người nào đã nói láo,
Là vi phạm một pháp,
Không kể đến đời sau,
Không ác gì không làm.
Ý nghĩa này được Thế Tôn nói đến, và tôi đã được nghe.

Friday, May 30, 2014

Bài Học. Thứ Bảy ngày 31-5-2014

GIÁO TRÌNH "HỌC LỜI PHẬT DẠY - KINH NHƯ THỊ THUYẾT

Giảng Sư: TT Pháp Tân

Bài  81 - SIÊU THĂNG LẠC CẢNH

(LXXI) (Tik, III, 2) (It. 59)
Ðiều này đã được Thế Tôn nói đến, đã được bậc A-la-hán nói đến, và tôi đã được nghe:
Ta đã thấy, này các Tỷ-kheo, các chúng sanh thành tựu thân làm thiện, thành tựu nói lời thiện, thành tựu ý nghĩ thiện, không chỉ trích các bậc Thánh, có chánh kiến, chấp nhận các nghiệp được chánh kiến chi phối, sau khi thân hoại mạng chung, họ được sanh vào thiện thú, thiên giới, cõi đời này. Này các Tỷ-kheo, sau khi không nghe một Sa-môn hay Bà-la-môn nào khác nói lên, Ta nói lên lời nói này: "Này các Tỷ-kheo, Ta đã thấy các chúng sanh thành tựu thân làm thiện, thành tựu lời nói thiện, thành tựu ý nghĩa thiện không chỉ trích các bậc Thánh, có chánh kiến, chấp nhận các nghiệp được chánh kiến chi phối, sau khi thân hoại mạng chung, họ được sanh vào thiện thú, thiên giới, cõi đời này". Và này các Tỷ-kheo, vì rằng Ta tự mình biết, tự mình thấy, tự mình tìm ra, nên Ta tuyên bố rằng: "Này các Tỷ-kheo, Ta đã thấy các chúng sanh, thành tựu thân làm thiện, thành tựu lời nói thiện, thành tựu ý nghĩ thiện, không chỉ trích các bậc Thánh, có chánh kiến, chấp nhận các nghiệp được chánh kiến chi phối, sau khi thân hoại mạng chung, họ sanh vào thiện thú, thiên giới, cõi đời này".
Thế Tôn đã nói lên ý nghĩa này. Ở đây, điều này được nói đến.
Dẫn ý vào đường chánh,
Nói những lời chánh ngữ,
Với thân làm nghiệp chánh,
Người ở đời làm vậy.
Nghe nhiều học hỏi nhiều
Làm các việc công đức,
Ở đây sống trong đời,
Với sanh mạng ít oi,
Khi thân hoại mạng chung,
Người ấy với trí tuệ.
Người ấy làm như vậy,
Ðược sanh lên cõi Trời.
Ý nghĩa này đã được Thế Tôn nói đến và tôi đã được nghe.


II. Thảo Luận:  ĐĐ Pháp Tín  điều hợp.

Thursday, May 29, 2014

Bài Học. Thứ Sáu ngày 30-5-2014

GIÁO TRÌNH "HỌC LỜI PHẬT DẠY - KINH NHƯ THỊ THUYẾT

Giảng Sư: ĐĐ Pháp Tín

Bài  80 ĐỐNG XƯƠNG TỪ VÔ THỈ

(XXIV) (Ek III, 4) (It. 17)

