Monday, May 5, 2014

Bài Học. Thứ Ba ngày 6-5-2014

GIÁO TRÌNH "HỌC LỜI PHẬT DẠY - KINH NHƯ THỊ THUYẾT

Giảng Sư: TTTuệ Quyền

 bài    56 - ÁI VÀ LUÂN HỒI



(XV) (Ek II, 5) (It. 8)

Ðiều này đã được Thế Tôn nói đến, đã được bậc A-la-hán nói đến, và tôi đã được nghe:

Này các Tỷ-kheo, Ta không thấy một kiết sử nào khác, do bị cột bởi kiết sử ấy, chúng sanh trong một thời gian dài, chạy dài, lưu chuyển, này các Tỷ-kheo tức là Ái kiết sử. Này các Tỷ-kheo, bị cột với ái kiết sử, chúng sanh trong một thời gian dài, chạy dài lưu chuyển.

Thế Tôn đã nói lên ý nghĩa này. Ở đây, điều này đã được nói đến.

Người có ái làm bạn,
Thời gian dài, lưu chuyển,
Không vượt được lưu chuyển,
Sanh hữu vậy hay khác.
Ai biết nguy hiểm này,
Biết ái tác thành khổ,
Bỏ ái, không chấp trước,
Tỷ-kheo giữ chánh niệm,
Bỏ gia đình xuất gia,
Sống nếp sống như vậy.

Ý nghĩa này được Thế Tôn nói đến và tôi đã được nghe.


II. Thảo Luận:  TTGiác Đẳng  điều hợp.
 1. Ba trạng thái: ham muốn, dính mắc, khao khát điều nào đúng nghĩa với chữ tanha hay ái trong kinh điển? - TT Tuệ Siêu
 2. Sự yêu thương của từ tâm và sự yêu thương của ái chấp khác nhau thế nào? - TT Pháp Tân
 3.  Tại sao trên phương diện "cấu tạo kiếp trầm luân" thì ái được nhấn mạnh thay vì vô minh? - TT  Pháp Đăng
 4.   Ái dục là nguyên nhân của đau khổ vậy yêu có phải là cái tội không? - ĐĐ  Pháp Tín
 5. Nếu ái dục là nhân đau khổ thì phải chăng những người sống vô tâm hờ hững là người ít khổ? - TT Tuệ Siêu 
 6.  Có cách nào gắn bó với công việc nào đó nhưng không dính mắc? - TT  Pháp Tân
 7.   Xin cho vài bằng chứng cho thấy rằng "ái dục vui ít khổ nhiều"? - TT  Pháp Đăng

No comments:

Post a Comment