bài 63 - NIẾT BÀN
(XLIV) (Duk. III, 7) (It. 38)
Ðiều này đã được Thế Tôn nói đến, đã được bậc A-la-hán nói đến, và tôi đã được nghe:
Này các Tỷ-kheo, có hai Niết-bàn giới này. Thế nào là hai? Niết-bàn giới có dư y và Niết-bàn giới không có dư y.
Này các Tỷ-kheo, thế nào là Niết-bàn giới có dư y? Ở đây, này các Tỷ-kheo, Tỷ-kheo là bậc A-la-hán, các lậu hoặc đã tận, Phạm hạnh đã thành, việc nên làm đã làm, đã đặt gánh nặng xuống, đã đạt được mục đích, hữu kiết sử đã diệt, đã giải thoát nhờ chánh trí. Trong vị ấy, năm căn còn tồn tại, ngang qua các căn ấy, vị ấy hưởng thọ khả ý, không khả ý vì rằng tự ngã không có thương hại cảm giác lạc khổ. Với vị ấy, tham diệt, sân diệt, si diệt. Này các Tỷ-kheo, đây gọi là Niết-bàn có dư y.
Này các Tỷ-kheo, thế nào là Niết-bàn giới không có dư y? Ở đây, này các Tỷ-kheo, Tỷ-kheo là bậc A-la-hán, các lậu hoặc đã tận, Phạm hạnh đã thành, việc nên làm đã làm, đã đặt gánh nặng xuống, đã đạt được mục đích, hữu kiết sử đã diệt, đã giải thoát nhờ chánh trí. Ở đây, đối vị ấy, mọi cảm thọ đều không có hoan hỷ ưa thích, sẽ được lắng dịu. Này các Tỷ-kheo, đây gọi là Niết-bàn không có dư y. Này các Tỷ-kheo có hai Niết-bàn giới này.
Thế Tôn đã nói lên ý nghĩa này, ở đây điều này được nói đến.
Hai Niết-bàn giới này,
Ðược vị có pháp nhãn,
Trình bày và thuyết giảng,
Không y tựa như vậy,
Một loại Niết-bàn giới,
Ở đây, thuộc hiện tại
Còn có các dư y,
Nuôi dưỡng hữu bị diệt.
Không dư y Niết bàn,
Lại thuộc về tương lai,
Với vị đạt giới này,
Mọi hữu diệt hoàn toàn.
Những ai với chánh trí,
Biết con đường vô vi,
Tâm tư được giải thoát,
Nuôi dưỡng hữu bị diệt,
Những ai chứng đạt được
Gốc lõi của các pháp,
Hoan hỷ trong diệt tận,
Những vị ấy như vậy,
Ðã từ bỏ hoàn toàn,
Tất cả mọi sanh hữu.
Ý nghĩa này được Thế Tôn nói đến và tôi đã được nghe.
II. Thảo Luận: TTGiác Đẳng điều hợp.
1. Phải chăng hữu dư niết bàn đồng nghĩa với phiền não niết bàn? và vô dư niết bàn đồng nghĩa với ngũ uẩn niết bàn? - TT Tuệ Siêu
2. Phải chăng thay vì suy diễn niết bàn là gì thì người tu Phật nên trầm tư về sự khổ và sự giải thoát khổ? - TT Tuệ Siêu
3. Do nguyên nhân nào cho dù chúng ta bị nhiều đau khổ nhưng vẫn không nhàm chán sự khổ? - TT Tuệ Siêu
4. Ba câu kệ ngôn Pháp Cú: Pháp hành là vô thường .... Pháp hành là khổ não ... Các pháp là vô ngã / Với tuệ quán thấy rõ / nhờ vậy yểm ly khổ / Đó là đường thanh tịnh.Tại sao ba thực tướng vô thường, khổ, vô ngã cần được quán chiếu?// Tại sao cần được thấy bằng tuệ quán?//Tại sao quán chiếu tam tướng có khả năng giúp hành giả nhàm chán khổ?// Cụm từ "con đường thanh tịnh" mang ý nghĩa gì? phải chăng điều đó là lý do Ngài Buddhaghosa chọn làm tên cho tác phẩm Visuddhimagga (Thanh Tịnh Đạo)?
5. Làm thế nào người Phật tử Việt Nam hoan hỷ hướng nguyện chứng đắc Niết Bàn nhiều hơn? - ĐĐ Pháp Tín
6. TT Giác Đẳng đúc kết phần thảo luận về Niết-bàn
6. TT Giác Đẳng đúc kết phần thảo luận về Niết-bàn
No comments:
Post a Comment