Ðiều này đã được Thế Tôn nói đến, đã được bậc A-la-hán nói đến, và tôi đã được nghe:
Các xương của một người, này các Tỷ-kheo, chạy dài, lưu chuyển có thể lớn như một đồi xương, một chồng xương, một đống xương, như núi Vepulla này, nếu có người thâu người lượm xương lại, gìn giữ chúng không làm chúng hủy hoại.
Thế Tôn đã nói lên ý nghĩa này. Ở đây điều này được nói đến.
Chồng chất như xương người,
Chỉ sống có một kiếp,
Chất đống bằng hòn núi,
Bậc Ðại sĩ nói vậy,
Ðống xương ấy được nói,
Lớn như Vepulla,
Phía Bắc núi Linh Thứu,
Thành núi Magadha,
Người thấy bốn sự thật,
Với chân chánh trí tuệ
Khổ và khổ tập khởi
Sẽ vượt qua đau khổ
Con đường Thánh tám ngành,
Dẫn đến khổ tịnh chỉ,
Người ấy phải luân chuyển,
Tối đa là bảy lần,
Là vị đoạn tận khổ,
Ðoạn diệt mọi kiết sử.
Ý nghĩa này được Thế Tôn nói đến, và tôi đã được nghe.


II. Thảo Luận:  ĐĐ Pháp Tín  điều hợp.

Wednesday, May 28, 2014

Bài Học. Thứ Năm ngày 29-5-2014

GIÁO TRÌNH "HỌC LỜI PHẬT DẠY - KINH NHƯ THỊ THUYẾT

Giảng Sư: TT Tuệ Siêu

Bài  79 - HAI KIẾN CHẤP CỰC ĐOAN


(XLIX) (Duk. II, 12) (It. 43)
Ðiều này đã được Thế Tôn nói đến, đã được bậc A-la-hán nói đến, và tôi đã được nghe:
Này các Tỷ-kheo, chư Thiên và loài Người bị xâm chiếm bởi hai tà kiến, một số người chấp chặt, một số người đi quá trớn, một số người có mắt thấy được.
Này các Tỷ-kheo, thế nào là một số người chấp chặt? Này các Tỷ-kheo, có chư Thiên và loài Người ưa muốn sanh hữu, khi các pháp đoạn diệt sanh hữu được giảng cho họ, tâm họ không có phấn khởi, không có tín thành, không có an trú, không có bị lôi cuốn. Như vậy, này các Tỷ-kheo, đó là một số người chấp chặt.
Và này các Tỷ-kheo, thế nào là một số người đi quá trớn? Nhưng có một số người lo âu, xấu hổ, nhàm chán với sanh hữu, hoan hỷ, phi sanh hữu. Họ nói: "Vì rằng khi thân hoại mạng chung, tự ngã này bị chặt đứt, bị hoại diệt, không có tồn tại sau khi chết. Quan điểm này là thiết thực, là thù thắng, là chân thật". Như vậy này các Tỷ-kheo, đó là một số người đi quá trớn.
Và này các Tỳ Kheo, thế nào là một số có mắt được thấy? Ở đây, Tỷ-kheo thấy sự sanh hữu là sanh hữu, sau khi thấy sự sanh hữu, vị ấy hướng đến nhàm chán, ly tham, đoạn diệt. Như vậy này các Tỷ-kheo, đó là những người có mắt được thấy.
Thế Tôn đã nói lên ý nghĩa này. Ở đây, điều này được nói đến.
Những ai đã thấy được
Sanh hữu là sanh hữu,
Thấy được sự vượt qua
Của sự sanh hữu ấy.
Những vị ấy giải thoát, 
Ðối như thật hiện hữu,
Vì nhờ đoạn diệt được
Tham ái đối sanh hữu.
Nếu vị ấy liễu tri,
Sanh hữu là sanh hữu,
Vị ấy ly tham ái
Ðối hữu và phi hữu,
Tỷ-kheo quyết phi hữu,
Ðối với chính sanh hữu,
Sẽ không còn đi đến
Sanh đi rồi sanh lại.
Ý nghĩa này được Thế Tôn nói đến và tôi đã được nghe


II. Thảo Luận:  ĐĐ Pháp Tín  điều hợp.
1. Thường kiến và đoạn kiến là hai chấp cực đoan. Thì đối với một người Phật tử nếu nghe pháp thường xuyên thì có thể diệt trừ được đoạn kiến không? - TT Tuệ Quyền
2. Tu tập như thế nào để có chánh kiến? - TT Pháp Đăng
3. Tại sao tà kiến không đi chung với tâm sân hay tâm si, hoài nghi, phóng dật? - TT Tuệ Siêu

