bài 64 - TỊNH HOÁ
(LXVI) (Tik. II, 7) (It. 55)
Ðiều này đã được Thế Tôn nói đến, đã được bậc A-la-hán nói đến, và tôi đã được nghe:
Này các Tỷ-kheo, có ba thanh tịnh này. Thế nào là ba? Thân thanh tịnh, lời thanh tịnh, ý thanh tịnh. Này các Tỷ-kheo, có ba thanh tịnh này.
Thế Tôn đã nói lên ý nghĩa này. Ở đây, điều này đã được nói đến.
Thân và lời thanh tịnh
Và ý cũng thanh tịnh,
Không có các lậu hoặc,
Ðầy đủ sự thanh tịnh,
Vị như vậy được gọi
Ðã từ bỏ tất cả.
Ý nghĩa này được Thế Tôn nói đến và tôi đã được nghe.
II. Thảo Luận: TTGiác Đẳng điều hợp.
1. Thanh tịnh có phải là cứu cánh the Phật Pháp? TT Tuệ Siêu
2. Một người sống cô đơn thầm lặng khác biệt gì với người có khẩu nghiệp thanh tịnh? ÐÐ Pháp Tín
3. Ở mức độ nào một người có thể khẳng định là mình có ý nghiệp thanh tịnh? TT Tuệ Quyền
4. Tại sao Ngài Xá Lợi Phất dạy rằng người có tâm uế trược nhưng biết mình uế trược đáng tán thán hơn người thanh tịnh mà không biết mình thanh tịnh? - TT Giác Đẳng
5. Tại sao Ngài Xá Lợi Phất dạy rằng người có tâm uế trược nhưng biết mình uế trược đáng tán thán hơn người thanh tịnh mà không biết mình thanh tịnh? TT Tuệ Siêu
6. TT Giác Đẳng đúc kết bài học.
No comments:
Post a Comment