bài 59 - MỘT PHÁP ĐA NĂNG
(XVI) (Ek II. 6) (It. 9)
Ðiều này đã được Thế Tôn nói đến, đã được bậc A-la-hán nói đến, và tôi đã được nghe:
Này các Tỷ-kheo, với vị Tỷ-kheo hữu học, tâm chưa thành tựu, đang sống cần cầu vô thượng an ổn khỏi các triền ách, sau khi làm thành nội chi phần, Ta không thấy một chi phần nào khác, được nhiều lợi ích như vậy, này các Tỷ-kheo, tức là Như lý tác ý. Này các Tỷ-kheo, vị Tỷ-kheo tác như lý tác ý, từ bỏ bất thiện, tu tập thiện.
Thế Tôn đã nói lên ý nghĩa này. Ở đây, điều này đã được nói đến.
Vị Tỷ kheo hữu học,
Hành như lý tác ý,
Không một pháp nào khác,
Nhiều lợi ích như vậy.
Ðể đạt cho bằng được,
Lợi ích thật tối thượng.
Vị Tỷ kheo như lý,
Tinh tấn và tinh cần,
Có thể thành đạt được,
Sư đoạn diệt khổ đau.
Ý nghĩa này được Thế Tôn nói đến và tôi đã được nghe.
II. Thảo Luận: TTGiác Đẳng điều hợp.
1.. ý nghĩa của những từ vựng tiếng Việt dùng để dịch chữ Yoniso manasikara (Như lý tác ý, chánh tư niệm, khéo tác ý) TT Tuệ Siêu
2.Phải chăng để có được sự khéo tác ý thì người tu tập cần một số kiến thức căn bản về Phật Pháp? TT Pháp Tân
3. Trong kinh Thừa Tự Pháp, Ngài thọ thực xong còn dư thực phẩm Ngài dạy các vị tỳ kheo có thể thọ dụng thì có một vị tỳ kheo nghĩ rằng ta được Đức Thế Tôn hướng dẫn và ta sẽ là người thừa tự pháp chứ không phải để thọ dụng tàn vật. Cách nghĩ của vị tỳ kheo đó là cách nghĩ tốt hay là có được gọi là khéo tác ý không? TT Tuệ Siêu
4 . trong lúc chư tỳ kheo đang buồn vì sự ra đi của Đức Phật thì tỳ kheo Tissa tìm một nơi thanh vắng ngồi thiền. Đức Thế Tôn gọi vào thì vị này nói Đức Thế Tôn sắp viên tịch mà con chưa hoàn thành samôn hạnh thành đạo quả nên con tìm nơi thanh vắng để tu tập. Thì cách suy nghĩ này có khéo tác ý không? ĐĐ Pháp Tín
5. Bà Visakha mặc áo đắc tiền đến chùa nghe Đức Phật thuyết pháp, người tỳ nữ bỏ quên áo và sau đó Bà Visakha đã bán chiếc áo và bà đã mua lại rồi với số tiền đó bà xây tịnh xá cúng dường đến Đức Phật. Bà đã cám ơn người tỳ nữ đã quên chiếc áo tạo cơ hội cho bà làm phước. Thì như vậy bà có khéo tác ý không? TT Pháp Tân
6. Ngài Phú Lâu Na sang xứ hành đạo. Đức Phật nói người xứ này rất hung dữ nếu họ chửi con thì sao, thì Ngài bạch rằng họ chửi nhưng họ chưa đánh v.v.... Thì sự suy nghĩ này có được coi là khéo tác ý không? TT Tuệ Siêu
7 . .Người thợ hớt tóc Upali nghĩ rằng tại sao các hoàng tử bỏ trang sức qúi giá đi xuất gia, tại sao mình lại ôm những trang sức này về thì sợ bị nghi là giết các vị hoàng tử nên người thợ hớt tóc bỏ những món trang sức lên cây và cùng đi xuất gia. Thì sự suy nghĩ này có là như khéo tác ý không? - TT Pháp Tân
8 . Vua A Dục sau những chiến thắng mở mang bờ cõi nhưng nhà vua nhìn thấy cảnh suy tàn, xác chết, người dân đau thương, nhà vua kinh cảm và thấy sự vô nghĩa của chiến tranh, từ đó nhà vua trở nên một vị vua nhân từ. Thì đó có phải là sự như lý tác ý không? - ĐĐ Pháp Tín
9. Câu chuyện thứ bảy. Đức Bố Tát trong khi tu khổ hạnh. Ngài suy nghĩ đến một khúc gỗ bị nhúng nước không kéo ra lửa, và khúc gỗ mục không kéo ra lửa. Ngay khi đó Ngài tìm ra con đường trung đạo. Thì đó là sự suy tư của trí tuệ hay của như lý tác ý? - TT Tuệ Siêu
10. Đức Bồ Tát trong khi đang tu khổ hanh, Ngài suy nghĩ đến một khúc gỗ bị nhúng nước thì không kéo ra lửa, và khúc gỗ mục không kéo ra lửa. Ngài tìm ra con đường trung đạo. Trên phương diện nghĩa lý thì sự suy tư đó là của trí tuệ hay của khéo tác ý?. TTTuệ Siêu
11. Sự khác biệt như thế nào của hai thứ trí tuệ: một của như lý tác ý và một của trí tuệ của sự xuyên suốt? - TT Pháp Tân
No comments:
Post a Comment