Tuesday, May 27, 2014

Bài Học. Thứ Tư ngày 28-5-2014

GIÁO TRÌNH "HỌC LỜI PHẬT DẠY - KINH NHƯ THỊ THUYẾT

Giảng Sư: TT Pháp Đăng

Bài 78 - MỘT PHÁP MANG LẠI VÔ LƯỢNG CÔNG ĐỨC


(XXIII) (Ek III,3) (It. 16)
Ðiều này đã được Thế Tôn nói đến, đã được bậc A-la-hán nói đến, và tôi đã được nghe:
Có một pháp, này các Tỷ-kheo, được tu tập, được làm cho sung mãn, đem lại hai lợi ích, an trú ngay hiện tại và lợi ích cho tương lai.
Thế nào là một pháp? Không phóng dật trong các thiện pháp. Này các Tỷ-kheo, đây là một pháp được tu tập, được làm cho sung mãn, đem lại được hai lợi ích, an trú ngay trong hiện tại và lợi ích cho tương lai.
Thế Tôn đã nói lên lợi ích này. Ở đây, điều này được nói đến.
Bậc Hiền trí tán thán,
Không phóng dật hành thiện,
Bậc Hiền không phóng dật,
Ðem lại hai lợi ích,
Lợi ích ngay đời này,
Và lợi ích tương lai
Bậc trí do thắng trí,
Chứng đắc được lợi ích,
Nên được gọi bậc trí.
Ý nghĩa này được Thế Tôn nói đến, và tôi đã được nghe.


II. Thảo Luận:  TT Pháp Đăng  điều hợp.
1. Một người không dễ dui trong thiện pháp không phóng dật trong thiện pháp thì trong đời sống sinh hoạt của người đó có khác với người thường không? nếu khác thì biểu hiện như thế nào? - ĐĐ Pháp Tín
2. Nhân tố nào mà khiến cho chúng sanh có sự phóng dật và sự dễ duôi trong thiện pháp?  - TT Tuệ Siêu
3. Một người muốn giữ không dễ duôi trong thiện pháp thì trong đời sống của họ phải làm như thế nào? - TT Pháp Đăng


Monday, May 26, 2014

Bài Học. Thứ Ba ngày 27-5-2014

GIÁO TRÌNH "HỌC LỜI PHẬT DẠY - KINH NHƯ THỊ THUYẾT

Giảng Sư: TT Tuệ Quyền

Bài 77 - BẬC ĐẠI GIÁC VỚI SANH TỬ MINH

(LXX) (Tik. III, 1) (It. 58)
Ðiều này đã được Thế Tôn nói đến, đã được bậc A-la-hán nói đến, và tôi đã được nghe:
Ta đã thấy, này các Tỷ-kheo, các chúng sanh thành tựu thân làm ác, thành tựu lời nói ác, thành tựu ý nghĩ ác, chỉ trích các bậc Thánh, có tà kiến, chấp nhận các nghiệp bị tà kiến chi phối. Sau khi thân hoại mạng chung, họ bị sanh vào cõi dữ, ác thú đọa xứ, địa ngục. Này các Tỷ-kheo, sau khi không nghe một Sa-môn hay Bà-la-môn nào khác nói lên, Ta nói nên lời nói này: "Này các Tỷ-kheo, Ta đã thấy các chúng sanh thành tựu thân làm ác, thành tựu lời nói ác, thành tựu ý nghĩ ác, chỉ trích các bậc Thánh, có tà kiến, chấp nhận các nghiệp bị tà kiến chi phối, sau khi thân hoại mạng chung, chúng phải sanh vào cõi dữ, ác thú, đọa xứ, địa ngục". Và này các Tỷ-kheo, vì rằng Ta tự mình biết, tự mình thấy, tự mình tìm ra, nên Ta tuyên bố rằng: "Này các Tỷ-kheo, Ta đã thấy các chúng sanh, thành tựu thân làm ác, thành tựu lời nói ác, thành tựu ý nghĩ ác, chỉ trích các bậc Thánh, có tà kiến, chấp nhận các nghiệp bị tà kiến chi phối, sau khi thân hoại mạng chung, họ phải sanh vào cõi dữ, ác thú, đọa xứ, địa ngục".
Thế Tôn đã nói lên ý nghĩa này. Ở đây, điều này đã được nói đến.
Dẫn ý vào đường tà
Nói những lời tà ngữ,
Với thân làm nghiệp tà,
Người ở đời làm vậy.
Ít nghe, ít học hỏi,
Không làm các công đức,
Ở đây sống trong đời,
Với sanh mạng ít oi,
Khi thân hoại mạng chung,
Người ấy với liệt tuệ,
Bị sanh vào địa ngục.
Ý nghĩa này được Thế Tôn nói đến và tôi đã được nghe


II. Thảo Luận:  TTGiác Đẳng  điều hợp.
1: Khả năng nhớ biết tiền kiếp có được do đâu? ( 1. Khả năng biết tiền kiếp của chúng sanh , biết tiền kiếp của mình ) - TT Tuệ Siêu
 2. Tại sao có những chúng sanh cũng nhớ được tiền kiếp nhưng không có sanh tử minh? - TT Tuệ Siêu
 3. Nếu một người "tin có luân hồi, nhân quả" nhưng vẫn tạo ác nghiệp thì người phải chăng đó chỉ là niềm tin suông? - ĐĐ Pháp Tín
4. Tại sao có rất ít người nhớ được kiếp quá khứ? - TT Tuệ Quyền
  5.Những chúng sanh nào có khả năng nhớ tiền kiếp? - TT Pháp Đăng
6. Đức Phật dạy về luân hồi nhưng người Phật tử có nhất thiết phải "soi kiếp" mới tu tập được? - ĐĐ Pháp Tín 



Sunday, May 25, 2014

Bài Học. Thứ Hai ngày 26-5-2014

GIÁO TRÌNH "HỌC LỜI PHẬT DẠY - KINH NHƯ THỊ THUYẾT

Giảng Sư: TT Giác Đẳng

Bài 76 - GIẢ DỐI VÀ PHỈ BÁNG ĐỐI VỚI PHẠM HẠNH

(XLVIII) (Duk. II, 11) (It. 42)

Ðiều này đã được Thế Tôn nói đến, đã được bậc A-la-hán nói đến, và tôi đã được nghe:
Này các Tỷ-kheo, có hai hạng người bị đọa lạc, bị đọa vào địa ngục nếu họ không đoạn tận lỗi lầm của họ. Thế nào là hai? Ai sống phi Phạm hạnh, lại tự cho sống Phạm hạnh. Ai đối với người sống Phạm hạnh viên mãn, thanh tịnh, lại buộc tội chỉ trích là phi Phạm hạnh không có căn cứ. Này các Tỷ-kheo, hai hạng người này bị đọa lạc, bị đọa vào địa ngục, nếu họ không đoạn tận lỗi lầm của họ.
Thế Tôn đã nói lên ý nghĩa này. Ở đây, điều này được nói đến.
Ai nói lời không chơn,
Rơi vào cõi địa ngục,
Ai sau khi đã làm,
Lại nói tôi không làm,
Cả hai sau khi chết,
Ðều đồng đẳng như nhau,
Họ đều là những người,
Làm các nghiệp hạ liệt,
Thuộc về cảnh đời sau,
Lại có rất nhiều người,
Tuy mang áo cà-sa,
Họ không có chế ngự,
Ðối với các pháp ác,
Do họ làm nghiệp ác,
Họ phải sanh địa ngục,
Tốt hơn đối với họ,
Là nuốt cục sắt tròn
Cháy đỏ như đống lửa,
Còn hơn kẻ ác giới,
Không biết có chế ngự,
Nếu có ăn dùng gì,
Các món ăn quốc độ.
Ý nghĩa này được Thế Tôn nói đến và tôi đã được nghe.


II. Thảo Luận:  TTGiác Đẳng  điều hợp.
1.. xin kể vài câu chuyện liên quan tới những người vì vô minh phiền não xúc phạm tới các bậc thánh nên về sau chịu quả khổ. - TT Pháp Đăng
 2 :"Sống phạm hạnh" nên được hiểu thế nào? - ĐĐ Pháp Tín
 3: Cái hiểu của phàm nhân đối với tứ đế không thể gọi là "liễu tri"vậy chúng ta nói "tôi hiểu tứ diệu đế" thì có sai chăng? - TT Tuệ Siêu
5. TT Giác Đẳng đúc kết phần thảo luận.

Bài Học. Chủ Nhật ngày 25-5-2014

GIÁO TRÌNH "HỌC LỜI PHẬT DẠY - KINH NHƯ THỊ THUYẾT

Giảng Sư: TT Tuệ Siêu

Bài 75 - HÃY HOAN HỶ VỚI PHƯỚC BÁU

(XXII) (Ek III, 2) (It. 14)
Ðiều này đã được Thế Tôn nói đến, đã được bậc A-la-hán nói đến, và tôi đã được nghe:
Này các Tỷ-kheo, chớ có sợ hãi các công đức. Này các Tỷ-kheo, công đức là đồng nghĩa với an lạc, cái gì khả lạc, khả hỷ, khả ái, khả ý, tức là công đức. Này các Tỷ-kheo, Ta thắng tri thọ hưởng quả dị thục, khả lạc, khả hỷ, khả ái, khả ý trong một thời gian dài của các công đức đã làm trong một thời gian dài. Sau khi tu tập từ tâm trong bảy năm, Ta đã không trở lui lại đời này trong bảy tăng kiếp và hoại kiếp. Trong thời kỳ kiếp tăng, Ta là chư Thiên Quang Âm; Trong thời kỳ kiếp giảm, Ta sanh trong lâu đài trống không ở Phạm Thiên. Tại đấy Ta là Phạm Thiên, Ðại Phạm Thiên bậc chinh phục, bậc không bị ai chinh phục, bậc nhìn thấy tất cả, bậc có quyền lực. Này các Tỷ-kheo, ba mươi sáu lần Ta đã là Thiên chủ Ðế Thích. Nhiều trăm lần, Ta đã làm vua, vị vua Chuyển Luân, trị vì đúng pháp, bậc Pháp vương, bậc chiến thắng bốn phương, bậc đã đạt được sự an ổn trong quốc độ, bậc đầy đủ bảy báu. Còn nói gì khi Ta là vị vua ở địa phương. Này các Tỷ-kheo, Ta suy nghĩ như sau: "Quả này là do nghiệp nào Ta đã làm, là quả dị thục của nghiệp nào mà nay, Ta được đại thần lực như vậy, đại uy lực như vậy?". Rồi này các Tỷ-kheo, Ta suy nghĩ như sau: "Ðây là quả ba nghiệp Ta đã làm, là quả dị thục của ba nghiệp, do vậy Ta nay đựơc đại thần lực như vậy, đại uy lực như vậy. Tức là bố thí, nhiếp phục, chế ngự".
Thế Tôn đã nói lên ý nghĩa này. Ở đây, điều này được nói đến.
Hãy để cho vị ấy,
Học tập về công đức,
Công đức là lạc căn,
Tối thượng trong tương lai,
Hãy tu tập bố thí,
Sống nếp sống an tịnh,
Và tu tập từ tâm.
Sau khi đã tu tập,
Các pháp này như vậy,
Tức là cả ba pháp,
Khiến an lạc sanh khởi,
Bậc Hiền trí được sanh
Trong thế giới an lạc,
Thế giới không sân hận
.
Ý nghĩa này được Thế Tôn nói đến, và tôi đã được nghe.


II. Thảo Luận:  TTGiác Đẳng  điều hợp.
1. Người ta thường nói PHƯỚC HUỆ SONG TU, vậy HUỆ không phải là phước? - TT Pháp Đăng
2. Phải chăng cách nói "phước huệ song tu" thì phước chỉ cho hạnh bố thí công của, học pháp và thiền định chỉ cho huệ? - ĐĐ Pháp Tin

3. Phước huệ song tu có thể tạm hiểu là tạo phước hữu lậu và phước vô lậu? - TT Pháp Đăng



Saturday, May 24, 2014

Bài học. Thứ Bảy ngày 24-5-2014

GIÁO TRÌNH "HỌC LỜI PHẬT DẠY - KINH NHƯ THỊ THUYẾT

Giảng Sư: TT Giác Đẳng

Bài 74 - CẢNH GIỚI TƯƠNG ƯNG VỚI TÂM HIỀN THIỆN

(XXI) (Ek III, 1) (It. 13)
Ðiều này đã được Thế Tôn nói đến, đã được bậc A-la-hán nói đến, và tôi đã được nghe:
Ở đây, này các Tỷ-kheo, với tâm của Ta, Ta rõ biết tâm của một người thiện ý như vậy, và nếu trong thời gian này, người này mạng chung, như vậy tương xứng, người này được sanh lên thiên giới. Vì cớ sao? Này các Tỷ-kheo, vì tâm người ấy thiện ý. Này các Tỷ-kheo, vì nhân tâm thiện ý, như vậy ở đây, một số loài hữu tình, sau khi thân hoại mạng chung, được sanh vào thiện thú, thiên giới, cõi đời này.
Thế Tôn đã nói lên ý nghĩa này. Ở đây, điều này được nói đến.

Biết được tâm thiện ý,
Của hạng người ở đời,
Ðức Phật giữa Tỷ-kheo,
Ðã nói ý nghĩa này,
Chính trong thời gian này,
Người ấy bị mạng chung,
Người ấy sẽ được sanh,
Lên thiên giới thiện thú,
Vì tâm có thiện ý,
Tuỳ theo lấy những gì,
Tương xứng được lãnh thọ,
Như vậy được tương xứng.
Do nhân tâm thiện ý,
Chúng sanh đi thiện thú
.
Ý nghĩa này được Thế Tôn nói đến, và tôi đã được nghe.



II. Thảo Luận:  TTGiác Đẳng  điều hợp.
 1. Đa số quan niệm rằng với người sáp lâm chung thì việc tụng kinh la quan trọng phải có. Điều đó có luôn luôn đúng chăng?- ĐĐ Pháp Tín 
 2. Người Phật tử làm thế nào phân biệt giữa thiện hạnh và phước lành?-TT Tuệ Siêu
 3. Nếu người trong lúc lâm chung có tâm thiện thì sanh cõi an lạc, tâm bất thiện dẫn đến tái sanh trong khổ cảnh. Có chăng một người từ trần với tam không  thiện, không bất thiệu? Nếu có thì sanh về đâu? - TT Tuệ Quyền
  3. Nếu người trong lúc lâm chung có tâm thiện thì sanh cõi an lạc, tâm bất thiện dẫn đến tái sanh trong khổ cảnh. Có chăng một người từ trần với tam không  thiện, không bất thiệu? Nếu có thì sanh về đâu? - TT Tuệ Siêu bổ túc câu 3
 4.Một người trong lúc lâm chung   Niệm tâm từ, thọ tam quy, tu tập tứ niệm xứ. Nếu có thì sanh về đâu? - TT Tuệ Siêu